2. Phân tích theo phương pháp truyền thống:
2.10. Cash conversion
Cash conversion được đo đạc từ số ngày tồn kho, kỳ phải thu và kỳ phải trả, thể hiện số ngày cần thiết để một đồng vốn đầu tư vào doanh nghiệp trở thành một đồng doanh thu.
Có thể dễ dàng tính toán được trong năm 2010, tập đoàn Vincom mất 640 ngày trong chu trình kinh doanh, đầu tư và sản xuất để tạo ra một đồng doanh thu từ một đồng chi phí. Khoảng thời gian dài này là hoàn toàn hợp lý với đặc thù kinh doanh của doanh nghiệp: bất động sản, vốn tạo ra khoảng thời gian dài để thu lại lợi nhuận hơn so với các ngành kinh doanh sản xuất khác.
2.11. Vòng quay tài sản cố định
Tỷ số này phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp như (máy móc, thiết bị, nhà xưởng…), hay, giá trị tài sản cố định trong kỳ (sau khi trừ khẩu hao) tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu trong cùng kỳ đó.
Nhìn chung, chỉ số này càng cao càng phản ánh được doanh nghiệp sử dụng hiệu quả tài sản cố định. Ngược lại, nếu chỉ số này giảm, sẽ cho thấy doanh nghiệp đang đầu tư quá nhiều vào nhà xưởng, thiết bị, và các tài sản cố định khác.
Đối với tập đoàn Vincom, chỉ số này tăng liên tục trong 3 năm 2008, 2009, và 2010. Cụ thể như sau:
Năm 2008, nếu như một đồng giá trị tài sản chỉ tạo ra được 0.201 đồng doanh thu, thì năm 2009, tỷ số này tăng lên gần gấp 3 lần. Mặc dù tốc độ gia tăng hiệu quả sử dụng tài sản cố định giảm trong 2010, nhưng đây cũng là một dấu hiệu tốt của doanh nghiệp trong thời kỳ bất ổn kinh tế.
Tuy nhiên, khi so sánh với trung bình nghành, tỷ số này còn rất thấp, cho thấy việc sử dụng chưa hiệu quả tài sản cố định của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp cùng nghành. Bên cạnh đó, cũng cần lưu ý rằng Vincom là một trong những doanh nghiệp đầu tư bất động sản lớn nhất trong nghành, sở hữu khối lượng lớn tài sản cố định vượt trội so với các doanh nghiệp bất động sản khác, song lại có chỉ số vòng quay tài sản cố định kém hơn nhiều so với trung bình nghành. Điều này cho thấy doanh thu tạo ra từ tài sản cố định của doanh nghiệp chưa cao
2.12. Vòng quay tổng tài sản
Tỷ số này đo lường hiệu quả sử dụng tài sản nói chung mà không phân biệt tài sản lưu động hay tài sản cố định. Thông qua việc so sánh doanh thu và tổng tài sản mà doanh nghiệp sử dụng để tạo ra lượng doanh thu đó, nhà đầu tư có thể biết được 1 đồng tài sản doanh nghiệp sở hữu tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu.
Do đó, công thức cho chỉ số này như sau:
Đối với các nhà đầu tư, chỉ số này càng lớn càng cho thấy việc quản lý và sử dụng tài sản của doanh nghiệp là hiệu quả, đem lại được nhiều lợi ích hơn.
Đặc biệt, vòng quay tổng tài sản của Vincom trong 3 năm đã tăng đáng kể, đạt mức cao nhất vào 2009, theo đó, cứ 1 đồng giá trị tài sản doanh nghiệp sử dụng tạo ra được 0.194 đồng doanh thu. Tỷ số này cao gần như gấp 3 so với
2008 đã cho thấy một sự tiến bộ vượt bậc trong việc sử dụng hiệu quả tài sản nói chung mà doanh nghiệp nắm giữ.
Bước sang 2010, mặc dù trải qua một sự giảm nhẹ không đáng kể, tỷ số này vẫn tương đối thấp so với với chỉ số chung của nghành. Điều này một phần xuất phát từ việc sự dụng kém hiệu quả tài sản cố định như đã phân tích ở trên. Do đó, trong tương lai, doanh nghiệp cần chú trọng cải thiện sao cho hiệu quả sử dụng tài sản được tốt hơn bằng cách tăng doanh thu, hoặc bán bớt các tài sản ứ đọng không cần thiết.
2.13. Hệ số đảm bảo vốn lưu động
Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản lưu động của doanh nghiệp. Tài sản lưu động của doanh nghiệp thường gồm 2 bộ phận: Tài sản lưu động trong sản xuất và tài sản lưu động trong lưu thông. Tài sản lưu động trong sản xuất là những vật tư dự trữ như nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu … và sản phẩm dở dang trong quá trình sản xuất.Tài sản lưu động trong lưu
thông bao gồm: Sản phẩm hàng hóa chờ tiêu thụ, các loại vốn bằng tiền, vốn trong thanh toán, các khoản phí chờ kết chuyển, chi phí trả trước …
Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động cho biết để được một đồng doanh thu tiêu thụ thì doanh nghiệp cần phải bỏ ra bao nhiêu đồng vốn lưu động. Hệ số này càng cao thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao, số vốn lưu động tiết kiệm được càng lớn.
Mặc dù diễn ra khủng hoảng kinh tế nặng nề, năm 2008 chứng kiến mức cao nhất mà hệ số đảm nhiệm vốn lưu động đạt được, với 5.317 đồng doanh thu có thể nhận được từ một đồng vốn lưu động bỏ ra. Điều này có thể một phần lý giải bởi đặc thù kinh doanh của doanh nghiệp với khối lượng nguyên vật liệu và tài sản lưu động trong giai đoạn chờ tiêu thụ lớn (công trình xây dựng, nhà cửa…). Trong 2 năm tiếp theo, hệ số đảm nhiệm vốn lưu động nhìn chung có xu hướng giảm, rơi xuống thấp nhất vào năm 2009, trong đó, 1 đồng vốn lưu động tạo ra được 3.070 đồng doanh thu.
Đến 2010, tỷ số này có tăng nhẹ và nhỉnh hơn so với trung bình toàn nghành.
2.14. Tỷ số nợ
Tỷ số nợ là chỉ số thể hiện có bao nhiêu phần trăm tài sản của công ty được tài trợ bằng nợ.
Khác với các chỉ số thanh toán hiện thời, thanh toán nhanh hay chỉ số tiền mặt là các chỉ số có liên quan đến nợ ngắn hạn, tỷ số nợ thể hiện tất cả các khoản nợ và tổng tài sản.Tỷ số nợ thể hiện khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp. Nếu tỷ số này quá nhỏ chứng tỏ là doanh nghiệp có khả năng tự chủ tài chính cao nhưng cũng đồng thời hàm ý rằng doanh nghiệp chưa sử dụng hiệu quả đòn bảy tài chính, hay nói cách khác chưa biết khai thác hiệu quả của việc sử dụng nợ. Nếu tỷ số này quá cao hàm ý rằng doanh nghiệp sử dụng quá nhiều nợ và do đó khiến cho doanh nghiệp gặp rủi ro vỡ nợ cao hơn.
2.15. Hệ số tự tài trợ
Hệ số tự tài trợ được tính bằng công thức
Về mặt ý nghĩa hệ số tự tài trợ có ý nghĩa khá giống với tỷ số nợ do nó cũng thể hiện cơ cấu vốn của doanh nghiệp nhưng trên hướng tiếp cận từ vốn chủ sở hữu. Nếu hệ số này cao chứng tỏ rằng doanh nghiệp đang duy trì một tỷ lệ tự tài trợ cao hay khả năng tự chủ tài chính cao còn nếu hệ số này nhỏ chứng tỏ doanh nghiệp đang duy trì một tỷ lệ cao.
Với cùng ý nghĩa như vậy ta có một hệ số khác là Hệ số nhân vốn chủ sở hữu
2.16. Hệ số nhân vốn chủ sở hữu:
hay còn có thể liên hệ với hệ số tự tài trợ qua công thức
Ngoài ra ngân hàng cũng cần quan tâm đến tỷ lệ so sánh trực tiếp giữa nợ và vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp, được thể hiện trực tiếp qua công thức:
Tỷ số này thể hiện mối quan hệ giữa Nợ và Vốn chủ sở hữu và cho thấy khả năng của doanh nghiệp sử dụng vốn chủ sở hữu của mình để thanh toán các khoản nợ trong trường hợp bị phá sản.
Căn cứ vào 4 chỉ số trên ta có thể rút ra nhận xét như sau: Năm 2008 và năm 2010, các chỉ số về cơ cấu vốn của Vincom là tương đối giống nhau với. Riêng năm 2009 doanh nghiệp có sự thay đổi đột biến về cơ cấu vốn theo hướng tăng mạnh số nợ phải trả để tài trợ cho tài sản. Điều này khiến tỷ số nợ của Vincom tăng lên đến gần 75%, hệ số nhân vốn chủ sở hữu tăng lên đến 7 lần và hệ số tự tài trợ lên đến hơn 5 lần. Tuy nhiên đến năm 2010 thì Vincom đã tiến hành cân đối lại cơ cấu vốn của mình về ngưỡng nợ an toàn hơn và tăng khả năng tự chủ tài chính. Tuy so với trung bình ngành thì cơ cấu vốn của Vincom vẫn còn thiên về sử dụng nợ để tài trợ cho tài sản nhưng về cơ bản thì đây là cơ cấu vốn chấp nhận được và không có vấn đề lớn.