Trung Quốc được coi là một trong những nước có tốc độ phát triển mạnh nhất khu vực châu Á cũng như toàn thế giới. Từ năm 1979 đến hết năm 1996, Trung Quốc đã phê chuẩn 283793 dự án dùng vốn nước ngoài với tổng số vốn kí kết đạt 469,33 tỷ USD. Trong đó có 177,22tỷ USD đã được đưa vào sử dụng. Tỷ lệ vốn đã được đưa vào sử dụng là 37,76%. Vào thời điểm cuối năm 1996, ở Trung Quốc đã có khoảng 140000 xí nghiệp dùng vốn nườc ngoài đang hoạt động. Khoảng 200 trong số 500 tập đoàn kinh doanh lớn nhất thế giới đã đầu tư vào Trung Quốc. Từ năm 1993 đến nay, Trung Quốc chỉ đứng thứ hai sau Hoa Kỳ xét về khối lượng thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Để đạt được kết quả đó là nhờ vào các chính sách, cơ cấu đầu tư hợp lý của nhà nước, cụ thể là:
b.1. Các chính sách biện pháp hủ yếu.
Một là. Mở rộng địa bàn thu hút vốn và tạo môi trường kinh doanh
thuận lợi.
Đối với các khu vực ven biển có nhiều thuận lợi hơn về giao thông, cơ sở hạ tầng ... được chọn mở cữa trước. Ở các nơi như tỉnh Quang Đông, Phúc
Kiến gần với Hồng Công, Đại Loan là quê hương của những hoa kiều giàu có được chọn là nơi để thành lập các đặc khu kinh tế. Đồng thời với quá trình mở rộng địa bàn thu hút vốn, trung Quốc thực hiện những chính sách tạo dựng môi trường đầu tư thuận lợi. Đó là dùng vón vay kết hợp với huy động các nguồn lực trong nước để xây dựng và cải tạo cơ sở hạ tầng, phát triển các tuyến đường bộ, đường sắt, sân bay .... Đên nay Trung Quốc đã ban hành hơn 500 văn bản pháp lý, từ các bộ luật đến những quy định liên quan đến các quan hệ đối ngoại của FDI.
Hai là. Các chính sách ưu đãi.
Trung Quốc đã thực hiện nhiều chính sách ưu đãi đặc biệt là về thuế. Bên cạnh ưu đãi về thuế, Trung Quốc còn ưu nhiều đãi khác áp dụng cho các donah nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhằm khuyến khích các hoạt động: tái đàu tư, kéo dài kỳ hạn kinh doanh hay những ưu đãi về khu vực đầu tư.
Ba là. Đa dạng hoá các hình thức đầu tư và chủ đầu tư.
- Về hình thức đầu tư: Cho đến nay, ở Trung Quốc vẩn chỉ có ba hình thức chính đó là xí nghiệp chung vốn kinh doanh, xí nghiệp hợp tác kinh doanh, và xí nghiệp 100% vốn nước ngoài.
-Về chủ đầu tư: Trung Quốc quan tâm khuyến khích đầu tư đối với các hoa kiều ở Hồng Công, Đại Loan, Ma Cao mặt khác, các chủ đầu tư còn là các công ty Mỹ, Đức, Nhật bản, Anh, Pháp ... được khuyến khích vào Trung Quốc.
Trong những năm cuối thế kỷ này, Trung Quốc liên tục ban hành nhiều chính sách, biện pháp quan trọng để cải thiện môi trường đầu tư cho phù hợp với những đòi hỏi của nền kinh tế.
+ Trọng tâm của các yêu cầu về đầu tư nước ngoài được chuyển từ số lượng sang chất lượng.
+ Từng bước xoá bỏ các chính sách ưu tiên đối với FDI thông qua tái điều chỉnh biểu thuế quan cho phù hợp với các xu hướng mới của quốc tế.
+ Thúc đẩy cải cách tài chính và cải cách hệ thống ngoại thương giảm tối thiểu việc hạn chế những hoạt động của các xí ngiệp dùng vốn nước ngoài.
+ Khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các khu vực miền trung và miền tây.
+ Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, tăng cường bảo vệ quyền lợi của các nhà kinh doanh nước ngoài qua tăng cường các quy định pháp luật.
b.2. Về cơ cấu đầu tư.
Tính đến năm 1995, 57,1% tổng số vốn FDI vào Trung Quốc được đưa vào các ngành CN: 36,2% vào các ngành dịch vụ; 5%vào các ngành nông nghiệp, nghề rừng, chăn nuôi, gia súc, nghề cá, bảo vệ nguồn nước.
Trong hai năm 1996 - 1997, vốn FDI vào các ngành dịch vụ bao gồm bất động sản, tài chính, bảo hiểm, tư vấn ... đều gia tăng. Hiện nay,123 ngân hàng và các chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động kinh doanh tại Trung Quốc đã thu hút được tổng số 2,94 tỷ USD tiền gửi. Tính đến cuối năm 1994, tổng số vốn mà các ngân hàng này cho vay đã lên tới 26,1tỷ USD, trong đó 94% là cho vay trong nước.
b.3. Tình hình sữ dụng vốn FDI trong một số ngành công nghiệp.
Trong những lĩnh vực, sản phẩm của các doanh nghiệp dùng vốn FDI chiếm một tỷ phần áp đảo. Chẳng hạn các sản phẩm của Motorola, chiếm 70% trong thị trường các thiết bị thông tin - truyền tin ở Trung Quốc. Trong ngành sản xuất xe đạp có tới 25% số xe đạp TQ do các liên doanh chế tạo. Trong ngành sản xuất ôtô - xe máy, tính đến 1995 TQ đã thành lập được 350 cơ sở liên doanh, thu hút tổng số 1,5 tỷ.USD FDI. Trong ngành công nghiệp hoá học, FDI tập trung vào hai lĩnh vực thu lợi caolà: sản xuất các loại lốp xe và cacbonatnatri. Tốc độ thu hút FDI trong ngành dược phẩm dường như cao hơn. Trong thời gian 1994, ở TQ có 1313 liên doanh. Năm1995, con số lên toí 1500.Trong ngành công nghiệp điện tử vào cuói năm 1992, TQ đã thành lập được 4820 cơ sở liên doanh với nước ngoài. Trong năm 1993, các xí nghiệp dùng vốn nước ngoài đã tạo ra 1/3 giá trị sản lượng của ngành. Trong 15 năm
qua, ngành đã sử dụng 2tỷ.USD FDI, tương đương 1/3 giá trị tài sản cố định đầu tư vào toàn ngành.
Thực tế cho thấy, FDI không chỉ giúp TQ có thêm nguồn vốn, kỷ thuật tiên tiến cần thiết cho phát triển kinh tế và công nghiệp hoá mà còn đem đến cho TQ các kinh nghiệm quản lý có hiệu quả, đồng thời tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm TQ trên thị trường quốc tế.
Tóm lại, kinh nghiệm thu hút và sử dụng vốn nước ngoài của một số nước khu vực châu Á xuất phát từ đặc thù của từng nước, nhóm nước. Mổi một hình thức sữ dụng vốn bên ngoài có tác dụng hiệu quả đến mục tiêu tăng trưởng kinh tế và phù hợp với cách lựa chọn của mổi nước. Không thể có sự sao chép và áp dụng máy móc phương pháp của một nước này cho nước khác