PCT (ng/ml)

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT PROCALCITONIN, CRP VÀ BẠCH CẦU MÁU TRONG HỘI CHỨNG ĐÁP ỨNG VIÊM TOÀN THÂN pptx (Trang 26 - 28)

(ng/ml) Brunkhorst FM N,T, Thanh Không BCNKTT 0,4 ± 3,0 1,4 ± 2,99 HCNKTT 0,5 ± 2,9 6,8 ± 11,1 HCNKTT cấy + 16,2 ± 23,9 HCNKTT nặng 6,9 ± 3,9

Theo nhóm nghiên cứu ở Đức cuả Brunkhorst FM (8) và cộng sự, nồng độ PCT trung bình trong HCĐƯVTT là 0,4 ± 3 ng/ml, nồng độ PCT trung bình trong HCNKTT là 0.5± 2.9 ng/ml, nồng độ PCT trung bình trong HCNKTT nặng là 6,9

± 3,9 ng/ml. So sánh với nghiên cứu của Brunkhorst FM thì trị số chúng tôi cao hơn, có thể do cách chọn mẫu khác nhau.

Theo nghiên cứu của J.L. Vincent(18), CRP nhạy hơn bạch cầu trong chẩn đoán nhiễm khuẩn, và nếu kết hợp với PCT sẽ rất có giá trị trong chẩn đoán nhiễm khuẩn. Điều này đương nhiên sẽ làm giá thành xét nghiệm tăng cao, do đó các tác giả chỉ đề nghị sử dụng phối hợp CRP và PCT trong chẩn đoán phân biệt nhiễm khuẩn ở bệnh nhân có viêm tụy cấp, hoặc dùng trong chẩn đoán phân biệt nhiễm khuẩn với tình trạng thải bỏ mảnh ghép trong ghép tạng.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, nồng độ trung bình của PCT trong HCĐỨVTT là 5,58 ± 10,07 ng/ml. Nồng độ trung bình của PCT trong nhóm HCNKTT cấy (+) là 16,2 ng/ml và nhóm cấy (-) là 6,8 ± 11,1 ng/ml và nhóm Không HCNKTT là 1,4 ± 2,9 ng/ml. Áp dụng phương pháp phân tích thống kê cho thấy sự khác biệt về trị số trung bình giữa các nhóm là có ý nghĩa, trị số PCT tăng theo khuynh hướng nhiễm khuẩn toàn thân.

Tỉ lệ PCT dương tính trong nhóm HCNKTT là 86,6% (52/60), nhóm Không BCNKTT tỉ lệ này là 33,3%. Sự khác biệt về tỉ lệ thay đổi của PCT giữa 2 nhóm HCNKTT và nhóm Không HCNKTT là có ý nghĩa thống kê với p=0,000.

Trong các nhóm nghiên cứu ghi nhận được giá trị trung bình của PCT và CRP cao nhất trong nhóm nhiễm khuẩn cấy dương, kế đến là nhóm nhiễm khuẩn cấy âm, thấp nhất là nhóm không nhiễm khuẩn. Với phép kiểm Kruskal –Wallis P < 0,001 cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm. Chúng tôi

nhận thấy không có sự khác biệt giữa các nhóm về giá trị trung bình của bạch cầu máu.

KẾT LUẬN

Qua khảo sát 78 trẻ có HCĐƯVTT nhập viện, có 77% trẻ có biểu hiện của HCNKTT. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về giá trị trung bình của CRP và PCT giữa nhóm có HCNKTT và nhóm Không có bằng chứng nhiễm khuẩn toàn thân. Sự khác biệt về BC không có ý nghĩa thống kê. Trên bệnh nhân có HCĐƯVTT, ta có thể dùng CRP hoặc PCT để phân biệt tình trạng nhiễm khuẩn và tình trạng không nhiễm khuẩn.

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT PROCALCITONIN, CRP VÀ BẠCH CẦU MÁU TRONG HỘI CHỨNG ĐÁP ỨNG VIÊM TOÀN THÂN pptx (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(28 trang)