Một là xem xét lại ưu tiên cho phù hợp với thực tế.
Trong thời điểm thuận lợi, công ty có thể ưu tiên hàng đầu cho việc phát triển thị trường, thuê mướn nhân công, đặt ra mục tiêu tăng trưởng 15%... Nhưng khi thị trường thay đổi thì tầm nhìn của công ty cũng phải thay đổi.Nếu chỉ lặng im ngồi nhìn nền kinh tế đang đi xuống dốc và lo lắng về những chiến lược đã vạch ra, bạn sẽ bị “tụt hậu” vì mọi thứ chẳng có gì đảm bảo trong thời buổi đầy biến động như thế này. Đây là lúc phải tiết kiệm hơn, cân nhắc từng khoản chi phí, đầu tư và huỷ bỏ tất cả những thứ không cần thiết như hội nghị, hội thảo, du lịch… để tập trung đối phó với khủng hoảng.
Hai là tiếp tục đầu tư vào các thế mạnh của mình.
Vì thời buổi khó khăn cũng là cơ hội cho các công ty chứng tỏ khả năng và nâng cao năng lực cạnh tranh của mình và sẽ được hưởng lợi rất lớn khi khủng hoảng đi qua. Ví dụ:Trong khi nhiều công ty đang ra sức cắt giảm thì Kohl’s, nhà bán lẻ hàng đầu của Mỹ đã chi cho ngân sách marketing trong mùa nghỉ lễ vừa qua nhiều hơn cả thời điểm này năm ngoái.
b, Tổ chức:
hoạt động của các thành viên, các dự án và công việc trong cùng một tổ chức. Hay nói rõ hơn, cần phải lien kết tất cả các bộ phận, thành một tổng thể bền vững để hoàn thành mục tiêu chung, nếu không thì sẽ dẫn tới sự lãng phí, trì trệ và vô hiệu hoá những cố gắng, nỗ lực của mọi người. Và để đạt được những điều đó thì khi xây dựng, lựa chọn cơ cấu tổ chức cho doanh nghiệp, cơ cấu đó phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây:
• Nguyên tắc gắn với mục tiêu:
Bao giờ bộ máy tổ chức của doanh nghiệp cũng phải phù hợp với mục tiêu. Mục tiêu là cơ sở để xây dựng bộ máy tổ chứ của doanh nghiệp, hay “mục tiêu nào thì cơ cấu đó”.
• Nguyên tắc thống nhất chỉ huy:
Theo nguyên tắc này, mỗi thành viên trong tổ chức chỉ nhận mệnh lệnh và chịu trách nhiệm báo cáo cho nhà quản trị trực tiếp của mình. Nguyên tắc này đảm bảo có sự chỉ huy thông suốt và sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cấp và các bộ phận trong tổ chức.
• Nguyên tắc hiệu quả kinh tế:
Bộ máy tổ chức phải xây dựng trên quan điểm “chi phí để duy trì và vận hành bộ máy phải thấp nhất trong tương quan hoạt động đạt kết quả cao nhất”
• Nguyên tắc cân đối:
Đảm bảo cân đối giữa quyền hành và trách nhiệm, cân đối công việc giữa các đơn vị với nhau. Sự cân đối sẽ tạo sự ổn định trong doanh nghiệp và phải có cân đối trong mô hình tổ chức doanh nghiệp nói chung.
• Nguyên tắc linh hoạt:
Bộ máy quản trị phải linh hoạt để có thể đối phó kịp thời với sự thay đổi của môi trường bên ngoài và nhà quản trị cũng phải linh hoạt trong hoạt động để có những quyết định đáp ứng với sự thay đổi của tổ chức.
• Nguyên tắc an toàn và tin cậy:
Bộ máy tổ chức quản trị phải đảm bảo độ an toàn và tin cậy trong hoạt động, có khả năng chịu được những tác động bên trong và môi trường ên ngoài trong những giới hạn nhất định.
c, Nhân sự:
lực, trí lực, óc sáng tạo, lòng nhiệt tình vào công việc, có hệ thống chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật kịp thời, thích đáng nhằm động viên người lao động phát huy mọi tiềm năng, ổn định tinh thần và đảm bảo được cuộc sống. tuy nhiên,không thể tránh khỏi áp lực cắt giảm lương và phúc lợi với toàn thể nhân viên, bạn phải truyền đạt quyết định này đến với các nhân viên một cách khéo léo để họ tránh cảm giác mình đang vị phạt thay vì được thưởng với những kết quả tốt đẹp trong công việc.
Ngoài ra, trong bất kỳ con người nào cũng có những năng lực tiềm ẩn. Nhà lãnh đạo tài năng là người có thể nhìn thấy điều đó và biết cách khơi gợi chúng phát huy tác dụng. Để làm được như vậy, bạn phải thường xuyên giao tiếp, quan sát và đánh giá nhân viên của mình. Nếu thành công, nhân viên sẽ rất kính phục và biết ơn bạn vì bạn đã giúp họ vượt qua chính mình. Giao quyền và trách nhiệm cho nhân viên là một cách thức quản lý rất hiệu quả và đang là một xu hướng mới trong các doanh nghiệp hiện nay.
d, Chỉ huy:
Người lãnh đạo phải quyết đoán,tự tin hơn trong việc: đề ra những quyết định kịp thời và chịu trách nhiệm cho những quyết định đó. Họ cần phải khéo léo trong việc ra quyết định, đánh giá chiến lược, nhận dạng các rủi ro, xây dựng kế hoạch phù hợp với tình hình để có thể ứng phó với môi trường kinh doanh hiện tại.
Có tầm nhìn
Nhiệm vụ đầu tiên của nhà lãnh đạo là phải vạch ra được các kế hoạch và mục tiêu ngắn hạn và dài hạn để công ty hướng đến, đồng thời kết hợp mục tiêu đó với nguồn lực của doanh nghiệp cũng như những thách thức và cơ hội của môi trường kinh doanh. Xa hơn nữa, tầm nhìn của anh ta phải vượt qua được giới hạn của những suy nghĩ thông thường, có khả năng dự đoán những biến động để tận dụng chúng làm bàn đạp cho doanh nghiệp tiến lên.
e, Kiểm soát:
Kiểm soát đóng vai trò rất quan trọng đối với hoạt động tài chính của doanh nghiệp, vì vậy cần có quy định rõ về thể chế của BKS để đảm bảo chức năng, quyền hạn và tính độc lập của BKS.
chế tài về việc thực hiện hoặc không thực hiện các chức năng quyền hạn của BKS để từ đó đảm bảo BKS thực hiện đúng và hiệu quả chức năng của họ.
Doanh nghiệp nên chỉ định thành viên BKS là những người có đủ năng lực và kinh nghiệm chuyên môn về việc giám sát tài chính, bao gồm các năng lực chủ yếu như quản lý rủi ro, năng lực chuyên môn về kế toán, kiểm toán, quản lý tuân thủ, am hiểu về chuyên môn nghiệp vụ, có đủ khả năng thẩm định, đánh giá các báo cáo rà soát.
Để BKS hoạt động hiệu quả, bên cạnh các giải pháp trên doanh nghiệp cũng cần thiết kế một hệ thống thông tin đặc biệt cho BKS, thành lập một bộ phận kiểm toán nội bộ độc lập trực thuộc BKS để giúp ban thực hiện chức năng của mình. Bộ phận kiểm toán nội bộ độc lập cần am hiểu hoạt động kinh doanh cốt lõi của doanh nghiệp từ đó xác định ra các rủi ro có thể phát sinh, các kiểm soát cần phải thiết lập để ngăn ngừa, giảm thiểu rủi ro, hiểu các yêu cầu, quy định doanh nghiệp cần phải tuân thủ theo quy định của pháp luật, có kinh nghiệm thực hiện các công việc rà soát, kiểm toán. Hiện nay, đa phần các doanh nghiệp đều sử dụng hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) ghi nhận các nghiệp vụ tài chính, sử dụng ERP làm công cụ quản lý tự động cho một số các quy trình như quy trình mua/ bán, quản lý tài chính, ngân sách. Do đó, bộ phận kiểm toán nội bộ độc lập cũng cần có kiến thức công nghệ thông tin để có thể thực hiện công việc rà soát, kiểm toán số liệu tài chính một cách hiệu quả.
Trong bài tiểu luận này, với sự tham khảo, tìm tòi cùng với hiểu biết của nhóm. Nhóm mạnh dạn đề xuất phương pháp và mô hình quản trị riêng cho doanh nghiệp Việt Nam hiện nay như sau:
1. Khuyến khích làm việc lâu dài trong doanh nghiệp, đồng thời có thể thay đổi nơi làm việc nếu cần thiết (do người lao động hoặc doanh nghiệp tự quyết định) trên cơ sở luật lao động ở Việt Nam.
2. Đánh giá theo tiêu chuẩn (năng lực đạo đức, nguồn lực, kết quả làm việc) yêu cầu công tác, không nhất thiết theo thời gian. Bên cạnh đó phải có thời gian nhất định từ 3 đến 5 năm để đánh giá năng lực của từng cá nhân.
3. Giỏi một nghề, biết một vài nghề có liên quan (dễ dàng thay đổi khi cần thiết).
(cá nhân tự đánh giá là chính, tập thể tham gia cá nhân đó, thủ trưởng xác nhận). 5. Quyết định:
- Quyết định vấn đề chung quá trình lâu dài do tập thể quyết định. - Vấn đề điều hành, cụ thể đề xuất do cá nhân quyết định.
6. Phân biệt trách nhiệm:
- Cá nhân hoặc tập thể ra quyết định phải chịu trách nhiệm đối với quy định đã ra.
- Đối với trách nhiệm nhỏ cá nhân thủ trưởng phải chịu trách nhiệm. 7. Quyền lợi chủ yếu khi là quyền lợi đang công tác (doanh nghiệp quan tâm gây quỹ phúc lợi, tạo vốn nhất định cho cá nhân trước khi nghỉ hưu - căn cứ vào thời gian, hiệu quả công việc và đóng góp kể từ khi làm việc đến khi nghỉ hưu ở doanh nghiệp).
KẾT LUẬN
Cần phải khẳng định rằng quản trị vừa là khoa học mà cũng vừa là nghệ thuật, một trong những nhân tố quyết định hàng đầu đến sự thành bại của mỗi doanh nghiệp, và đang là vấn đề thu hút nhiều sự quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới trong giai đoạn hiện nay.
Bài tiểu luận đã phân tích hai phương pháp quản trị gần như trái ngược nhau của hai quốc gia trên thế giới đó là: phong cách Nhật Bản và phong cách Hoa Kỳ. Mỗi mô hình phù hợp với hình thái xã hội văn hóa của nước đó, khu vực đó, nên khó có thể nói mô hình nào là ưu việt. Tuy nhiên, nếu các doanh nghiệp biết phối hợp cả hai mô hình lại để tìm ra được mô hình quản lý phù hợp cho nước mình thì đó chính là phương hướng đúng đắn.
Việt Nam đang trên đà chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Do Việt Nam xuất phát chậm nên cần kế thừa một cách có chọn lọc về các thành tựu trong quản trị mà loài người đã đạt được. Đồng thời qua đó chúng ta tự rút kinh nghiệm và sáng tạo phương pháp và mô hình quản trị cho các doanh nghiệp
của mình sao cho phù hợp với nền kinh tế hiện tại, văn hoá, xã hội của Việt Nam là điều cần thiết tất yếu.
Tiểu luận đã khép lại, tuy nhiên chắc hẳn còn nhiều thiếu sót do hạn chế về thời gian và kiến thức thực tế. Các thành viên của nhóm rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến quý báu của quý Thầy, Cô và các Anh, Chị để tiểu luận hoàn thiện hơn.
Qua đây, các thành viên trong nhóm cũng xin gửi lời cảm ơn đến TS. Đặng Ngọc Đại. Giảng viên trực tiếp giảng dạy bộ môn quản trị học đã giúp chúng tôi hiểu hơn để hoàn thành tiểu luận này.