Hệ thống khu công nghiệp

Một phần của tài liệu Vai trò của đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng.Lý luận và thực tiễn (Trang 26 - 30)

Khu công nghiệp là khu tập trung các doanh nghiệp công nghiệp chuyên sản xuất hàng công nghiệp và dịch vụ cho sản xuất công nghiệp có ranh giới địa lý xác định,không có dân cư sinh sống do thủ tướng chính phủ quyết định thành lập.trong khu công nghiệp có thể có cả khu chế xuất. Đây là nơi tập trung các nguồn lực để phát triển công nghiệp,các nguồn lực của đất nước,của nhà đầu tư trong và ngoài nước đóng góp vào sự phát triển của ngành và địa phương nơi đặt khu công nghiệp.Hơn nữa với thủ tục hành chính đơn giản,các ưu đãi về tài chính,an ninh,an toàn xã hội tạo thuận lợi tốt cho các ngành công nghiệp phát triển.

Các khu công nghiệp đóng một vai trò quan trọng :

+ Thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam với một khối lượng vốn lớn.Từ đầu năm đến cuối tháng 9 năm 2008 các khu công nghiệp trên cả nước đã thu hút đựơc gần 9.4 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài trong đó có 271 dự án mới với tổng số vốn đầu tư đăng kí gần 7.5 tỷ USD và 236 lượt dự án tăng vốn với số tăng thêm đạt trên 1.6 tỷ USD.Tính đến nay các khu công nghiệp đã thu hút được 3325 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tu gần 39.3 tỷ USD

+ Nâng cao năng lực khoa học công nghệ.Vốn đầu tư nước ngoài đổ vào Việt Nam ngày càng nhiều không chỉ có vốn, tiền bạc mà các dòng vốn này còn đem theo cả các công nghệ hiện đại.

+ Thúc đẩy quá trình chuyển dịch kinh tế theo hướng công nghiệp hoá- hiện đại hoá.Xây dựng các khu công nghiệp sẽ giúp cho quá trình công nghiệp hoá-hiện đại hoá của đất nước diễn ra nhanh hơn do thu hút được lượng lớn lao động vào làm việc tại các khu công nghiệp,tăng tỷ trọng sản phẩm công nghiệp,giảm tỷ trọng sản phẩm nông nghiệp….

+ Mở rộng hợp tác quốc tế.Nâng cao uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế từ đó thu hút được nhiều bạn hàng hơn.

+ Sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên.Với các công nghệ hiện đại hơn cùng với sự quản lý có tổ chức theo các tiêu chuẩn đã được định sẵn không chỉ giúp các khu công nghiệp giảm chip phí nguyên nhiên liệu từ đó giảm giá thành sản phẩm mà còn giúp cho quốc gia chống lãng phí tài nguyên.

+ Phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn và nâng cao các ngành công nghiệp khác.Nguồn vốn sẽ được thu hút vào các ngành mũi nhọn của Việt Nam với các ưu tiên hơn các ngành khác từ đó thúc đẩy các ngành các mũi nhọn phát triển tạo động lực cho công nghiệp Việt Nam phát triển.Giá trị sản lượng công 8 tháng đầu năm đạt 43.8 tỷ đồng tăng 16.3% so với cùng kỳ năm trước,các sản phẩm công nghiệp trong 8 tháng đầu năm đạt tốc độ tăng trưởng cao là:xe tải tăng 78%,máy giặt tăng 41.5%,tivi tăng 25.9%...

Các khu công nghiệp đang đượ thành lập ở Việt Nam ngày càng nhiều,tính đến tháng 9 năm 2008 đã có 16 dự án đầu tư kết cấu hạ tầng khu công nghiệp được cấp giấy chứng nhận đầu tư. Đó là các dự án:

+ KCN Nam Sơn -Hạp Lĩnh,tỉnh Bắc Ninh(603 ha) + KCN Đông Nam Á,tỉnh Long An(106ha)

+ CN Đức Hòa III – Minh Ngân, tỉnh Long An (147 ha). + KCN Tân Đức (giai đoạn II), tỉnh Long An (270 ha) + KCN Thái Hòa, tỉnh Long An (100 ha)

+ KCN Đức Hòa III – Resco, tỉnh Long An (296 ha) + KCN Phụng Hiệp, tỉnh Hà Tây (175 ha)

+ KCN Cộng Hoà, tỉnh Hải Dương (357 ha)

+ KCN Cẩm Điền – Lương Điền, tỉnh Hải Dương (184 ha) + KCN Lai Cách, tỉnh Hải Dương (132 ha)

+ KCN Long Bình – Amata mở rộng, tỉnh Đồng Nai (133 ha) + KCN Ông Kèo, tỉnh Đồng Nai (823 ha)

+ KCN Đề Thám, tỉnh Cao Bằng (62 ha) + KCN Bình Vàng, tỉnh Hà Giang (143 ha) + KCN Thạnh Lộc, tỉnh Kiên Giang (249 ha) + KCN Trà Kha, tỉnh Kiên Giang (66 ha)

Đến cuối tháng 9/2008 thì cả nước đã có 194 khu công nghiệp được thàng lập trên tổng diện tích đất tự nhiên 46.588 ha.

Thực trạng đầu tư phát triển của các khu công nghiệp vẫn bộc lộ nhiều yếu kém:

Hệ thống hạ tầng các khu công nghiệp là tổng thể các công trình kiến trúc được xây dựng hoàn chỉnh theo quy hoạch và theo thiết kế kĩ thuật đảm bảo yêu cầu phân bố sản xuất và đầu tư trên một pham vi lãnh thôt nhất định.Thế nhưng quá trình hình thành và qhát triển các khu công nghiệp của nước ta còn yếu kém,cách thức xây dựng “cuốn chiếu” tồn tại trong suốt thời gian qua dẫn đến phát sinh nhu cầu hạng mục đơn lẻ nào thì lại tiến hành lập thủ tục đến thực hiện đầu tư hạng mục đó.Do tính chất không đồng bộ nên khi triển khai hạng mục tiếp theo của một công trình thì hạng mục trước đã bị xuống cấp tạo nên hạ tầng không hoàn thiện thậm chí còn nhiều hạng mục công trình chưa được triển khai như:hệ thống chiếu sáng,hệ thống thoát mưa,nước thải…Một phần nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do thiếu vốn cộng với chi phí giải phóng mặt bằng lớn nên nhiều tỉnh không thể có được phương pháp khả thi hơn.Cho nên dẫn tới tình trạng các khu công nghiệp đã được mọc lên nhưng vần mỏi mòn chở các nhà đầu tư.Ví dụ như ở tỉnh Quản Trị,tỉnh này có tất cả hai khu công nghiệp và 11 cụm công nghiệp tuy nhiên số dự án đầu tư vào những nơi này chỉ đếm trên đầu ngón tay:Khu

công nghiệp Đông Hà (phường Đông Lương,thị xã Đông Hà) được thành lập tháng 4/2006 với tổng vốn đầu tư lên đến 119 tỷ đồng chia làm 2 giai đoạn với tổng diện tích 136ha nhưng đã 2 năm trôi qua,khu công nghiệp Đông Hà vẫn được người dân gọi là khu công nghiệp một nhà máy.Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do khu công nghiệp không có hệ thống xử lí nước thải nên dẫn tới tình trạng gây ô nhiễm môi trường. Đây cũng là thực trạng chung của cả nước,trong các khu công nghiệp thì có đến 40 khu chưa xây dựng nhà máy xủ lí nước thải tập trung.Uớc tính tổng lượng nước thải công nghiệp ở cùng kinh tế trọng điểm phía bắc là 100000-130000 m3/ngày đêm.Ngoài ra còn một loại ô nhiễm nữa là ô nhiễm môi trường không khí và tiếng ồn.Kết quả quan trắc nồng độ SO2,CO,NO2 trong khu công nghiệp và các khu lân cận là vượt tiêu chuẩn cho phép từ 2-6 lần.

Những hệ thống cơ sở hạ tầng dịch vụ đi kèm theo các khu công nghiệp cũng rất khiếm khuyết. Đại điẽn công ty phát triển và khai thác hạ tầng khu công nghiệp cho biết không ít nhà đầu tư nước ngoài đến các khu công nghiệp thị sát đều đặt câu hỏi liệu họ sẽ nhận được sự hỗ trợ nào gồm có tài chính ngân hàng,bưu điện…Thiết thực nhất là hạ tầng viễn thông ở các khu công nghiệp mà đặc biệt là mạng Internet vẫn chưa có nguồn cung cấp tốt nhất.Về mảng dịch vụ cho người lao động cũng gần như chưa có.Từ chuyện đi lại bằng các phương tiện công cộng cho đến các dịch vụ cung ứng nhà ở,dịch vụ y tế …đều do các doanh nghiệp tự lo, điều này đã làm tốn rất nhiều thời gian và khoản chi phí cho doanh nghiệp.Trong các khu công nghiệp của cả nước chỉ khoảng 7% đơn vị xây nhà cho công nhân thuê.Theo ông Đặng Như Lợi,phó chủ nhiệm uỷ ban các vấn đề xã hội của quốc hội thì hiện có khoảng 860000 công nhân làm việc trong các khu công nghiệp chủ yếu là người ngoại tỉnh nhưng ngay cả tỉnh phát triển mạng về khu công nghiệp như Đồng Nai cũng chỉ đảm bảo 6.5% chỗ ở cho người lao động.

Nhìn nhận đúng đắn vai trò của vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp có ý nghĩa quan trọng trên con đường công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.

Một phần của tài liệu Vai trò của đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng.Lý luận và thực tiễn (Trang 26 - 30)