Nguyên nhân khách quan:
Một là: Môi trường kinh tế luôn biến động, cạnh tranh giữa các Tổ chức tín dụng diễn ra gay gắt, khiến cho việc mở rộng tín dụng đối với DNNVV gặp khó khăn. Bên cạnh đó môi trường pháp lý cho hoạt động tín dụng thiếu đồng bộ và thường xuyên thay đổi gây tác động không tốt đên hoạt động tín dụng. Mặt khác quản lý nhà nước đối với DNNVV vẫn còn nhiều sơ hở, thiếu chặt chẽ như việc DNNVV được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh với năng lực vượt quá nhiều so với trình độ, nghiệp vụ thực tế của DN, dẫn đến việc những DN này hoạt động kém hiệu quả .
Hai là: Một số cơ chế chính sách của Nhà nước triển khai còn chậm thiếu động bộ như chính sách về đất đai; chế độ kế toán, tài chính, đặc biệt quyết định 193/QĐ-Tg ngày 20/12/2001 của thủ tướng chính phủ về việc thành lập, tổ chức hoạt động của quỹ bảo lãnh tín dụng như một cứu cánh trong quan hệ tín dụng giữa DNNVV với ngân hàng sau 6 năm nhưng đến nay tại Nam Định vẫn chưa thành lập được quỹ bảo lãnh tín dụng cho các DNNVV. Vì vậy DNNVV vẫn gặp khó khăn trong việc tiếp cận vốn tín dụng.
Ba là: Quy chế , chính sách cho vay của ngân hàng No&PTNT Việt Nam đều áp dụng chung cho tất cả các đối tượng khách hàng, không phân khúc thị trường các DN lớn, DNNVV và cá nhân do đó khi thực hiện còn gặp nhiều khó khăn.
Bốn là: Nguồn thông tin từ khách hàng thiếu chính xác, thông tin từ trung tâm thông tin tín dụng của ngân hàng Nhà nước và hệ thống thông tin nội bộ của ngân hàng No&PTNT Việt Nam cũng chưa được đầy đủ, tạo tâm lý e ngại khi quyết định cho vay.
Năm là: Đối với bản thân các DNNVV còn gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận vốn tín dụng, Vốn tự có thấp, vốn thực khác xa so với vốn đăng ký, thiếu minh bạch trong hồ sơ sổ sách kế toán, thiếu tính chuyên nghiệp khi xây dựng dự án, trình đô quản lý của chủ DN còn nhiều hạn chế bất cập, theo kiểu quản lý gia đình.
Nguyên nhân chủ quan
Một là: Chính sách tín dụng, khách hàng, hoạt động marketing, tiếp thị, chăm sóc khách hàng của Chi nhánh chưa rõ ràng, thực hiện không thường xuyên, hiệu quả thấp.
Hai là: Năng lực, trình độ của cán bộ tín dụng còn hạn chế, bất cập nhất là kỹ năng thẩm định dự án, phân tích tài chính DN, chưa thích ứng kịp thời với những thay đổi của thị trường.
Ba là: Cho vay DNNVV là một lĩnh vực cho vay chứa đựng nhiều rủi ro. Trên thị trường xuất hiện không ít những DN kinh doanh chụp giật và lừa đảo tạo ra cho ngân hàng có tâm lý e ngại hoặc rất khắt khe khi quyết định cho vay.
Kết luận chương 2
Luật DN ra đời đã tạo điều kiện để tăng nhanh số lượng DN mà đa số là DNNVV, đây chính là một thị trường đầu tư và cung ứng dịch vụ ngân hàng mới đầy tiềm năng. Tuy nhiên thực trạng về tín dụng DNNVV vẫn còn nhiều điểm cần phải được cải thiện.
Trong chương này từ việc phân tích thực trạng hoạt động tín dụng đối với DNNVV tại Chi nhánh ngân hàng No&PTNT huyện Trực Ninh – Nam Định, luận văn đã chỉ rõ những kết quả đã đạt được, hạn chế và nguyên nhân. Đây là những căn cứ quan trọng để đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm mở rộng tín dụng đối với DNNVV tại Chi nhánh trong thời gian tới.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNNVV TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NO&PTNT
HUYỆN TRỰC NINH – NAM ĐỊNH
3.1: Định hướng mở rộng tín dụng đối với DNNVV của Chi nhánh ngân hàng No&PTNT huyện Trực Ninh - Nam Định thời kỳ 2008