BỆNH ACTINOMYCES:

Một phần của tài liệu Bệnh nấm phổi ppt (Trang 28 - 30)

Actinomyces israelii, gây bệnh Actinomyces ở người, là một vi sinh vật kỵ khí, gram dương, thường không kháng toan, do hình dạng chúng hay được coi như là nấm. Tuy vậy, sự đáp ứng với kháng sinh và thành phần của vách tế bào chứng minh đó là một vi trùng thực sự. Sự nhiễm trùng ở phổi được xem là do hít các sinh vật trên đang cư trú ở xung quanh răng sâu. Tỉ lệ mắc bệnh cao nhất là từ 11- 20 tuổi và từ 35-50 tuổi, ứng với thời điểm thường gặp nhiễm trùng hơn ở răng và amiđan.

Nam thường gặp nhiều hơn nữ, và không có liên quan đến yếu tố nghề nghiệp hay môi trường. Ở người, các vi sinh vật này có thể gây bệnh tại vùng mặt-hàm dưới, đường ruột, và phổi với thứ tự thường gặp giảm dần.

Bệnh ở phổi có thể là tiên phát hoặc lan đến từ dưới cơ hoành hay từ vùng mặt- hàm dưới. Về phương diện bệnh học, nhiễm trùng tạo ra một thâm nhiễm u hạt mãn tính, thuờng hình thành áp xe.

Có thể thấy rõ vi sinh vật này khi nhuộm bằng hematoxylin-eosin, tạo ra một khối nhiều sợi nhuộm dày đặc với hematoxylin. Sự phát triển vào màng phổi gây tràn mủ là một biến chứng hay gặp của bệnh Actinomyces phổi tiên phát, điều này hiếm gặp đối với trường hợp nhiễm trùng thứ phát.

Về phương diện lâm sàng, bệnh Actinomyces phổi có thể gây ho, thường có đàm mủ hoặc vương máu, đau ngực và sốt. Có thể có sưng thành ngực và hiếm khi có các áp xe ở da, hoặc dò phế quản da.

Thăm khám có thể phát hiện được các ran, các dấu hiệu đông đặc hoặc tràn dịch màng phổi và ngón tay dùi trống.

2. Triệu chứng cận lâm sàng:

Về phương diện X-quang, bệnh Actinomyces có thể cấp tính với một tiến trình lấp đầy phế nang lan tỏa hay có thể mãn tính với hình ảnh là một khối lớn giống như một cacxinôm phế quản, thương tổn có thể phát triển qua các khe vào khoang màng phổi hoặc thành ngực, nơi nó có thể tạo ra một khối mô mềm hoặc hủy sườn.

Xơ phổi lan tỏa gặp ở một ít bệnh nhân có nhiễm trùng mãn tính. Sự phát triển ra ngoài phổi đến màng ngoài tim, trung thất, các động mạch phổi, và dưới cơ hoành là những biến chứng do nhiễm trùng phổi. Hiếm gặp sự lan truyền theo đường máu.

3. Chẩn đoán:

Chẩn đoán bệnh Actinomyces dựa trên sự hiện diện có các vi sinh vật trong mô hoặc dịch màng phổi. Sự hiện diện của các hạt sulfur trong đàm hoặc trong dịch

dẫn lưu từ hệ xoang là gợi ý cao cho chẩn đoán; tuy vậy vẫn cần khẳng định bằng cấy.

4. Điều trị:

Người ta thường dùng penicillin liều cao, thời gian dài, đường tĩnh mạch trong 4-6 tuần đầu, theo sau bằng đường uống trong 12-18 tháng. Có thể thay bằng tetracycline, clindamycin. Thương tổn nung mủ nên rạch hoặc dẫn lưu hoặc cả hai. Một số tác giả cho rằng việc cắt lọc thương tổn mô mềm là rất quan trọng. Điều trị thích hợp có thể đạt tỉ lệ hồi phục 80%.

Một phần của tài liệu Bệnh nấm phổi ppt (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(32 trang)