Kết luận:

Một phần của tài liệu Đề tài ô nhiễm kim loại nặng trong chế biến thực phẩm môn vệ sinh an toàn thực phẩm (Trang 26 - 27)

Chính vì độc tính của các nguyên tố kim loại nặng, nên trong ngành quản lý thực phẩm, các chỉ tiêu về kim loại nặng là chỉ tiêu quan trọng, được quy định chặt chẽ cho một thực phẩm. Đối với những thức ăn cho trẻ em, chỉ tiêu này càng được quan tâm nhiều hơn, vì trẻ em rất nhạy cảm với kim loại nặng. Cơ thể trẻ nhỏ hấp thụ chì ô nhiễm trong thực phẩm cao hơn gấp khoảng 2 lần so với người lớn. Vì vậy, hàm lượng chì cho phép có trong thực phẩm giành cho trẻ nhỏ thường chỉ bằng 1/2 trong thức ăn của người lớn và việc kiểm tra các kim loại nặng trong thực phẩm giành cho trẻ em thường chặt chẽ hơn.

Nhìn chung, ô nhiễm lương thực và thực phẩm bởi các kim loại nặng là khá nghiêm trọng. Các hoạt động của con người, hoạt động của các ngành công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải đã tác động mạnh mẽ đến môi trường đất, nước, không khí và sinh vật, từ đó gây ô nhiễm lương thực, thực phẩm. Vì thế, cần tăng cường công tác đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và mỗi người chúng

ta cần phải có ý thức hơn, hành động tích cực hơn trong công tác bảo vệ môi trường sống

Bảo vệ môi trường cũng như đảm bảo an toàn cho ngôi nhà, cho gia đình bạn. Nhu cầu được sống trong một môi trường trong sạch là vô cùng cần thiết. Mỗi người cần phải hiểu biết để chủ động phòng chống nhiễm môi trường vì sức khoẻ của chính bạn, của người thân và cả cộng đồng../.

Nguồn tham khảo:

+, Bài giảng môn học vệ sinh an toàn thực phẩm – Nguyễn Thanh Thủy . +, Nguồn http://www.hoahocngaynay.com

+, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm, Bộ Y tế, 2011-01-13.

+, Ô nhiễm Kim loại nặng và biện pháp phòng tránh, Bạch Thái Toàn - Phó chánh Văn phòng Sở Tài nguyên và Môi trường Phú Thọ.

+, Nguồn http://t5g.org.vn/

Một phần của tài liệu Đề tài ô nhiễm kim loại nặng trong chế biến thực phẩm môn vệ sinh an toàn thực phẩm (Trang 26 - 27)