Chuồng trại:

Một phần của tài liệu Kỹ Thuật Chăn Nuôi Nhím (Trang 28 - 49)

Trại nuôi nhím ở Củ Chi

Ta có thể tận dụng các ô chuồng lợn cũ để cải tạo thành chuồng nuôi nhím. Chuồng có nền cứng và có độ nghiêng 3o là điều kiện phù hợp để cải tạo thành chuồng nuôi nhím. Điều cần làm là ta nên nâng độ cao của thành chuồng từ 1 mét trở lên (vì thành của

chuồng lợn chỉ độ 0,6-0,8 m). Nền chuồng lợn rộng thì ta có thể ngăn ra nhiều ô để nuôi nhím. Gia đình anh Bùi Xuân Văn ở thôn Trung Lạc, xã Yên Trung,

huyện Yên Phong (Bắc Ninh) đã biến khu nuôi lợn cũ của mình thành khu nuôi nhím. Tuy khu chuồng của anh cũng hẹp nhưng anh đã chia ô được thành nhiều ngăn và nuôi tới 20 con nhím. Anh cho biết, gia đình anh nuôi nhím lãi nhiều hơn so với nuôi lợn.

Nhưng nếu có điều kiện, ta nên xây dựng thành một trại nuôi nhím đàng hoàng. Cần chọn một khu riêng biệt, đất không bị ngập nước và thoáng mát. Ta xây nó như kiểu trại lợn: 2 dãy chuồng nằm ở 2 bên, còn chính giữa là lối đi và vận chuyển thức ăn.

Qua kinh nghiệm của nhiều cơ sở đã nuôi, ta nên làm chuồng bằng lưới thép ô vuông có đường kính sợi thép chỉ 1mm (không cần làm bằng lưới B40). Mỗi ô chuồng rộng từ 1 - 1,5m và chỉ nên dài tối đa là 1,5m. Trước đây người ta thường để ô chuồng dài 2m nhưng việc quét dọn rất khó. Vì vậy, mọi người đều cho rằng nên để ô chuồng chỉ dài 1,5 m với chiều cao của lưới chỉ cần 1 - 1,2m.

Ta ngăn thành nhiều ô sát nhau bằng lưới và cọc sắt. Hệ thống cọc cần vững chắc. Tốt nhất là làm bằng sắt 3 cạnh. Có thể hàn luôn lưới thép vào cọc

hoặc néo chặt bằng dây thép. Phần phân cách sát mặt đất giữa các ô ta nên xây kín bằng gạch hoặc lấy ván che kín, chỉ cần cao độ 20cm là được để đề phòng nhím con từ ô này thò chân qua ô khác sẽ bị con đực bên đó cắn.

Nền chuồng phải láng xi măng hay lát gạch mộc. Nền cần nghiêng về phía rãnh ở phía sau từ 3 - 5o để dễ thoát nước. Trong chuồng cần có chỗ chứa nước cho nhím uống và chỗ để thức ăn cho nhím.

Chuồng phải có mái để che mưa, che nắng. Chuồng nên cao ráo, không nên để mái thấp lè tè.

Ở miền Bắc, vào mùa đông không khí rất lạnh. Vì vậy, cần xây tường hoặc có hệ thống bạt để che phủ hướng gió Đông - Bắc. Cố gắng chọn hướng chuồng cho hợp lý để không bị nóng về mùa hè và không bị gió lùa vào mùa đông.

Vì trong điều kiện tự nhiên nhím thường đào hang để ở cho nên ta cũng chiều chúng một chút. Ta có thể đóng những thùng gỗ nhỏ có 1 cửa chui vào. Bên trong ta lót rơm khô cho chúng làm ổ. Cũng có cơ sở (như Khách sạn Mường Thanh ở Tp. Điện Biên Phủ) họ dùng các ống cống có đường kính 50cm và đặt vào chuồng. Nhím thích chui vào đó cho kín đáo. Nhưng

phải chú ý tới việc dọn vệ sinh. Không để nhím tha thức ăn vào đó và để ứ lại.

Phía sau chuồng phải có rãnh để thoát nước bẩn. Không để nước tù sũng.

Hàng ngày ta dùng vòi phun hoặc múc nước hắt vào để làm vệ sinh chuồng. Không được để thức ăn thừa và phân của nhím lưu cữu trong chuồng, phải hót hoặc dồn hết chúng xuống rãnh và cho chảy ra hố chứa ở bên ngoài. Dùng chổi cán dài để quét sạch mọi ngóc ngách của chuồng. Luôn luôn giữ cho chuồng nuôi nhím được sạch sẽ.

b) Con ging:

Con giống nhím không dễ tìm. Một số người đã bẫy được nhím ở rừng hoặc các nương rẫy để đưa về nuôi. Bọn này rất nhát, chúng chỉ tìm chỗ nào kín đáo để chui rúc vào đó. Có khi chúng nằm trong đó vài ngày mà không ló mặt ra. Tập tính của chúng là hoạt động vào ban đêm. Nay lại bị bắt và nhốt lại nên chúng càng sợ sệt. Nếu quá đói thì chúng cũng chỉ lò dò ra vào lúc nửa đêm để kiếm thức ăn, còn suốt ngày chúng nằm im trong hốc. Tuy nhiên, nhím đưa ở trong

rừng về cũng thích nghi dần với điều kiện nuôi nhốt. Đặc biệt, nếu có đôi thì chúng dạn hơn. Sau vài tuần, chúng có thể hoạt động vào ban ngày.

Tác động của người nuôi nhím rất có ý nghĩa đối với việc thuần hoá chúng. Mọi động tác của người nuôi luôn luôn phải nhẹ nhàng, từ tốn. Tránh phát ra những tiếng động mạnh hoặc việc xuất hiện đột ngột gây cho chúng hoảng loạn. Nên có các cử chỉ thân thiện để chúng chấp nhận. Đặc biệt, việc hàng ngày thường xuyên cung cấp thức ăn cho chúng là biểu hiện hữu hảo nhất để dần dần chúng thân thiện với người nuôi. Khi đã quen nhau rồi, ta có thể ngồi xem chúng ăn. Thậm chí, có thể mớm thức ăn cho chúng hoặc vuốt ve hay bế chúng lên.

Nếu mua được giống ở các trại nuôi nhím thì tốt nhất. Bọn này đã quen với điều kiện nuôi dưỡng của con người. Chúng cũng thích nghi với hoàn cảnh nuôi nhốt. Vì vậy, việc làm quen với chúng không khó. Đơn giản nhất vẫn là việc hàng ngày cung cấp thức ăn cho chúng. Tuy nhiên, ta cố gắng tạo môi trường yên tĩnh và không gây ra trạng thái giật mình đối với chúng. Trong những ngày mới đưa nhím về nuôi, nên hạn chế việc ngắm nghía, quan sát, chỉ trỏ. Tránh việc có nhiều người đến thăm vào lúc này. Tránh những tiếng động mạnh gần khu nuôi nhím. Cố gắng tạo ra

không gian yên tĩnh trên cả trại nuôi nhím. Sau một thời gian, nhím sẽ quen với người chủ vẫn hàng ngày cho chúng ăn. Lúc này ta có thể vào chuồng làm vệ sinh một cách dễ dàng. Nhím con sau một tháng bú mẹ, có thể tách chúng ra. Ta nhốt chúng sang một ô khác. Mỗi ô có thể nuôi 2-3 nhím con. Ta nuôi chúng thêm một tháng nữa là có thể xuất bán giống. Để bắt riêng từng con, ta dùng vợt bằng dây gai hoặc lùa chúng vào rọ. Khi tiến hành phải cẩn thận vì gai nhím rất sắc. Nếu bị gai nhím châm vào da, ta sẽ thấy rất buốt. Vì vậy, khi bắt chúng, ta nên dùng găng tay phòng hộ bằng bạt.

Hiện nay nhím giống rất khan hiếm không đáp ứng kịp nhu cầu người nuôi. Tuy nhiên, nghề nuôi càng phát triển thì nguồn giống càng dồi dào. Gia đình ông Phạm Ngọc Tuân (ở Củ Chi - Tp. Hồ Chí Minh) lúc đầu chỉ nuôi có vài con. Sau đó, đàn nhím của ông cứ dần dần tăng thêm, cuối năm 2004 ông đã có 80 con. Nay đàn nhím của ông đã có trên 200 con. Hội nuôi nhím ở Sơn La cũng ngày một phát triển cả về số hội viên, cả về số lượng đàn nhím nuôi.

Trước đây, khi dân buôn Trung Quốc tràn sang mua ba ba, nguồn ba ba của Việt Nam cạn kiệt đến mức báo động. Nhưng sau khi quy trình nuôi ba ba được phổ biến cho cả nước thì tổng đàn ba ba tăng lên rất nhanh. Khi bà con ta bắt tay vào nuôi loài nào, thì chỉ sau một thời gian ngắn, chắc chắn số lượng của chúng sẽ tăng lên đáng kể. Vì vậy, nguồn cung cấp giống nhím cũng không đáng lo ngại.

Tuy nhiên, muốn có giống nhím vào thời điểm này, bạn nên đăng ký trước với các cơ sở đang nuôi nhím để có kế hoạch cung cấp.

c) Thc ăn:

Thức ăn của nhím rất phong phú, cái gì chúng cũng ăn được, từ trái cây, lá cây, rễ cây, củ chuối, vỏ quả, rau thừa, ngô, sắn, côn trùng, ốc, sâu bọ, giun đất... Nhím là loài ăn tạp. Ở vùng cao, nhím thường ra nương rẫy phá hoại cây trồng.

Nếu ta nuôi, ta cần chủ động dự trữ thức ăn. Ngoài các loại lá cây, ta nên có một số thức ăn dự trữ. Trong vườn nên có các loại cây cho lá, cho quả, cho củ. Ngoài ra, cần dự trữ bí ngô, khoai, sắn, ngô hạt trong kho.

Bác Phạm Ngọc Tuân (Củ Chi) hàng ngày ra chợ thu nhặt các loại lá rau, quả bị loại bỏ đưa về rửa sạch và cho nhím ăn. Ở nhà, vợ bác chặt bí đỏ, sắn, khoai, ổi xanh, chuối xanh, xơ mít cho nhím ăn thêm. Gia đình còn đi thu lượm các loại xương trâu, bò mà người ta vứt bỏ, mang về rửa sạch, phơi khô và cất vào bao tải. Thỉnh thoảng lại vứt 1 khúc xương vào

cho nhím. Chúng gặm ngon lành và rất thích gặm xương.

Nên cho nhím ăn nhiều loại thức ăn. Đối với một con nhím trưởng thành, lượng thức ăn cần cho một ngày là:

- Thức ăn thô: 0,5 kg/con/ngày (lá sung, lá vả, lá dướng, dây khoai lang, thân cây lạc, cây ngô, lá keo dậu, lá mít, chè khổng lồ, các loại cỏ chăn nuôi...).

- Thức ăn tinh: 0,3 kg/con/ngày (ngô, sắn, hạt dẻ, hạt gắm, bí ngô...).

- Thức ăn giàu vitamin: Ngoài lá cây, ta cho ăn thêm ổi xanh, chuối xanh, mơ, mận, quả sung, me...

- Thức ăn khoáng:

+ Muối: 2 - 3 g/con/ngày.

+ Xương trâu, bò: 100 - 200 g/con/ngày.

Ta cần quan sát khi cho nhím ăn. Chúng thích ăn loại thức ăn nào thì cho thêm loại ấy. Nếu chúng ăn hết nhanh thì cần tăng thêm thức ăn. Nếu thấy chúng ăn thừa nhiều thì rút bớt khẩu phần đi.

Do thức ăn của nhím là các loại rau, quả chứa nhiều nước nên không cần cho chúng thêm nước uống. Tuy nhiên, có thể để một dụng cụ chứa nước nhỏ để cung cấp thêm cho nhím khi cần.

Tập quán của nhím là đi kiếm ăn vào ban đêm và ngủ vào ban ngày. Vì vậy, chúng thường ăn vào ban đêm. Do đó, ta nên cho nhím ăn vào chiều tối (bữa chính) và buổi trưa (bữa phụ).

Khi cho nhím ăn là điều kiện tốt nhất để người nuôi gần gũi với đàn nhím. Ta nên tận dụng thời cơ này để tranh thủ thân thiện với chúng.

Nên tạo phản xạ cho nhím bằng cách cho chúng ăn đúng giờ. Ta quy định một giờ nhất định và hàng ngày chỉ cho nhím ăn vào giờ đó. Không nên đổ ào ào thức ăn vào một lúc, nên cho ăn dần dần, hết lại cho thêm. Chính động tác cho thêm thức ăn này rất dễ lấy lòng đàn nhím. Thậm chí, chúng còn tỏ thái độ “nịnh nọt” để xin chủ cho thêm thức ăn.

Đối với nhím sinh sản, khi cho ăn cần phải xem xét cụ thể từng con.

Đối với con sắp phải phối giống, không nên cho ăn quá nhiều. Để chúng béo lú là rất khó có con.

Nhưng tới lúc chúng mang thai, ta phải tăng cường thêm thức ăn tinh cho chúng. Cố gắng đảm bảo đủ lượng xương cho chúng gặm hàng ngày. Cần thay

đổi loại thức ăn để chúng có đủ chất. Tuy nhiên, luôn luôn phải đảm bảo lượng thức ăn xanh cho chúng.

Ở những nơi không sẵn thức ăn, ta phải quan tâm tới việc dự trữ. Ngoài thức ăn xanh cung cấp hàng ngày, ta nên dự trữ bí đỏ, khoai, sắn, ngô hạt, xương động vật đã phơi khô,...

Vào mùa đông, thời tiết ở Tây Nguyên và phía Bắc rất lạnh. Nhím sẽ nằm lỳ trong tổ hoặc trong ổ lót, không chịu ra ăn. Vì vậy, nếu hôm nào ấm áp, nhím thò ra ăn thì phải cho chúng ăn những thức ăn bổ dưỡng.

Một điều rất cần quan tâm, đó là việc phải rửa sạch các phụ phẩm nông sản trước khi cho nhím ăn. Hiện nay, việc dùng thuốc trừ sâu khá bừa bãi. Dư lượng thuốc trừ sâu trên nông sản là rất lớn. Vì vậy, khi thu các sản phẩm này về cho nhím ăn, ta phải rửa thật kỹ, thật sạch, tránh gây ngộ độc cho nhím.

Thức ăn là khâu then chốt khi nuôi nhím, vì vậy cần hết sức coi trọng.

Tuy nhím là loài vật hoang dã, khả năng thích ứng rất cao, nhưng khi nuôi chúng, người nuôi cũng cần chú ý tới khâu chăm sóc.

Công việc đầu tiên mà ta phải làm thường xuyên là giữ vệ sinh cho chuồng trại. Con vật nuôi nào cũng thích ở sạch hơn ở bẩn, nhím cũng vậy. Hàng ngày, ta phải quét dọn hết phân rác và mẩu thức ăn thừa vương vãi trong ô nuôi. Nhím thường đi vệ sinh vào một góc chuồng nhất định. Nếu con nào không giữ đúng nề nếp đó thì ta phải tập. Ta vun phân vào một góc nhất định, nhím rất thính mũi, nó sẽ tìm đến chỗ có mùi phân để đi vệ sinh.

Về mùa hè, hàng ngày nên tắm cho nhím kết hợp với việc rửa sạch chuồng. Có người cho rằng nhím sợ nước. Điều đó không đúng. Nhím cũng rất thích được phun nước tắm hàng ngày. Lúc đầu, có thể chúng chưa quen và có biểu hiện hốt hoảng. Nhưng chỉ sau vài lần phun nước tắm cho chúng là chúng quen ngay. Thậm chí, chúng còn đòi hỏi ở chủ nữa. Ta vừa tắm cho nhím vừa phun sạch nước tiểu và rác rưởi ra ngoài. Do nền chuồng ta xây nghiêng 3 độ về phía rãnh nên nước thải và phân rác sẽ ra hết. Chú ý, không

để lưu cữu nước ở trong chuồng hoặc trong rãnh thoát để tránh ruồi, muỗi.

Do xây chuồng chỉ dài 1,5m nên ta có thể dùng một chổi cán dài để quét dọn từ phía ngoài. Nhưng khi muốn vào trong chuồng để sửa sang hoặc thu dọn thì ta nên cẩn thận. Đặc biệt, khi mới đưa nhím về, do chưa quen nên ta càng phải giữ gìn, nên đi ủng khi vào chuồng. Bản năng tự vệ có thể khiến nhím dịch ngang hoặc rẩy lông vào ta. Lông nhím rất sắc, nếu ta chạm phải sẽ bị buốt mấy ngày. Nhưng khi đã quen, đặc biệt là việc cho ăn hàng ngày, nhím sẽ rất nhún nhường. Ta có thể ngồi bón trực tiếp thức ăn cho chúng. Cũng có thể vừa cho ăn vừa vuốt ve, thậm chí có thể bế chúng lên. Khi đã quen nhau, nhím cũng thân thiện với chủ giống như đàn chó. Có gia đình còn cho nhím ra khỏi chuồng sau khi đã thuần hoá. Chúng cũng chẳng bỏ đi xa, chỉ quẩn quanh nhà. Đặc biệt, nó rất thích đi theo chủ...

Ta phải chú ý đảm bảo đủ lượng và chất của thức ăn cho nhím, không nên chỉ cho chúng ăn một loại thức ăn. Hàng ngày nên đổi món hoặc cho nhím ăn nhiều loại thức ăn. Nhím là loài thú lớn nhất trong bộ gặm nhấm. Chúng ăn rất khoẻ. Càng ăn nhiều, chúng

càng lớn nhanh. Thức ăn càng tốt, nhím càng tăng trọng. Ngoài thức ăn xanh, ta luôn phải cho chúng ăn thêm thức ăn tinh (như khoai, sắn, ngô hạt, bí đỏ...) và xương động vật.

Cần giữ gìn không khí yên tĩnh ở khu nuôi. Đặc biệt, khi mới đưa nhím về, nó rất nhát, có tiếng động mạnh là nó hoảng loạn và cuống cuồng bỏ chạy. Vì vậy, không nên gây ra những tiếng động mạnh. Thậm chí, không nên nói to hoặc cười đùa cạnh chuồng nhím. Nên bố trí khu nuôi nhím xa với đường cái - nơi ô tô và xe máy thường qua lại.

Tập tính của nhím là hoạt động vào ban đêm. Vì vậy, nó ngủ ngày. Do đó, cần giữ yên giấc ngủ ban ngày cho chúng. Đặc biệt, sau bữa ăn buổi trưa (bữa phụ), ta nên rửa dọn sạch chuồng và tắm cho nhím. Sau đó, giữ yên tĩnh để cho chúng ngủ liền một giấc tới chiều. Được như vậy, đám nhím rất thoả mãn.

Hầu như nhím nuôi chưa thấy xuất hiện bệnh tật gì. Các cơ sở nuôi do chúng tôi chỉ đạo đều không thấy nhím bị bệnh. Có lẽ khả năng thích ứng của chúng cao nên ít bị bệnh tật. Tuy nhiên, việc giữ gìn vệ sinh và phòng bệnh cho nhím cũng phải luôn được coi trọng. Đặc biệt là khâu thức ăn và khâu

chuồng trại. Ta không nên cho chúng ăn các thức ăn mà đã ăn dở từ hôm trước. Phải chú ý rửa thật sạch các nguồn thức ăn xanh mà chúng ta thu lượm về. Nên thường xuyên cho chúng ăn thêm một số chất chát (như ổi xanh, chuối xanh, lá của một số loại cây có chất chát...). Không nên cho chúng ăn toàn thức ăn tinh giàu đạm. Mặt khác, nguồn xương động vật phải được rửa sạch, phơi thật khô và giữ gìn tốt để

Một phần của tài liệu Kỹ Thuật Chăn Nuôi Nhím (Trang 28 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)