Đến năm 1999, trên địa bàn tỉnh có 41 doanh nghiệp công nghiệp, trong đó có 7 doanh nghiệp trung ương (công ty phân đạm – hoá chất, xí nghiệp gạch Bích Sơn, Tân Xuyên, vật liệu chịu lửa Tam Tầng - Việt Yên, xi măng lâm nghiệp, cơ khí xây dựng số 2 và chế biến dầu Bắc Giang), 34 doanh nghiệp địa phương . Ngoài ra còn có 8 nghìn cơ sở công nghiệp ngoài quốc doanh ở 10 huyện, thị.
Năm 1999, giá trị sản xuất của toàn ngành đạt 43,8 tỉ đồng. Trong số này, công nghiệp quốc doanh đạt 298,8 tì đồng, chiếm 69,2% giá trị tổng sản lượng công nghiệp (quốc doanh trung ương 244,8 tỉ đồng chiếm 56,7%, quốc doanh địa phương 54 tỉ đồng chiếm 12,5%), công nghiệp ngoài quốc doanh đạt 131 tỉ đồng, chiếm 30,8%.
Các ngành công nghiệp chủ yếu được phát triển ở Bắc Giang là: - Công nghiệp chế biến nông, lâm sản (chế biến thuốc lá, dầu thực vật, hoa quả, chè, gỗ, tre, nứa…)
- Công nghiệp sản xuất phân bón (phân đạm, phân vi sinh NPK), hoá chất.
Trên địa bàn của tỉnh có nhà máy phân đạm Hà Bắc được Trung Quốc giúp đỡ xây dựng từ những năm 1965 – 1975 với công suất
110.000 tấn/năm. Sản phẩm chủ yếu là phâm đạm U rê từ than Quảng Ninh. Sau đợt đổi mới thiết bị vào các năm 1991 – 1995, nhà máy đã sản xuất 130,7 nghìn tấn vào năm 1997, tăng 130% so với công suất thiết kế. Hàng năm nhà máy sử dụng khoảng 450.000 tấn than các loại làm nguyên liệu và nhiên liệu cho sản xuất. Hiện nay nhà máy đang được đầu tư cải tạo để công suất lên 400.000 – 500.000 tấn/năm, góp phần đáp ứng 70 – 75% nhu cầu phân đạm cho nông nghiệp.
- Sản xuất vật liệu xây dựng (thông thường và cao cấp) như gạch, gốm sứ xi măng…
- May mặc, gia công hàng xuất khẩu.
- Sản xuất bia, nước giải khát, thức ăn gia súc. - Cơ khí, điện dân dụng, điện tử, in.
- Khai thác khoáng sản.
Hàng năm, các ngành công nghiệp ở Bắc Giang đã sản xuất được 133,6 nghìn tấn phân hoá học, 156,5 triệu viên gạch nung, xay sát 256 nghìn tấn gạo, ngô…
Công nghiệp của tỉnh phân bố chủ yếu ở thị xã Bắc Giang với 55,8% số xí nghiệp, các huyện trung du với 26,0% số xí nghiệp. Trong khi đó, ở cac huyện miền núi công nghiệp thưa thớt hơn (chỉ có 18,2% số xí nghiệp của cả tỉnh).
a) Thương mại
- Nội thương:
Bên cạnh mạng lưới quốc doanh, trong những năm gần đây, thương mại quốc doanh phát triển đã góp phần lưu thong hàng hoá từ thành thị đến nông thôn, từ trung du đến miền núi, tạo luồng hàng hoá phong phú. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tăng từ 515,8 tỉ đồng năm 1995 lên 1437,6 tỉ đồng năm 1998
Hệ thống cơ sở vật chất của ngành với mạng lưới chợ được phát triển tương đối đều ở các huyện, thị xã. Đến tháng 10 năm 1999, cả tỉnh có 119 chợ. Số chợ ở khu vực thành thị là 18 (chiếm 15%), chợ ở khu vực nông thôn la 101 (chiếm 85%). Mật độ bình quân là 0,8 chợ trên 1 vạn dân, 0,3 chợ trên 10km2 và 0.5 chợ trên 1 xã,
phường.
- Ngoại thương:
Tổng giá trị xuất khẩu trực tiếp của địa phương năm 1996 đạt 1,8 triệu USD, năm 1999 đạt 6,6 triệu USD, gấp 3,7 lần so với năm 1996. Mặt hang xuất khẩu chính của tỉnh là các sản phẩm nông nghiệp.
Tổng giá trị nhập khẩu trực tiếp năm 1996 là hơn 1,9 triệu USD, đến năm 1999 đạt 10,2 triệu USD. Các mặt hang nhập khẩu chủ yếu là xe ô tô du lịch, xe găn máy và một số sản phẩm tiêu dùng khác.
điều chỉnh với các mặt hang xuất khẩu chính là hàng nông lâm sản đã qua chế biến. Các mặt hang nhập khẩu chính là tư liệu sản xuất: máy móc, máy công cụ…
b) Du lịch
Tuy Bắc Giang không có thế mạnh về tài nguyên du lịch tự nhiên, nhưng lại tương đối phong phú về tài nguyên du lịch nhân văn. Đây là tiền đề thuận lợi có thể phát triển du lịch trong tương lai. Trên lãnh thổ của tỉnh có nhiều di tích, trong đó có 99 di tích được Nhà nước xếp hạng với nhiều khả năng thu hút cao đối với du khách. Gắn liền với di tích là hàng loạt lễ hội diễn ra trong năm cũng có sức hấp dẫn đối với khách du lịch. Đó là hội xuân của đồng bào dân tộc Sán Dìu và đồng bào Nùng (diễn ra vào ngày 15 tháng giêng âm lịch ), lễ hội Yên Thế ở xã Phồn Xương, Yên Thế, nơi còn dấu ấn của đồn Phồn Xương, căn cứ của nghĩa quân Yên Thế khi xưa.
Về dị tích, đáng lưu ý là khu di tích Yên Thế gắn lễ hội di tích Suối Mơ, cách thị xã Bắc Giang 37km theo đường 31 và đường 293 (đến Suối Mơ, nơi thờ công chúa Quế Mỵ Nương đời vùa Hùng thứ 16), di tích dình Phúc Long cách thị xã 8km về phía nam: chùa Đức La ở xã Trị Yên huyện Yên Dũng; chùa Bồ Đà ở xã Yên Sơn huyện Việt Yên; đình Lỗ Hạnh ở xã Đông Lỗ huyện Hiệp Hoà, đình Thổ Hà ở làng Thổ Hà huyện Việt Yên; di tích cách mạng Hoàng Vân được gọi là ATK – căn cứ cách mạng thời kì 1940 – 1945 ở huyện Hiệp Hoà; di tích
thành Xương Giang cách thị xã 4km…
Du lịch Bắc Giang có thể phát triển trên cơ sở khai thác khu du lịch hồ Khuôn Thần, Suối Mơ, khu du lịch Hoàng Hoa Thám, những danh lam thắng cảnh và di tích.
Trong tương lai, để phát triển tốt hơn, quy hoạch của tỉnh đã xác định: cần phải hình thành mạng lưới với các trung tâm điểm, tuyên du lịch trên địa bàn toàn tỉnh có tính tới quan hệ liên kết với các tỉnh khác trong vùng; tích cực tạo môi trường thuận lợi để thu hút du lịch.