NGUYÊN NHÂN

Một phần của tài liệu VỆ SINH LAO ĐỘNG VÀ BỆNH NGHỀ NGHIỆP part 7 pps (Trang 27 - 28)

những bệnh khác.

I. NGUYÊN NHÂN

Mangan là một kim loại màu xám đỏ, rắn, giòn, nóng chảy ở l.2440C, sôi ở 2.0970C, Có thể hoà tan trong axít loãng. Khi đun nóng ở nhiệt độ cao Mn bay hơi, oxy hoá trong không khí, phát sinh hơi khói mầu nâu đỏ đặc trưng của lò luyện sắt - Mangan, lò điện cực. Hơi khói này là oxít mangan, khi thở hít vào có thể bị nhiễm độc, trong đó tỷ lệ mangan là 0,7%. Các quặng Mn thường gặp là Pyrolusit (MnO2 MnO (OH) và pailomelan). Mn là thành phần cần thiết của các mô động vật, thực vật tham gia vào cấu tạo hoá học của các enzym. Mn là một trong những nguyên tố hiếm cần thiết cho sự tồn tại của sinh vật.

Mn gây nhiễm độc là bioxít mangan qua đường hô hấp vào phổi. Tiêu chuẩn cho phép ở Hoa Kỳ (ACGIH) là 5mg/m3, Liên Xô (cũ) là 0,3mg/m3, việt Nam là 0,3 mg/m3.

Sản lượng Mn công nghiệp phụ thuộc vào nhu cầu của công nghiệp sắt thép. Riêng công nghiệp này tiêu thụ 94% sản lượng Mn. Mn được dùng để loại bỏ tạp chất ra khỏi sắt vì nó toả nhiệt hơn sắt, giúp cho các hợp chất dễ oxy hoá hơn. Gang, loại sắt mangan được dùng để chế tạo thép mangan. Mn tham gia trong nhiều hợp kim: Hợp kim đồng - mangan, niken, thiếc, nhôm.

Mn còn được dùng trong công nghiệp hoá học (4%), dùng để sản xuất pin khô, acquy (l%), Mn cần để tạo oxy pecmanganat, do, các muối clorua, phân bón. Trong quá trình sản xuất thuỷ tinh, phần lớn lượng Mn được dùng để nhuộm thuỷ tinh sang mầu tím hay mầu nâu. Mn là một loại thuốc nhuộm nâu đối với các đồ gốm, đồ sành, thuỷ tinh, sơn mài. Mn được dùng trong việc hàn điện, các loại điện cực bằng sắt mangan. Trong khai thác quặng, các thao tác tạo nên nồng độ bụi nhỏ mịn, do đó nguy hiểm, nhất là khoan, đào mỏ quặng, bắn mìn, khoan bằng hơi nén qua các vỉa đá quặng.

Trong quá trình khai thác, nhiễm độc xảy ra ở công nhân xay nghiền, sàng và sấy khô, những người sản xuất pin khô, hàn điện cực, vécni, đồ gốm. Trong công nghiệp H

luyện thép, hơi khói bốc lên khi quặng Mn nóng chảy có hàm lượng Mn cao nên cực kỳ độc hại.

Người ta cho rằng cơ chế nhiễm độc mangan là ở chỗ mangan gây hại ngay ở màng tế bào khi tiếp xúc, gây rối loạn quá trình trao đổi chất qua màng dẫn đến tổn thương cơ quan cảm thụ. Khi tích luỹ sẽ gây tác hại vào nhân tế bào ảnh hưởng đến quá trình phân chia tế bào, ảnh hưởng đến cấu tạo gien.

Một phần của tài liệu VỆ SINH LAO ĐỘNG VÀ BỆNH NGHỀ NGHIỆP part 7 pps (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(30 trang)