Tiêm chủng

Một phần của tài liệu 300 CÂU HỎI CHO BỐ MẸ TRẺ (Trang 65 - 67)

1. Con tôi có nhất thiết phải tiêm chủng không? Nếu có thì cần tiêm những vacxin gì và vào thời điểm nào?

Việc tiêm chủng cho trẻ để phòng các loại bệnh viêm nhiễm là cần thiết. Có rất ít trường hợp cơ thể có phản ứng đối với tiêm chủng. Chỉ có bác sĩ mới là người quyết định không cần tiêm chủng cho trẻ.

Trong năm đầu, trẻ cần được tiêm chủng phòng lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván. Trong năm thứ hai, trẻ cần được tiêm phòng sởi, quai bị và 2 mũi phòng bạch hầu. Năm thứ 3, trẻ lại được tiêm phòng lao, bạch hầu, ho gà và uốn ván tới năm 7 tuổi. Trước khi tiêm chủng, trẻ cần được bác sĩ khám và đo nhiệt độ.

2. Đứa con sơ sinh của tôi khóc suốt 2 giờ liền sau khi tiêm phòng ho gà, nhiễm trùng và uốn ván. Sau đó cháu bị sốt. Tôi cần phải làm gì?

Việc trẻ kêu gào, khóc lóc kéo dài cũng có thể làm tăng thân nhiệt. Trong trường hợp đó, cần cởi bớt quần áo cho trẻ, đắp khăn ướt và gọi cấp cứu. Nếu trẻ sốt hơn 38 độ C, cần cho trẻ đi khám. Triệu chứng trên cũng có thể là phản ứng của trẻ đối với vacxin phòng ho gà.

3. Con tôi đã được tiêm chủng phòng sởi và quai bị. Sau này cháu có khả năng mắc các bệnh đó không?

Khả năng bị mắc bệnh là có nhưng rất thấp. Ngay cả khi trẻ có bị sởi hoặc quai bị thì cũng ở dạng nhẹ và không gây nguy hiểm gì.

4. Sau khi đã tiêm phòng ho gà, liệu con tôi có thể bị bệnh này không?

Hầu như không có chuyện đó, nếu có cũng chỉ ở dạng rất nhẹ.

5. Tôi đi công tác nước ngoài theo chồng và phải tiêm chủng. Liệu đứa con sơ sinh của chúng tôi có cần tiêm chủng không?

Các nước khác nhau tiến hành tiêm chủng phòng các loại bệnh khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh của từng nước. Bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi có quyết định cuối cùng.

6. Con tôi được tiêm chủng vào mông; sau 5 giờ, vết tiêm sưng lên và cứng lại. Tôi phải lau rửa chỗ đó thế nào? Phản ứng ở vết tiêm có bình thường không?

Chỗ tiêm chủng hơi sưng và cứng hoặc tấy đỏ là hiện tượng bình thường. Nhưng nếu xung quanh vết tiêm xuất hiện các vết chấm đỏ, hãy hỏi ý kiến bác sĩ vì đó có thể là dấu hiệu của viêm nhiễm hoặc phản ứng của cơ thể đối với vacxin. Trong trường hợp này, nên cho trẻ nằm lên giường, dùng dung dịch sát trùng lau xung quanh vết tiêm. Không được đụng vào vết tiêm; hãy cho trẻ mặc quần rộng. Lần sau khi tiêm chủng nên tiêm vào chỗ khác.

7. Tôi biết rằng đa số vacxin được làm từ trứng. Con tôi bị dị ứng với trứng. Vậy có nên cho cháu tiêm chủng không?

Có thể tiêm chủng được vì dị ứng với các vacxin hoàn toàn khác dị ứng với trứng.

8. Khi tiêm chủng cho trẻ, nên tiêm vào chỗ nào?

Mỗi loại vacxin có đường riêng của mình để vào cơ thể để chúng hòa tan được nhanh hơn.

9. Tại sao tiêm chủng phòng bệnh đậu mùa không được coi là bắt buộc đối với trẻ nữa?

Bệnh đậu mùa coi như đã được thanh toán hoàn toàn trên thế giới. 10. Tiêm chủng có nguy hiểm gì đối với trẻ không?

Nếu tuân thủ mọi quy định thì tiêm chủng hoàn toàn vô hại. Tiêm chủng làm tăng thêm sức đề kháng của cơ thể đối với một số bệnh nguy hiểm (có thể gây ra tử vong hoặc tàn tật ở trẻ).

Một phần của tài liệu 300 CÂU HỎI CHO BỐ MẸ TRẺ (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w