Nông dân nữa tự do là người có địa vị cao hơn nô lệ nhưng lại thấp hơn lệ nông, họ được giao cho một mảnh đất để canh tác và được truyền từ đời này sang đời 

Một phần của tài liệu bài tham khảo (Trang 25 - 28)

họ được giao cho một mảnh đất để canh tác và được truyền từ đời này sang đời  khác. Với sự phát triển của phương thức bóc lột phong kiến. Sự khác biệt  giữa 3  lược lượng lao động nông nghiệp ấy ngày càng ít. Họ dần biến thành 1 tầng lớp  có thân phận giống nhau đó là tầng lớp nông nô. 

Còn nông dân tự do vào đầu thế kỷ VII là tầng lớp đông đảo nhất trong giai cấp nông dân nhưng do thiên tai mất mùa gia súc chết không canh tác được thuế khóa nặng nề họ phải đi làm nghĩa vụ binh dịch một số bị phá sản nên không còn tư liệu sản xuất, họ phải lĩnh canh ruộng đất của lãnh chúa để làm ăn do đó biến thành nông dân lệ thuộc

Những nông dân chưa mất ruộng đất vì sự hạch sách o ép của quan lai và lãnh chúa nên phải đem  ruộng đất của mình hiến cho địa chủ thế tục và giáo hội để nhờ che chở rồi xin nhận lại mảnh ruộng ấy  để cày cấy. Họ đã biến thành một loại nông dân lệ thuộc tương tự như lệ nông hoặc nông dân nửa tự  do và đến đời con cháu họ thì hoàn toàn biến thành nông nô.     

Về kinh tế:

Họ được chủ giao cho một mảnh đất để cày cấy và phần diện tích đất thay đổi tùy theo từng nơi và từng thời kỳ nhưng thường là từ 10-15 ha. Phương thức canh tác luân canh 2 mảnh 1 năm chỉ cày cấy 1/2 hoặc 2/3 ruộng. Họ phải nộp địa tô cho lãnh chúa.

Trong thời kỳ hình thành chế độ phong kiến, hình thức địa tô phổ biến nhất là tô lao dịch. Mỗi tuần lễ 1 hộ nông nô phải cử 1 người khỏe mạnh đem theo công cụ và súc vật  kéo đến làm việc trên ruộng đất của lãnh  chúa 3- 4 ngày.Vào những dịp mùa màng bận rộn, mỗi gia đình nông nô, ngoài bà chủ và

các cô gái đã đến tuổi lấy chồng ra, tất cả những người có thể lao động được đều phải đến làm việc trên ruộng đất của chủ.

Từ thời kỳ giữa của chế độ phong kiến, lãnh chúa chuyển sang bóc lột nông nô theo hình thức địa tô hiện vật.

Ruộng đất được giao tất cả cho nông nô. Nông nô cày cấy và khi thu hoạch thì nộp một nữa  sản phẩm cho lãnh chúa. Vào cuối chế độ phong kiến, khi kinh tế hàng hóa – tiền tệ phát  triển, lãnh chúa sử dụng hình thức địa tô tiền. Nông nô, sau khi thu hoạch thì tự đem bán  sản phẩm và đem tiền nộp cho lãnh chúa 

Ngoài việc nộp địa tô là hình thức bóc lột chính của lãnh chúa, nông nô còn phải làm các việc khác cho lãnh chúa như vận chuyển, chữa nhà, chữa hàng rào, làm đường, bắc cầu… Bên cạnh những nghĩa vụ lao dịch đó, vào những ngày lễ tết, nông nô còn phải nộp cho chủ 1 số sản phẩm như gia cầm, trứng gà, rượu…Có khi còn phải nộp một ít tiền.

Một phần của tài liệu bài tham khảo (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PPT)

(28 trang)