H5,6.Mưa axit

Một phần của tài liệu Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐẤT DO CHẤT THẢI CỦA HOẠT ĐỘNG CÔNG NGHIỆP (Trang 30 - 34)

Bên cạnh đó tình trạng lắng đọng axit do khí thải từ các hoạt động công nghiệp vào môi trường ngày càng cao.

Ví dụ: Các vùng đất gần nhà máy sản xuất photpho, Flo, luyện kim dễ bị ô nhiễm vì khói bụi, hàm lượng flo chứa trong khoáng chất photpho sử dụng ở các nhà máy phân hoá học thường là 2 – 4 %, nếu khí thải không được xử lý thích đáng, có thể làm cho một vùng hàng ngàn km2 đất xung quanh bị ô nhiễm flo nặng. Ở gần các xưởng luyện kim, vì trong khí thải có chứa một lượng lớn các chất chì, Cadimi, Crom, đồng… nên vùng đất xung quanh sẽ bị ô nhiễm bởi những chất này.

Ngoài ra, do thải ra mặt đất một lượng lớn chất thải công nghiệp như than, khoáng vật từ các ống khói, lò nung, lò đúc gang… Những chất độc hại chứa trong

chất thải bị khử kiềm và bị lôi cuốn vào trong đất. Có thể nói dưới hình thức hơi, bụi, khí độc được tung vào không trung, chất thải lại rơi xuống đất, từ đó làm thay đổi thành phần hóa học của đất, độ pH của đất, thay đổi quá trình nitrat hóa của đất do đó ảnh hưởng đến vi sinh vật trong đất.

* Quá trình lắng động axit:

+ SO2 được tạo thành do đốt nhiên liệu chứa lưu huỳnh được thải vào khí quyển. Trong không khí, SO2 có thể tham gia vào nhiều quá trình khác nhau tạo thành SO42-

và theo nước mưa lắng đọng xuống đất.

SO2 + OH (+H2O +O2) H2SO4 + H2O

+ Các oxit nito bị chuyển hóa thành nitrat trong khí quyển rồi theo nước mưa vào đất. Mặt khác, đất cũng hấp thụ các khí NO và NO2 và các khí này cũng bị oxy hóa chuyển thành nitrat trong đất.

NO2 + OH  HNO3

NO2 + O3 NO3 + O2

NO2 + NO3 N2O5

N2O5 + H2O  HNO

Lắng đọng axit đã và đang gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho các hệ sinh thái trên cạn và dưới nước. Theo thời gian đất và nước mặt dần dần bị axit hóa làm cho hàm lượng nhôm linh động (Al3+) và Mn2+ tăng nhanh và gây độc hại cho các loại cây trồng và sinh vật nước ngọt. Nhiều thí nghiệm cho rằng nếu lượng Al3+ lớn hơn 6mg/kg đất sẽ làm giảm đáng kể năng suất. Mức độ axit hóa đất rừng ở nhiều nước ở Châu Âu trong 50 năm qua đã tăng từ 5 – 10 lần.

Đối với khu vực Châu Á, tần số mưa axit cũng tăng lên nhanh chóng. Sự lắng đọng axit đặc biệt cao đã xuất hiện ở Trung Quốc, đông bắc Ấn độ, Thái Lan, Hàn Quốc.

Ở Việt Nam, báo cáo hiện trạng môi trường năm 1994 của Bộ Khoa học, công nghệ và môi trường (nay là Bộ tài nguyên và môi trường) trình Quốc hội cho thấy có hiện tượng lắng đọng axit ướt cục bộ: có trận mưa pH=4,37; có trận pH=4,58. Đặc biệt ở Phù Liễn năm 1991 đã xuất hiện độ pH trung bình tháng của nước mưa là 5.2; 5.4; 5.5. Ở Cúc Phương năm 1990, pH trung bình của nước mưa ở các tháng trong năm là 5.1 – 5.91.

Cả nước chỉ có một nhà máy luyện gang từ quặng sắt ở Thái nguyên, nhà máy này vừa luyện gang và luyện cốc, khí thải của nhà máy chứa nhiều CO, CO2, CyHx, SOx, NH3 và bụi…Hiện nay nhà máy sản xuất với năng suất rất thấp.

Thường gặp nhất là lò luyện thép Hồ quang ở cả miền nam và miền bắc. Khi hoạt động, lò luyện thường làm ô nhiễm khu xung quanh vì khói bụi của quá trình sản xuất. Trong khí thải của lò, lượng CO cho tới 15% – 20% (thể tích).Tải lượng bụi trung bình tính theo thành phẩm là 6-9Kg/tấn thép hay 3~10g/m3 khí thải. Thành phần chủ yếu của bụi là oxit sắt, ngoài ra còn có oxit mangan, canxi, magie… Đây đang là nguồn gây ô nhiễm đáng kể nhất ở các khu công nghiệp, chưa kể tới trong các nhà máy này còn có các lò nung đốt dầu FO thải ra môi trường các loại khí độc hại đặc trưng.

Cùng ở dạng này ta còn gặp các lò sản xuất đất đèn, đá mài…Cũng là loại lò nung dùng hồ quang điện. Ngoài ra chúng ta còn phải chú ý đến khí thải của hàng trăm cơ sở nấu đúc kim loại nằm trong khu vực dân cư, các loại lò này thường dùng dầu FO và than đá làm nhiên liệu,nấu lại kim loại và phế liệu nên khói thải của các cơ sở thường làm ô nhiễm khu vực xung quanh.

Ngoài ra quặng sau khi sàng được đưa đến một lò nấu chính. Chất thải lò bao gồm chất thải nóng chảy gọi là xỉ, được phân tán trong đất, kèm theo sự phóng thích SO2, các khí khác và các kim loại ứng với các quặng đó.

4.3.3 Ảnh hưởng cuả khí thải tới sức khỏe con người 1) Khí CO

Khí không màu, không mùi, không vị. Tỷ trọng: 0,967. Do sự cháy không hoàn toàn của các vật liệu có chứa Cacbon. 250 triệu tấn/năm. Chiếm tỷ trọng lớn trong các chất ô nhiễm môi trường không khí. CO tác dụng mạnh với Hemoglobin (Hb), lấy oxy của Hemoglobin tạo thành cacboxy hemoglobin: HbO2 + CO -> HbCO +O2.

Cấp tính:đau đầu,ù tai,chóng mặt,buồn nôn mõi mệt,…Nặng: hôn mê, phù phổi cấp. Mãn tính: Thường bị đau đầu dai dẳng, chóng mặt, sụt cân, mỏi mệt, giảm bớt khả năng lưu chuyển oxi trong máu.

Thực vật: Nồng độ CO từ 100÷1000 ppm làm rụng lá,xoắn quăn,cây non chết,chậm phát triển.

2) Khí SO2:

Không màu, có vị cay,mùi khó chịu. SO2 có nhiều ở các lò luyện gang, lò rèn, lò gia công, những lò đốt than có chứa lưu huỳnh. 132 triệu tấn /năm (đốt than,sử dụng xăng dầu). SO2 tác dụng với hơi nước tạo thành H2SO4.

Nồng độ thấp: gây kích thích hô hấpcho người và động vật.

Nồng độ cao: gây đau đầu, nôn mửa, tức ngực, bệnh tật và bị chết. SO2 và H2SO4 làm thay đổi tính năng, màu sắc vật liệu, ăn mòn kim loại, giảm độ bền sản phẩm vải lụa và đồ dùng.

Đối với thực vật: SO2 tác hại đến sự sinh trưởng của rau quả, lá bị vàng, rụng hoặc bị chết.

Và một số chất khí khác cụ thể ở bảng sau: Chất khí gây ô

nhiễm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn phát sinh Tác dụng bệnh lý đối với con người

1.Andehyt Từ phân ly các chất dầu, mỡ và gyxerin bằng phương pháp nhiệt

Gây buồn phiền, cáu gắt, làm ảnh hưởng đến bộ máy hô hấp 2.Amoniac (NH3) Quá trình hóa học để sản

xuất phân đạm, sơn hay thuốc nổ

Gây viêm tấy đường hô hấp

3.Asin (AsH3) Quá trình hàn nối sắt thép hoặc quá trình sản xuất que hàn có chứa axit asen

Làm giảm nồng độ hồng cầu trong máu, tác hại thận, gây mắc bện vàng da

4.Clo Tẩy vải sợi và các quá trình hóa học tương tự

Gây nguy hại đối với toàn bộ đừờng hô hấp và mắt

5.Hydro xyanit Khói phun ra từ các là chế biến hóa chất, mạ kim loại

Gây tác hại đối với tế bào thần kinh, đau đầu, làm khô họng, mờ mắt.

6.Hydro florua (HF)

Khắc kính, tinh luyện dầu, sản xuất phân bón, sản xuất sành sứ, gốm, thủy tinh

Gây mệt mỏi toàn than, viêm da, gây bênh thận và xương

7.Hydro sulfua (H2S)

Công nghiệp hóa chất và tinh luyện nhiên liệu có đường, công nghiệp cao su, phân bón

Mùi giống mùi trứng thối, buồn nôn, kích thích mắt và họng

8.Nito oxit (NO) Công nghiệp làm mềm hóa than, pương tiện giao thông

Gây bệnh phổi và bộ máy hô hấp, tử vong do bệnh viêm đường hô hấp

9.Photgen (cacbon xyclorua)

Công nghệ hóa học và nhiệt Gây ho, buồn phiền, nguy hiểm đối với người bệnh phổi

10.Tro, muội, khói Từ lò đốt ở mọi ngành công nghiệp và ống xả khí của xe cộ

Một phần của tài liệu Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐẤT DO CHẤT THẢI CỦA HOẠT ĐỘNG CÔNG NGHIỆP (Trang 30 - 34)