Lập kế hoạch và xây dựng nội dung quan trắc

Một phần của tài liệu QUAN TRẮC- KHẢO SÁT MÔI TRƯỜNG II(QTKSMT NƯỚC - ĐẤT) (Trang 26 - 28)

Quan trắc khảo sát đánh giá chất lượng môi trường nước

3.2.2. Lập kế hoạch và xây dựng nội dung quan trắc

3.2.2.1. Khảo sát khẩn cấp

- Đánh giá hiện trạng sự cố

- Tổ chức tùy thuộc vào đối tượng, mục đích đợt khảo sát

- Để đảm bảo được chính xác, nhanh chóng, đội khảo sát cần phải có thẩm quyền về chuyên môn cần thiết cho đợt khảo sát

- Cần nhận được những thông tin, số liệu liên quan như: địa hình, khí hậu, chế độ thủy văn, đặc điểm vùng sinh thái, tài nguyên sinh học, tính chất của đất, mặt nước và hiện trạng sử dụng nó, tình hình dân cư, đặc điểm hệ sinh thái nhân văn,…

- Nắm được đặc điểm cơ sở gây ô nhiễm: vị trí, nguyên liệu, công nghệ, công suất, tính chất hoạt động gây ô nhiễm,…

- Phải có thiết bị, phương tiện đi lại, đo đạc, lấy mẫu…phù hợp với tình hình và tính chất ô nhiễm.

- Phải xác định được ranh giới vùng nghiên cứu, khảo sát: ranh giới địa lý, ranh giới hành chính, ranh giới về kinh tế,…

Tuy nhiên trong thực tế, đội khảo sát cần xác định ranh giới khảo sát 1 cách linh hoạt, phụ thuộc vào tính chất, khả năng phát tán ô nhiễm sao cho việc đánh giá thực hiện đầy đủ. Ngoài ra, vùng bị ô nhiễm cần chia ra nhiều khu vực có độ ưu tiên khác nhau: vùng bị ô nhiễm nặng khảo sát trước, vùng bị ô nhiễm nhẹ khảo sát sau.

3.2.2.2. Khảo sát (giám sát) định kỳ thường xuyên

- Đánh giá tác động do hoạt động của con người đối với chất lượng và khả năng sử dụng nước cho các mục đích khác nhau. Các trạm đánh giá tác động (impact station)

- Xác định chất lượng nguồn nước tự nhiên, trạm cơ sở → phản ánh chất lượng nguồn nước tự nhiên

- Giám sát nguồn gốc và đường di chuyển các chất độc hại trong môi trường nước cần có trạm tác động (điểm chịu tác động) và trạm cơ sở (điểm nền) - Đánh giá xu hướng cho vùng đại diện (xu hướng biến đổi chất lượng nước theo thời gian) → cần có trạm đánh giá xu hướng

Lưu ý:

1. Thời gian và tần suất lấy mẫu

- Tần suất lấy mẫu: khoảng thời gian liên tiếp giữa 2 lần lấy mẫu nhất định. Phụ thuộc vào yêu cầu, mục đích nghiên cứu, đặc điểm nguồn nước.

- Khi có những thay đổi theo chu kỳ hay có những biến động thường xuyên, tần suất lấy mẫu phải có khoảng thời gian đủ ngắn giữa 2 lần lấy mẫu liên tiếp để phát hiện được những thay đổi này.

- Tần số lấy mẫu càng dày thì độ chính xác càng cao. Nhưng trong thực tế do hạn chế nhân lực, thiết bị, kinh phí,…nên tần số lấy mẫu chỉ có thể thực hiện ở mức chấp nhận được.

- Trường hợp khảo sát ô nhiễm do sự cố môi trường việc thu mẫu cần được thực hiện hàng ngày hoặc nhiều lần trong ngày ở nhiều vị trí khác nhau phụ thuộcvào

mức độ sự cố, chế độ thủy văn, địa hình và đặc điểm phân bố dân cư, sản xuất trong vùng.

2. Việc thu mẫu và bảo quản mẫu cần phải theo đúng qui trình thu mẫu và bảo quản mẫu đối với mỗi loại nguồn nước theo tiêu chuẩn quy phạm nhà nước. Chú ý rằng số liệu phân tích sẽ không có giá trị nếu việc bảo quản mẫu không được thực hiện đúng qui trình.

Một phần của tài liệu QUAN TRẮC- KHẢO SÁT MÔI TRƯỜNG II(QTKSMT NƯỚC - ĐẤT) (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w