Truyện Kiều

Một phần của tài liệu Ôn tập văn học 10 part 7 pps (Trang 26 - 31)

1. Nguyễn Du dựa vào cốt truyện "Kim Vân Kiều truyện" của Thanh Tâm Tài Nhân, đời

Thanh Trung Quốc để sáng tạo

ra truyện Kiều, dài 3254 câu thơ lục bát, kiệt tác số một, "tập đại thành" của nền thơ ca cổ điển Việt Nam.

2. Cốt truyện

Về đời Minh, có gia đình Vương Viên ngoại ở Bắc Kinh sinh thành được ba người con: Thuý K iều, Thuý Vân, Vương

Quan. Hai chị em Kiều nhan sắc tuyệt trần, riêng Kiều còn có tài thi hoạ, ca, ngâm. Nhân ngày hội Đạp Thanh ba chị em

Kiều đi chơi xuân, gặp một văn nhân tên là Kim Trọng "tình trong như đã mặt ngoài còn e". Kim Trọng tìm cách gặp gỡ Kiều,

nhờ cành kim thoa mà hai người ước hẹn, thề nguyền dưới trăng "trăm năm tạc mộ chữ đồng đến xương". K im Trọng phải về

Liễu Dương hộ táng chú. Gia đình K iều gặp tai biến, Kiều phải bán mình cho Mã Giám Sinh để lấy tiền chuộc cha. Nàng trao

duyên cho Thuý Vân rồi theo họ Mã về Lâm Trụy. Kiều mắc lận Sở Khanh, bị Tú Bà làm nhục. Kiều vào lầu xanh lần thứ

nhất. Kiều được Thúc Sinh chuộc ra lấy làm vợ lẽ. Hoạn Thư đánh ghen. Kiều bỏ trốn khỏi nhà Hoạn Thư, lại rơi vào tay

Bạc Bà, Bạc Hạnh. Kiều vào lầu xanh lần thứ hai tại Châu Thai. Kiều được Từ Hải chuộc, lấy từ Hải trở thành mệnh phụ phu

nhân. Kiều báo ân báo oán. Kiều và Từ Hải mắc lừa Hồ Tôn Hiến. Từ Hải bị giết chết, Kiều bị ép lấy viên thổ quan, nàng

nhảy xuống sông Tiền Đường tự tử nhưng được cứu thoat rồi đi tu.

Kim Trọng trở lại vườn Thuý, kết duyên với Thuý Vân. Kim Trọng và Vương Quan thi đỗ được bổ đi làm quan. Cả gia

đình qua sông Tiền Đường may mắn gặp vãi Giác Duyên, tìm đến ngôi chùa Kiều đi tu. Kiều gặp lại cha mẹ, hai em và chàng

Kim sau 15 năm trời lưu biệt...

3. Giá trị nội dung

a. Giá trị tố cáo hiện thức: lên án xã hội phong kiến thối nát, những thế lực hắc ám tàn

bạo, dã man đã chà đạp lên quyền

sống và hạnh phúc con người như bọn quan lại tham ô thối nát, bọn buôn thịt bán người, bọn ma cô lưu manh tàn ác; lên án

mặt trái của đồng tiền hôi tanh...

b. Giá trị nhân đạo: xót thương cho nỗi đau khổ của con người, tài sắc bị dập vùi, nói lên

ước mơ về hạnh phúc, tự do và

công bằng, đề cao quyền sống của con người, v.v...

4. Giá trị nghệ thuật

a. Nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc, tạo ra những mẫu người với những tính cách

tiêu biểu cho cái đẹp, cái xấu,

cái thiện, cái ác... trong xã hội phong kiến suy tàn, thối nát.

b. Nghệ thuật tự sự, hấp dẫn, cảm động, tạo ra những tình huống, những bi kịch. Lúc

miêu tả, lúc tả cảnh ngụ tình, lúc

đối thoại, câu truyện về nàng Kiều diễn biến qua trên ba nghìn câu thơ liền mạch.

c. Ngôn ngữ thi ca: N guyễn Du đã kết hợp tài tình giữa ngôn ngữ bác học, sử dụng điển

tích, thi liệu văn học cổ Trung

trau chuốt, mượt mà, mẫu mực.

Cho đến nay chưa có nhà thơ Việt Nam nào viết thơ lục bát trên ba nghìn câu hay bằng Nguyễn Du. "Truyện Kiều" xứng

đáng là "tiếng thương như tiếng mẹ du những ngày" (Tố Hữu).

IV. Những ý kiến, những lời thơ hay và đẹp nói về "Truyện Kiều"

1… "Tố Hữu tử dụng tâm đã khổ, tự sự đã khéo, tả cảnh đã hệt, đàm tình đã thiết, nếu

không phải có cái mắt trông thấu

cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời, thi tài nào có cái bút lực ấy..." (Mộng Liên Đường)

2... "Ngọc diện khởi ưng mai thuỷ quốc Băng tâm tự khả đối K im Lang..."

(Phạm Q uí Thích) "Mặt ngọc nỡ sao vùi đáy nước,

Lòng trinh không thẹn với K im Lang"

(Nguyễn Quảng Tuân dịch)

3… Mười năm qua, nay trở lại hoà bình.

Trăng ly biệt lại đoàn viên trước cửa.

Cảo thơm đặt trước đèn, tôi giở

Mỗi trang Kiều rung một bóng trăng thanh. Chạnh thương cô Kiều như đời dân tộc Sắc tài sao mà lại lắm truân chuyên Cành xuân phải trao tay khi nước mất Cỏ bên trời xanh một sắc Đạm Tiên. Bỗng quý cô Kiều như đời dân tộc

Chữ kiên trinh vượt trăm sóng Tiền Đường Chàng Kim đã đến tìm, lau giọt khóc

Và lò trầm đêm ấy toả bay hương...

("Đọc Kiều"- Chế Lan Viên)

4... Trải qua một cuộc bể dâu

Câu thơ còn đọng nỗi đau nhân tình

Nỗi chìm kiếp sống lênh đênh

Tố Như ơi, lệ chảy quanh thân Kiều...

("Bài ca mùa xuân 1961"- Tố Hữu).

5... Tiếng thơ ai động đất trời

Nghe như non nước vọng lời ngàn thu

Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du,

Tiếng thương như tiếng mẹ ru mhững ngày. Hỡi Người xưa của ta nay,

K húc vui xin lại so đây cùng Người!

("Kính gửi cụ Nguyễn Du"- Tố Hữu) Trao duyên

(Trích "Truyện Kiều")

Cậy em, em có chịu lời,

Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa. Giữa đường đứt gánh tương tư, Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em. Kể từ khi gặp chàng Kim ,

Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề. Sự đâu sòng gió bất kỳ,

Hiều tình khôn lẽ hai bề vẹn hai? Ngày xuân em hãy còn dài,

Xót tình máu mủ, thay lời nước non. Chị dù thịt nát xương mòn,

Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây. Chiếc thoa với bức tờ mây

Duyên này thì giữ, vật này của chung. Dù em nên vợ nên chồng,

Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên!

Mất người còn chút của tin,

Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa.

Mai sau dù có bao giờ,

Đốt lò hương ấy, so tơ phím này.

Trông ra ngọn cỏ gió cây, Thấy hiu hiu gió, thì hay chị về. Hồn còn mang nặng lời thề,

Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai. Dạ đài cách mặt, khuất lời,

Rảy xin chén nước cho người thác oan. Bây giờ trâm gãy bình tan,

Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân! Trăm nghìn gửi lạy tình quân

Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi.

Phân sao phận bạc như vôi?

Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng.

Ôi Kim Lang! Hỡi K im lang! Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!

I. Xuất xứ

Đoạn thơ dài 34 câu, từ câu 732 đến câu 756 trong Truyện Kiều, khởi đầu bi kịch cho quãng đời 15 năm trời lưu lạc của

Thuý K iều.

II. Đại ý

Kiều trao duyên cho Thuý Vân, gửi lại em gái những kỉ vật của mối tình chung. N àng đau khổ khóc than cho mối tình đầu

tan vỡ, cay đắng cảm thấy mình là con người phụ bạc.

III. Phân tích

1. Kiều cầu khẩn, van lạy em gái, cậy nhờ em gái "chịu lời", nhận lời chịu uỷ thác một

việc hệ trọng. Em gái đã trở thành ân

nhân của chị gái. Kiều đã lấy "lễ" đối xử với em: "N gồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa". "Lạy rồi sẽ thưa" - cử chỉ trang trọng,

trang nghiêm.

Kiều thổ lộ với em mối tình đẹp với chàng K im: "Chén thề": chén rượu hai người cùng uống dưới trăng đêm tình tự thề

nguyền: "Trăm năm tạc một chữ đồng đến xương". "Q uạt ước": chiếc quạt mà Thuý Kiều đã tặng Kim Trọng. Đó là một mối

tình đã thề nguyền thuỷ chung và đẹp.

Trước gia biến "sóng gió bất kỳ", giữa tình và hiếu "khôn lẽ hai bề vẹn hai". Chị phải đặt chữ hiếu lên chữ tình. Chị phải

trao duyên cho em bởi lẽ em là "tình máu mủ" của chị, hơn nữa cuộc đời em còn trẻ còn chứa chan hạnh phúc:

"Ngày xuân em hãy còn dài,

Xót tình máu mủ thay lời nước non".

"Lời nước non" là lời thề chỉ non thề biển; son sắc thuỷ chung. "Thay lời nước non" nghĩa là thay chị, em lấy chàng Kim trả

Một phần của tài liệu Ôn tập văn học 10 part 7 pps (Trang 26 - 31)