Triết học của Hêghen đã ảnh hưởng rất quan trọng về mặt lý luận đến sự hình thành thế giới quan duy vật biện chứng của Mác và Ăngghen. Hai ông đã tiếp thu có phê phán triết học của Hêghen. Công lao của Hêghen theo Mác và Ăngghen là ở chỗ phê phán phương pháp siêu hình, diễn đạt một cách hệ thống rõ ràng những quy luật và phạm trù của phép biện chứng. Mác và Ăngghen đã vận dụng những tư tưởng cách mạng trong phép biện chứng của Hêghen để luận giải cho những khát vọng dân chủ cách mạng của mình. Đồng thời, Mác và Ăngghen cũng đã phê phán chủ nghĩa duy tâm của Hêghen biểu hiện trong học thuyết về “Ý niệm tuyệt đối”, trong quan niệm về nhà nước và pháp quyền.
Trên cơ sở phê phán chủ nghĩa duy tâm, giải phóng phép biện chứng của Hêghen khỏi tính thần bí, Mác và Ăngghen đã xây dựng phép biện chứng duy vật và đây chính là hình thức cao nhất của phép biện chứng.
Câu 7 : Nội dung cơ bản của TH Phơbách trong TH cổ điển Đức và ảnh hưởng của nó đến sự ra đời của CN Mác .
TH cổ điển Đức là một giai đoạn lịch sử tương đối ngắn nhưng nó dã tạo ra những thành quả kỳ diệu trong lịch sử TH . Trước hết nó dã từng bước khắc phục những hạn chế siêu hình của TH duy vật thế kỷ XVII – XVIII . Thành quả lớn nhất của nó là những tư tưởng biện chứng đạt đến trình độ một hệ thống lý luận , điều mà phép biện chứng thời cổ đại Hy lạp đã chưa có thể đạt tới và CN duy vật thế kỷ XVII – XVIII Tây âu cũng không có khả năng tạo ra .
Một trong số các triết gia tiêu biểu của TH cổ điển Đức là Phơ – bách . Ông làm sống lại CN duy vật thế kỷ XVII – XVIII và làm phong phú một cách sáng tạo thế giới quan duy vật
- Tóm tắt tiểu sử và tác phẩm :
Phơ – bách sinh năm 1804 mất năm 1872 , ông sinh ra trong một gia đình luật sư nổi tiếng ở Đúc . Thời trẻ ông học Trường Đại học Ber – lin , tham gia phái Hêgel trẻ , về sau tách khỏi phái này và xây dựng hệ thống TH riêng của mình , gọi là CN duy vật Phơ – bách . Ông viết khá nhiều tác phẩm :
+ Luận văn tiến sĩ ( 1828 )
+ Những ý nghĩ về cái chết và sự bất tử ( 1830 ) + Góp phần phê phán TH Hêgel (1839 )
+ Bản chất Đạo Thiên chúa ( 1841 )
+ Những quan điểm cơ bản của TH tương lai ( 1842 )
* Những nội dung cơ bản của TH Phơ- bách : + Quan điểm về bản thể luận TH :
Phơ – bách là người có công trong việc phát triển CN duy vật , trước hết ông thừa nhận thế giới quan tự nhiên ( bao gồm cả con người ) tồn tại khách quan . Cơ sở tồn tại của giới tự nhiên nằm ngay trong lòng giới tự nhiên , chứ không phải giới tự nhiên là sự tồn tại khác của tinh thần . Ông cho rằng Ý thức của con người là sản phẩm của bộ óc người , một dạng vật chất đặc biệt có khả năng phản ánh thế giới vật chất , từ đó cho phếp khẳng định mối quan hệ khắng khít giữa vật chất và ý thức . Phơ – bách khẳng định : Không gian và thời gian tồn tại khách quan , không có vật chất tồn tại bên ngoài không gian và thời gian , ông thừa nhận sự tồn tại khách quan của các qui luật tự nhiên , thừa nhận sự vận động và phát triển của giới tự nhiên diễn ra một cách khách quan , trong những điều kiện nhất định dẫn tới sự xuất hiện của đời sống hữu cơ và xuất hiện con người .
+ Quan điểm về lý luận thực tiễn :
Phơ – bách phê phán hệ thống duy tâm khách quan của Hêgel , ông khẳng định : Đối tượng của nhận thức nói chung và của TH nói riêng là giới tự nhiên và con
người .Ông khẳng định con người có khả năng nhận thức được giới tự nhiên , khả năng đó đối với mổi người là có hạn , nhưng đối với toàn bộ loài người là vô hạn .
Ông thừa nhận quá trình nhận thức gồm 2 giai đoạn là giai đoạn trực quan cảm tính và giai đoạn tư duy trừu tượng , ông là người thấy được mối quan hệ chặc chẻ giữa trực quan cảm tính và tư duy lý tính .
Hạn chế trong lý luận nhận thức của Phơ – bách là chưa thấy được vai trò của thực tiễn , cho nên chủ nghĩa duy vật của Phơ – bách xét về toàn bộ chỉ là CN duy vật siêu hình .
- Quan điểm Phơ – bách về con người :
Phơ – bách là người đi sâu nghiên cứu con người , ông coi con người là đối tượng cao nhất của TH , vì vậy CN duy vật của ông được gọi là CN duy vật nhân bản , Phơ bách đi sâu lý giải nguồn gốc con ngưòi , con người vừa có nguồn gốc tự nhiên , vừa có nguồn gốc XH , vì con người là sản phẩm của giới tự nhiên và con người sống thành cộng đồng XH . Phơ – bách đi đến khẳng định con người có bản chất XH , đó là tình yêu thương giữa con người với con người .
CN duy vật nhân bản của Phơ – bách là một đóng góp lớn vào cuộc đấu tranh chống lại việc giải thích duy tâm về vấn đề con người .
Tuy nhiên con người trong TH Phơ – bách vẫn là con người trừu tượng , bị tách khỏi những điều kiện kinh tế - XH và lịch sử con người , do đó Phơ – bách chưa lý giải đúng vấn đề bản chất con người .
+ Quan điểm của Phơ – bách về XH và tôn giáo :
Phơ-bách là người phê phán mạnh mẽ tôn giáo , ông cho rằng tôn giáp là sản phẩm của tâm lý cá nhân và bản chất con người , tôn giáo thể hiện sự mềm yếu bất lực của con người đối với các vấn đề XH , là sự thể hiện bản chất của con người dưới hình thức thần bí .
Bên cạnh những mặt tích cực của Phơ –bách trong việc lý giải nguồn gốc tôn giáo , tuy nhiên hạn chế của ông là chưa đề cập đến những cơ sở kinh tế -XH của vấn đề . Đây cũng là hạn chế chung của các nhà tư tưởng trước Mác trong việc lý giải nguồn gốc và bản chất tôn giáo .
** Anh hưởng của tư tư tưởng Phơbách đối với sự ra đời triết học Mác
Tuy còn những hạn chế nhất định nhưng với những thành tựu to lớn và toàn diện của mình , CN duy vật của Phơ – bách được coi là một tiền đề lý luận trực tiếp cho sự ra đời của TH Mác .
Những tư tưởng duy vật vô thần của Phơbách là tiền đề lý luận quan trọng cho bước chuyển của Mác và Ăngghen từ chủ nghĩa duy tâm sang chủ nghĩa duy vật, từ lập trường dân chủ cách mạng sang lập trường cộng sản. Phơbách là người đã phê phán gay gắt triết học duy tâm của Hêghen, phê phán mạnh mẽ tôn giáo. Phơbách khẳng định giới tự nhiên là tính thứ nhất, tồn tại vĩnh viễn không phụ thuộc vào ý
thức con người. Con người là sản phẩm của giới tự nhiên. Không phải thần thánh sáng tạo ra con người, mà con người sáng tạo ra thần thánh (những tư tưởng duy vật của Phơbách được trình bày chủ yếu trong tác phẩm triết học “Bản chất đạo cơ đốc”). Tuy chịu ảnh hưởng của triết học Phơbách, nhưng Mác và Ăngghen đã tiếp thu triết học đó một cách có phê phán. Hai ông đã vạch ra những hạn chế trong triết học của Phơbách là khi phê phán Hêghen, Phơbách đã vứt bỏ hoàn toàn triết học của Hêghen mà không thấy hạt nhân hợp lý của nó là phép biện chứng. Không hiểu được vai trò của hoạt động thực tiển, không hiểu đúng bản chất và ý nghĩa lịch sử của cuộc đấu tranh chính trị- xã hội của quần chúng nhân dân. Do đó, chủ nghĩa duy vật của Phơbách vẫn là chủ nghĩa duy vật siêu hình và trong quan niệm về xã hội vẫn chưa thoát khỏi chủ nghĩa duy tâm. Trên cơ sở phê phán sâu sắc những hạn chế của chủ nghĩa duy vật của Phơbách, Mác và Ăngghen đồng thời nhấn mạnh vai trò to lớn của nó trong cuộc đấu tranh với tôn giáo, với chủ nghĩa duy tâm và trong việc hình thành thế giới quan duy vật biện chứng của mình.