Social network

Một phần của tài liệu Đề tài " CHIẾN LƯỢC XÚC TIẾN CHO CHƯƠNG TRÌNH “DU HỌC MỸ " " ppsx (Trang 32 - 37)

III. Tổng quan về Marketing trực tuyến (E-Marketing) 1.E-marketing là gì?

2. Công cục ủa E-Marketing?

2.3 Social network

Mạng xã hội, hay gọi là mạng xã hội ảo, (social network) là dịch vụ nối kết các thành viên cùng sở thích trên Internet lại với nhiều mục đích khác nhau không phân biệt không gian và thời gian (theo định nghĩa Wikipedia). Việc thành lập những cộng đồng ảo mới và sự hoán đổi ngôi vị của những mạng dẫn đầu đang diễn ra từng ngày với tốc độ chóng mặt. Song song đó là xu hướng hình thành những cộng đồng trực tuyến gắn với những nhóm nghề nghiệp và lợi ích đặc thù. Giá trị cốt lõi của một mạng xã hội bất kỳ phụ thuộc vào sự tham gia của các thành viên trong mạng.

- Các mạng xã hội cho phép các công ty chủ động tạo dựng và phát triển

profile, quảng cáo sản phẩm hay tiết lộ những thông tin có ích, và xa hơn là hòa nhập và trở thành một phần của cộng đồng. Đó là lý do mà theo ông Lucas Watson, người phụ trách toàn cầu về chiến lược kinh doanh kỹ thuật số của tập đoàn P&G cho rằng: “ Các marketer phải học cách kết nối với người tiêu dùng và tạo ra ảnh hưởng trên các mạng xã hội, nó sẽ mang đến cho bạn những thành quả tuyệt vời”.

- Marketer cần biết gì khi sử dụng khi sử dụng cộng đồng ảo: - Ưu điểm:

o Trước tiên cần thấy rằng mạng xã hội ảnh hưởng đến khả năng thành công của chiến dịch tiếp thị trực tuyến trên hai khía cạnh: giúp lan truyền thông tin tích cực, mới lạ về sản phẩm, cũng như những phản hồi từ người tiêu dùng tiềm năng; khả năng của mạng xã hội là giúp kết nối cá nhân, giúp người này “gặp” người khác, từ đó làm tăng khả năng thành viên mới tham gia vào cộng đồng.

o Để việc tham gia vào mạng xã hội mang lại hiệu quả tích cực cho chiến dịch marketing, cần có sự bố trí lực lượng hợp lý, trong đó marketer cần quan tâm tới ba nhóm người sau:

o Connector – người kết nối, đóng vai trò là “người kết dính xã hội”,

có tầm ảnh hưởng lớn, là người sẽ giới thiệu người tiêu dùng với những nhóm mà “họ nên biết”

o Maven – người môi giới thông tin, là người không ngừng nói với

khách hàng tiềm năng về những cơ hội tốt , là người luôn đưa ra những lời khuyên về việc mua cái gì và nên tới đâu để mua hàng.

o Salesmen – nhà truyền giáo, thúc đẩy khách hàng hành động nói

cách khác là thuyết phục họ mua hàng.

o Trong thời đại của web2.0, thành công của một chiến dịch marketing không chỉ phụ thuộc vào số lượng người tham gia vào cộng động do marketer tạo ra, mà còn liên quan vấn đề đo lường mức độ phản hồi, tiếp nhận của các thành viên trong cộng đồng một cách nhanh nhất. Nhờ công nghệ mới, marketer có thể tổng hợp được ngay những dữ liệu quan trọng như: thu nhập bình quân theo người sử dụng, khả năng sinh lời của các hàng cá nhân, hay hệ số ROI của quảng cáo…Những số liệu này có thể được cập nhật hàng ngày, thậm chí hàng giờ tới marketer.

- Nhược điểm:

o Tính lan truyền theo cấp số nhân của cộng đồng ảo cũng sẽ là cách thức hủy hoại một nhãn hàng nhanh nhất khi có thông tin không tốt về sản phẩm. Chính điều này làm cho mạng xã hội trở thành một con dao hai lưỡi, đòi hỏi các marketer phải rất cẩn thận trong khi triển khai chiến dịch Online Marketing.

(Theo nguồn : Tạp chí marketing Việt Nam – Số 53-4:2009)

• Trong chiến dịch marketing cho gói sản phẩm quần jeans và giày dép, Levi’s đã tung ra một widget gồm các slide mô tả sản phẩm, kèm theo những đoạn nhạc nhằm tăng sự thu hút với những phụ nữ thành thị và một mẩu giấy điện tử có thể chỉnh sửa để người dùng để lại tin nhắn hay thông báo nơi họ sẽ đến mua hàng.Kết quả, sản phẩm được bán hết trong vòng chưa đầy một ngày.

Widget là một mẩu (box) nội dung di động có mã số có thểđược cài đặt và hoạt động trong bất kỳ đoạn mã HTML riêng lẻ trên trang web, trang chủ cá nhân, màn hình vi tính, blog hoặc mạng xã hội của người sử dụng mà không cần biên dịch.

Widget thường tồn tại dưới dạng DHTML, JavaScript, hoặc Adobe Flash và làm việc như một chương trình hoặc ứng dụng mini. Widget thường bao gồm tin tức, thời tiết, đồng hồ, game...

• Quảng bá thương hiệu bằng widget là cách tạo ra một chương trình có những ứng dụng hữu ích liên quan đến sản phẩm, thương hiệu để thu hút người sử dụng tải về máy tính, trang web, blog, mạng xã hội...Widget nhận được sự tin tưởng rất cao của người dùng Internet vì nó được chính họ lựa chọn và chủ động tải về, công cụ này cũng tạo sự tương tác thường xuyên với khách hàng khi hiện trên màn hình máy tính của họ mỗi ngày và có sức lan tỏa lớn vì có thểđược chia sẻ với nhiều người.

Bí quyết tạo một widget hiệu quả.

• Để đạt đươc hiệu quả, những widget quảng bá thương hiệu phải lôi kéo được nhiều người dùng sử dụng thường xuyên, có những ứng dụng phổ biến và nhất là đúng đối tượng khách hàng mục tiêu. Muốn vậy, các Marketer cần lưu ý:

o Đem lại giá trị cho người tiêu dùng: Widget phải có những yếu tố giải trí (game, đố vui, những đoạn quảng cáo phim...), gia tăng sức ảnh hưởng của người sử dụng với cộng đồng qua việc để họ thể hiện bản thân theo những cách mới lạ như cá nhân hóa các slide, nâng

cấp chủ đề tin nhắn, tạo playlist trong MP3...đồng thời phải thường xuyên tăng thêm những đặc điểm mới để lôi cuốn người dùng quay lại.

o Đơn giản, tập trung và có liên quan: Bạn cần tạo ra một vài ứng dụng chính làm nổi bật thông điệp mà vẫn có đủ sức thu hút chỉ với vài cú click chuột.

o Gia nhập vào những trang web quyền lực: các mạng xã hội như MySpace hay Facebook đều có chính sách mở các platform cho những nhà phát triển widget. Bạn có thể tận dụng những cơ hội này để quảng bá thương hiệu với các thành viên trong mạng xã hội và bạn bè của họ qua việc cho phép người dùng dễ dàng tương tác và chia sẻ nội dung.

o Tối ưu hóa mức độ sử dụng: Những widget được cài đặt đều gửi về một file có mã số riêng, vì thế có thể nhanh chóng nhận được phản hồi và phát triển nội dung theo nhu cầu của người dùng. Bạn cũng có thể linh động trong việc điều chỉnh ngân sách và chiến lược để trở thành kênh quảng bá tốt nhất.

o Lên kế hoạch cho những chiến dịch tiếp theo: Khi chiến dịch kết thúc, thay vì bỏ mặc nội dung gốc của một widget, bạn có thể duy trì cho một chiến dịch tiếp theo bằng cách tạo ra nội dung mới dựa trên phản hồi của người dùng.

o Bắt kịp hành vi của người sử dụng: Xu hướng trong giao tiếp và tự thể hiện của cộng đồng mạng đang có nhiều thay đổi như gửi tin nhắn nhiều hơn email và các tin nhắn xuất phát từ profile trong mạng xã hội...Do đó, bạn phải tạo ra một widget phù hợp với những hành vi mới của người dùng để tăng tính cạnh tranh. Các thương hiệu thất bại trong việc tương tác với người dùng có thể là do không tạo mối quan hệ với những người có sức ảnh hưởng lớn, hoặc để cho đối thủ cạnh tranh có đươc mối quan hệ với họ.

(Theo nguồn : Tạp chí marketing Việt Nam – Số 53-4:2009)

2.5 Email

38% người sử dụng Internet tại Việt Nam trong độ tuổi từ 18-30 có sử dụng email,

con số này ở độ tuổi 40-50 là 34%. Theo nghiên cứu của AC Nielsen 2008, email

đứng thứ 4 trong các hoạt động được sử dụng nhiều nhất trên Internet. Đặc biệt ở TP.HCM, mức độ sử dụng email hằng ngày và thường xuyên chiếm đến 73% (theo nghiên cứu của FTA 2008). Những con số trên khiến các marketer không thể bỏ qua công cụ quảng bá đầy tiềm năng: Email marketing.

Lợi thế của Email marketing

o Chỉ trong tích tắc có thể chuyển cùng một thông điệp tới hàng trăm ngàn người với chi phí bằng 1/5, thậm chí chỉ 1/10 so với gửi thư thông thường; nội dung sống động với hình ảnh, âm thanh, video...mà không tốn chi phí in ấn, xuất bản, lại dễ dàng cập nhật, chỉnh sửa; có thểđo lường hiệu quả và nhanh chóng nhận được phản hồi từ khách hàng...Đó là những ưu điểm mà email marketing có thể tạo ra cho chiến dịch tiếp thị của doanh nghiệp. Tuy nhiên, thách thức lớn nhất với việc phát triển email marketing là nỗi lo ngại bị xem là hình thức “spam” hộp thư của khách hàng.

Thực hiện email marketing hiệu quả

Email marketing có thể tạo ra được hiệu quả hay không phụ thuộc rất lớn vào phương pháp và quá trình thực hiện của các doanh nghiệp, trong đó có năm vấn đềđáng chú ý sau:

o Đúng người: quan trọng nhất trong việc sử dụng email marketing là có một danh sách khách hàng mục tiêu đồng ý nhận email. Danh

sách này có thểđược tạo ra bằng những mẩu đăng ký thành viên trên trang web, tổ chức sự kiện online, offline...Đây chính là những người có quan tâm đến sản phẩm, thương hiệu nên tỉ lệ nhận và mở email là rất cao.

o Đúng nội dung: Các nhà cung cấp dịch vụ email đều có hệ thống chấm điểm “spam” như cách thể hiện tiêu đề, sự liên quan giữa tiêu đề và nội dung, dung lượng hình trong một email...Nếu người dùng nắm rõ các quy tắc này sẽ thiết kếđược một email “hợp pháp”.Cũng cần đăng ký với các nhà cung cấp dịch vụ để nhận thông báo khi

email bị coi là phiền nhiễu, nhanh chóng đưa email của các khách hàng này ra khỏi danh sách.

o Để tạo nội dung hấp dẫn, email mẫu nên được thiết kế có độ rộng dưới 500 pixel, tựa đề dưới 35 ký tự và không nên sử dụng tiếng việt có dấu, để thông điệp chính bên tay trái và nên có những văn bản thay thế cho hình ảnh vì một số công cụ như Microsof Outlook có tính năng chặn hình ảnh. Điều quan trọng là nội dung nên được thiết kếđộng và cá nhân hóa.

o Đúng thời điểm: Tìm hiểu thói quen của đối tượng để email có cơ hội được mở ra nhiều nhất. Email cho doanh nghiệp nên gửi vào ban ngày từ thứ 2 đến thứ 6, email cho người tiêu dùng hiệu quả rất cao như kết hợp với direct email (dùng email để thông báo trước rồi gửi thư trực tiếp đến những người có phản hồi với email thì cơ hội sẽ cao hơn do chọn được đối tượng có quan tâm đến chương trình).

o Để đo lường hiệu quả và có những thay đổi thích hợp, doanh nghiệp thường xuyên thực hiện báo cáo về: tổng sốemail được gửi đi, tỉ lệ

email bị trả về, tỉ lệ email bị từ chối, tỉ lệ email được mở, mở như thế nào, ởđâu, tỉ lệ click đường dẫn...

(Theo nguồn : Tạp chí marketing Việt Nam – Số 53-4:2009)

Một phần của tài liệu Đề tài " CHIẾN LƯỢC XÚC TIẾN CHO CHƯƠNG TRÌNH “DU HỌC MỸ " " ppsx (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)