Khuyến nghị

Một phần của tài liệu CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT BỊ BẠO LỰC GIA ĐÌNH Trường hợp em Lò Văn P (Trang 28 - 30)

- Hàng xóm – Nơi gia đình P sinh sống:

2.Khuyến nghị

Qua quá trình can thiệp với đối tượng là trẻ em khuyết tật bị bạo lực gia đình, tôi xin đưa ra một số kiến nghị và giải pháp như sau:

2.1. Đối với Đảng và Nhà nước:

- Đảng và Nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ, giúp đỡ các em về cả vật chất và tinh thần. Cần thành lập thêm nhiều Trung tâm khuyết tật nữa để các em có môi trường sinh hoạt lành mạnh, có nơi chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các bạn cùng trang lứa, cùng cảnh ngộ.

- Đảng và Nhà nước cần có các chính sách tạo việc làm cho các đối tượng là NKT khi đã được học các nghề thành thạo để họ có cơ hội làm việc, kiếm sống, cải thiện cuộc sống cho bản thân cũng như cho gia đình.

- Cần tổ chức tuyên truyền nhiều hơn, sâu rộng hơn về Luật người khuyết tật tới nhân dân, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn và phát huy hiệu quả hơn nữa các chủ trương, chính sách hỗ trợ người khuyết tật của Đảng, Nhà nước đã đề ra.

2.2. Đối với gia đình:

- Người khuyết tật luôn gặp khó khăn về hoàn cảnh bản thân mình, họ luôn cảm thấy mặc cảm tự ti. Lúc này gia đình là vừa là nơi che chở nhưng cũng là nơi duy nhất có thể lấp đầy những lỗ trống còn thiếu hụt cho họ.

- Gia đình đối với người khuyết tật vận động nói riêng và người khuyết tật nói chung đóng vai trò quyết định sự phát triển hoàn thiện cũng như nhân cách cá nhân, vì vậy mỗi gia đình nên dành tình cảm đặc biệt với người khuyết tật.

2.3. Đối với cộng đồng:

- Người khuyết tật đang rất cần sự chung tay chia sẻ, giúp đỡ của những cá nhân, tập thể trong xã hội đặc biệt là các tổ chức tình nguyện, doanh nghiệp và các nhà hảo tâm cả về mặt vật chất cũng như tinh thần, tổ chức các hoạt động vui chơi ý nghĩa để động viên về tinh thần cho NKT.

- Cộng đồng cần thay đổi thái độ, cách nhìn nhận đối với NKT, xem các em là những thành viên bình thường của xã hội chứ không nhìn các em với sự thương hại hay khinh thường, miệt thị… để các em có cơ hội được học hành và phát triển bình thường .

3.4. Đối với nhân viên Công tác xã hội:

- Người khuyết tật cũng như những người bình thường, khi bị khiếm khuyết hoặc bản thân họ có vấn đề, họ rất cần sự có mặt của nhân viên CTXH, không những giải quyết vấn đề cho họ mà còn có khả năng khơi dậy năng lực vốn có trong con người họ.

- Ở mỗi xã, phường cần có nhân viên CTXH chuyên nghiệp để giúp đỡ đối tượng yếu thế này. Nhân viên CTXH cần phải thực sự tâm huyết và có trách nhiệm với NKT.

2.5. Đối với người khuyết tật:

- Người khuyết tật vận động tuy hoàn cảnh khó khăn nhưng cần biết được quyền lợi và trách nhiệm của mình. Mặt khác luôn rèn luyện ý chí và nghị lực vượt qua hoàn cảnh khó khăn của bản thân, biết đưa ra những ý kiến đóng góp đối với Trung tâm cũng như cộng đồng để được giúp đỡ và bảo vệ khi bản thân có vấn đề.

- NKT cũng nên mạnh dạn tiếp xúc với các thành viên ngoài xã hội để nâng cao khả năng hòa nhập cộng đồng cũng như đóng góp ý kiến và giúp đỡ nhân viên CTXH để nhân viên CTXH tập trung điều chỉnh và làm tốt vai trò của mình.

DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thị Thu Hà - Giáo trình Công tác xã hội với người Khuyết tật (Giáo trình dành cho bậc Đại học và SĐH chỉnh sửa lần 5), Trường ĐH KHXHNV-ĐH QGHN.

2. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (2005), Giáo trình công tác xã hội cá nhân, Trường Đại học Lao Động - Xã hội, Hà Nội.

3. Bùi Thị Xuân Mai (chủ biên), Nguyễn Thị Thái Lan - Lim Shaw Hui (2008), Giáo Trình Tham Vấn, Nxb Lao Động xã Hội, Hà Nội.

4. Lê Thị Quý - Đặng Vũ Cảnh Linh (2007), Bạo lực gia đình, một sự sai lệch giá trị, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

5. Mai Thị Kim Thanh (2007), Công tác xã hội cá nhân, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Báo cáo số 2 công tác Lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh trật tự và công tác xay dựng hệ thống chính trị của Đảng ủy xã Nậm Mạ ngày 24-2-2014

7. Báo cáo tổng kết công tác năm 2013, phương hướng hoạt động 2014 của UBND xã Nậm Mạ ngày 02/02/2014.

8. Mô hình giáo dục hoà nhập cấp xã cho trẻ em khuyết tật - Thực tiễn và triển vọng, NXB Chính trị Quốc gia, 2002.

9. Lê Thị Quy, Vấn đề giới và người khuyết tật ở Việt Nam, NXB Xã hội, 2007.

10. Cẩm nang thông tin các dịch vụ cho người khuyết tật Việt Nam, NXB Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, 2006.

Một phần của tài liệu CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT BỊ BẠO LỰC GIA ĐÌNH Trường hợp em Lò Văn P (Trang 28 - 30)