Nguyên nhân:

Một phần của tài liệu Đề tài: “Điều hành CSTT của NHNN Việt Nam từ năm 2007 đến nay và những vấn đề đặt ra" doc (Trang 32 - 37)

Mặc dù đạt được những kết quả nhất định trong việc điều hành CSTT của NHNN Việt Nam, song bên cạnh đó vẫn tồn tại một số bất cập trong công tác quản lý, điều hành CSTT. Chính vì vậy hiệu quả của CSTT đạt được là chưa cao. Có thể đưa ra một vài nguyên nhân sau:

• Về việc thực hiện các công cụ điều tiết CSTT: nghiệp vụ thị trường mở còn chưa được sử dụng rộng rãi, một số công cụ về phòng ngừa bảo hiểm rủi ro tỷ giá cũng chưa được các doanh nghiệp sử dụng nhiều

• Tính độc lập, trách nhiệm của NHNN chưa thích ứng với mức độ hội nhập tài chính thế giới và phù hợp thể chế chính trị ở nước ta. Kỹ thuật thu thập, xử lý thông tin chưa đáp ứng được với tình hình biến động của nền kinh tế do đó việc đưa ra quyết định điều hành CSTT đôi lúc còn chậm. Năng lực dự báo yếu kém, lúng túng, bị động, giải pháp chưa sát với yêu cầu thực tế.

• Chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đôi khi chưa thống nhất dẫn đến những bất lợi cho nền kinh tế (ví dụ: khi lãi suất cho vay tăng lên trong điều kiện lạm phát tăng cao hầu hết các doanh nghiệp không chịu được lãi suất cao thì Nhà nước cần có chính sách tài khóa, tức là giảm thuế).

• Công tác kiểm tra giám sát hoạt động NHNN còn lỏng lẻo, thiếu rõ ràng.

• Cơ sở hành lang pháp lý còn thiếu tính đồng bộ.

• Thói quen thanh toán qua ngân hàng còn chưa phổ biến, điều này làm tăng lượng tiền cung ứng cho thị trường là nguyên nhân dẫn đến lạm phát.

• Ngoài ra, thị trường tài chính tài chính ở Việt Nam vẫn chưa phát triển, hệ thống ngân hàng còn thiếu môi trường cạnh tranh lành mạnh.

Chương III:

CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ ĐIỀU HÀNHCSTT CỦA NHNN VIỆT NAM CSTT CỦA NHNN VIỆT NAM

Thực tế cho thấy, điều quan trọng và đóng góp lớn nhất của chính sách tiền tệ vào sự ổn định và phát triển của đất nước là tiếp tục giữ ổn định thị trường tiền tệ, giảm các chi phí vốn cho doanh nghiệp và cung ứng kịp thời các nguồn lực tài chính đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển của đất nước trong phạm vi an toàn tín dụng cho phép. Yêu cầu này cần được tiếp tục trong thời gian tới, với việc sử dụng đồng bộ hơn các công cụ của chính sách tiền tệ, trong đó có chính sách tỷ giá và lãi suất theo hướng thị trường và mềm hơn…

1. Cung ứng tiền hợp lý:

-Hướng dòng vốn cho khu vực sản suất thực, giảm bớt đầu cơ quá mức. Khi dòng vốn ngân hàng đảm bảo tập trung vốn cho sản xuất sẽ có sự chuyển dịch vốn theo ngành, lĩnh vực, địa bàn, kỳ hạn và khách hàng cho vay; hạn chế cho vay các nhu cầu phi sản xuất. Đặc biệt khi dòng vốn được định hướng đúng đắn, tình trạng bong bóng (chứng khoán, nhà đất,... vàng) sẽ giảm và qua đó sẽ không gây áp lực lên khu vực ngân hàng, lãi suất sẽ ổn định. Chính phủ cần giảm bớt (hoặc kiểm soát chặt) tình trạng đầu cơ thái quá trong nền kinh tế (như sử dụng các công cụ đòn bẩy tài chính quá mức trên TTCK, tiền tệ; các loại kinh doanh quá mạo hiểm không cần thiết cho khu vực sản xuất vật chất,...).

-Khi Chính phủ kiên quyết giảm thiểu tình trạng đầu cơ quá mức thì chắc chắn tình trạng dễ tổn thương của nền kinh tế nói chung và khu vực tài chính ngân hàng

nói riêng sẽ giảm. Khi đó thị trường tiền tệ và ngoại hối (mà cụ thể là lãi suất và tỷ giá) sẽ ổn định.

-Tiếp tục nâng cao quản trị rủi ro tại các NHTM so với vốn ngày càng tăng. Theo định hướng của NHNN, đến năm 2010, các NHTMCP VN phải đạt 3.000 tỷ VND. Cùng với mở rộng mạng lưới hoạt động, đưa thêm công cụ mới vào hoạt động trong thời gian qua, các NHTM đang lớn lên nhưng vấn đề quản lý lại chưa theo kịp (nhất là quản lý tài sản nợ, tài sản có và trong đó có quản lý rủi ro lãi suất).

2. Xây dựng hệ thống thanh toán điện tử:

- Đẩy nhanh tiến độ hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, đặc biệt là hiện đại hóa công nghệ thanh toán, góp phần mơ rộng thanh toán không dùng tiền mặt và tạo ra các tiện ích hiện đại cho nền kinh tế, để tạo tiền đề tốt cho người dân mở tài khoản và giao dịch qua ngân hàng, giảm bớt lượng thanh toán bằng tiền mặt và ngân phiếu thanh toán.

- Xây dựng đề án thí điểm trả lương qua tài khoản cho cán bộ công nhân viên chức thuộc một số cơ quan bộ, ngành tại Hà Nội và việc trả tiền các khoản dịch vụ thường xuyên như điện sinh hoạt, điện thoại, nước...

- Nghiên cứu triển khai từng bước có hiệu quả việc sư dụng thẻ tín dụng, thẻ

thanh toán, cùng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt phải phù hợp với khu vực và quốc tế.

-Cần có các biện pháp khuyến khích phù hợp nhằm tạo ra nếp thói quen mới trong tâm lý của các cá nhân, các doanh nghiệp để giúp việc thực hiện CSTT được hiệu quả hơn. Ví dụ: thói quen thanh toán qua ngân hàng của các tổ chức kinh doanh, thói quen sử dụng hoạt động thị trường mở của các tổ chức tín dụng…

3. Các giải pháp hỗ trợ cho việc thực hiện chính sách tiền tệ:

a. Phát triển thị trường tài chính:

- Cần phải phát hành cổ phiếu NHTM cổ phần và các công ty tài chính cổ phần, tăng vốn điều lệ, và phát triển loại hình DN này trong nền kinh tế.

- Tiếp tục đẩy mạnh quá trình hoàn thiện, cơ cấu lại hệ thống ngân hàng để đảm bảo một môi trường cạnh tranh lành mạnh sôi động.

b. Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng về thanh toán và các dịch vụ ngân hàng khác

- Đối với NHNN: Triển khai nhanh và có hiệu quả dự án hiện đại hóa công nghệ ngân hàng do WB tài trợ tập trung và hệ thống mã hóa điện tư, thanh toán bù trừ... - Các NHTM và TCTD: Cũng là triển khai các nội dung của dự án hiện đại hóa do WB tài trợ tập trung là trong quan hệ giao dịch với khách hàng, nghiệp vụ ngân hàng tại nhà (Banking home), tốc độ xư lý chứng từ, giao dịch tại quầy...

c. Mở rộng các quan hệ đối ngoại trong lĩnh vực ngân hàng, về vay vốn, đầu tư, thanh toán, đại lý, đào tạo, chuyển giao công nghệ...

- Đối với NHNN: Nâng cao trình độ xây dựng chính sách, trình độ thanh tra, quản lý... Tốt nhất là tuyển chọn từ cán bộ đã kinh qua thực tiễn của các NHTM. Duy trì và phát triển mối quan hệ với các cổ chức tài chính tiền tệ quốc tế: WB, IMF, ADB... và Ngân hàng Trung ương các nước.

- Đối với NHTM và các TCTD: Duy trì và đảm bảo uy tín đối với các ngân hàng đại lý, hợp tác, liên doanh đồng thời đa dạng hóa các quan hệ hợp hợp tác đào tạo cán bộ có trình độ quốc tế.

4. Công tác thanh tra kiểm soát nội bộ với hoạt động thanh tra nhà nướcđảm bảo tính hiệu quả và an toàn trong hoạt động ngân hàng: đảm bảo tính hiệu quả và an toàn trong hoạt động ngân hàng:

Cần có sự phối hợp chặt chẽ, những chức năng vi phạm và chức năng rõ ràng, đồng thời nâng cao hiệu quả của các tổ chức:

a. Thanh tra NHNN với thanh tra các chi nhánh NHNN các tỉnh, thành phố b. Kiểm soát nội bộ của các TCTD

c. Thanh tra nhà nước ở các cấp

d. Kiểm toán quốc tế, độc lập, nhà nước

e. Các cơ quan hành pháp khác: tòa án, công an, viện kiểm sát... Những giải pháp cụ thể là:

- Ban hành hệ thống cơ chế, quy chế mới phù hợp với nội dung quy định của Luật NHNN, Luật các TCTD, tạo hành lang bảo đảm an toàn cho hoạt động của các tổ chức tín dụng.

- Tiến hành phân tích đánh giá chất lượng hoạt động của các NHTMCP, tiến hành củng cố và sắp xếp lại các NHTMCP hoạt động yếu kém

- Phối hợp với Bộ tài chính sớm ban hành các cơ chế về trích lập quỹ dự phòng rủi ro để xử lý khoản nợ tổn thất của NHTM, tránh tình trạng để nợ khoanh, nợ tồn đọng lâu ngày, gây nguy cơ mất an toàn của hệ thống ngân hàng.

- Tăng cường công tác thanh tra kiểm soát của NHNN và kiểm soát nội bộ của bản thân tổ chức tín dụng để phát hiện và xư lý kịp thời các vi phạm quy chế, chế độ trong hoạt động ngân hàng.

5. Điều kiện để thực thi chính sách tiền tệ có hiệu quả:

a. Hoàn thiện môi trường pháp lý:

-Luật NHNN và Luật các TCTD: cần được cải cách phù hợp với tình hình mới khi thị trường tài chính VN đã phát triển, hội nhập sâu rộng hơn

- Các văn bản Luật khác có liên quan trực tiếp: Luật đất đai, Luật dân sự, Luật doanh nghiệp, Luật thương mại, Luật đầu tư nước ngoài... xem xét chỉnh sửa những bất hợp lý, bảo đảm phù hợp với thực tiễn và hiệu lực pháp lý của luật. - Thể lệ, chế độ cụ thể của các TCTD cần được chỉnh sưa cho phù hợp với Luật các TCTD, đảm bảo đồng bộ các luật khác có liên quan: Luật dân sự, Luật thương mại, Luật NSNN, Luật doanh nghiệp...

- Cần hoàn thiện hành lang pháp lý về hệ thống ngân hàng để cơ chế thực thi CSTT được nghiêm minh và hiệu quả hơn.

- Nguyên tắc chung: không chỉ hiểu và có chuyên môn nghiệp vụ về mặt tài

chính - ngân hàng mà còn am hiểu về thương mại, kinh doanh, pháp lý, ngoại ngữ, tin học... nói chung. Kết hợp đào tạo trong nước và hợp tác quốc tế, đào tạo và đào tạo lại.

- Có chiến lược đào tạo cán bộ cụ thể của cả hệ thống NHNN, hệ thống các TCTD..

c. Điều hành các công cụ chính sách tiền tệ:

Đẩy mạnh việc đổi mới điều hành công cụ nghiệp vụ thị trường mở xem thị trường mở là công cụ được sử dụng rộng rãi nhằm duy trì lãi suất chủ đạo “lãi suất liên ngân hàng định hướng”; mở rộng việc kết nạp thành viên tham gia trên thị trường mở; đa dạng hoá hàng hoá giao dịch trên thị trường mở nhằm đáp ứng thanh khoản cho các tổ chức tín dụng. Tạo điều kiện và thúc đẩy sự phát triển của thị trường tiền tệ liên ngân hàng, thị trường đấu thầu tín phiếu kho bạc và thị trường mua bán lại giấy tờ có giá giữa các tổ chức tín dụng với nhau và giữa tổ chức tín dụng với khách hàng.

Đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến cho các doanh nghiệp áp dụng các công cụ phòng ngừa, bảo hiểm rủi ro tỷ giá.

d. Nâng cao tính độc lập, trách nhiệm của NHNN.

Đây là một trong các điều kiện tiên quyết nhằm nâng cao hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ của NHNN. Việc nâng cao tính độc lập, trách nhiệm cho NHNN phải thích ứng với mức độ hội nhập tài chính thế giới và phù hợp thể chế chính trị ở nước ta. Theo đó, cần sửa đổi, bổ sung Luật NHNN theo hướng trao thêm chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cho NHNN trong xây dựng dự án chính sách tiền tệ; chủ động trong việc sắp xếp cơ cấu tổ chức và nhân sự; tự chủ về tài chính trong bồi dưỡng, đào tạo, đào tạo lại nhằm nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ NHNN. Năng lực kỹ thuật của NHNN cần được nâng cao đặc biệt là trong việc thu thập, xử lý thông tin và ra quyết định điều hành CSTT.

e. Đẩy mạnh sự phát triển của thị trường tiền tệ.

Tiếp tục tạo hàng hoá và phát triển nghiệp vụ trên thị trường tiền tệ; mở rộng thành viên tham gia thị trường; nâng cao vai trò điều tiết, hướng dẫn của NHNN trên thị trường tiền tệ; hoàn thiện hành lang pháp lý tạo điều kiện cho thị trường tiền tệ phát triển. Sự phát triển của thị trường tiền tệ sẽ là kênh dẫn có hiệu quả trong cơ chế truyền tải các tác động của chính sách tiền tệ đến nền kinh tế.

Thị trường tiền tệ và thị trường liên ngân hàng cần tiếp tục được củng cố và phát triển để một mặt tạo ra tín hiệu cho việc hoạch định CSTT mặt khác là cơ chế lan truyền tốt nhất để phát huy có hiệu quả các công cụ của CSTT.

f. Sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ với chính sách tài chính và một số chính sách kinh tế vĩ mô khác:

Để nâng cao hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính sách tiền tệ với các chính sách kinh tế vĩ mô khác (chính sách tài chính, chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài..). Trong điều kiện dòng vốn đầu tư nước ngoài chảy vào Việt Nam nhiều như một số năm trước đây (trong đó có dòng vốn ngắn hạn), nếu không kiểm soát tốt dòng vốn này, sẽ ảnh hưởng đến việc chống lạm phát. Do đó, cần có sự phối hợp chặt giữa chính sách tiền tệ với chính sách tài chính và chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài : đánh thuế hoặc yêu cầu ký quỹ đối với dòng vốn ngắn hạn vào Việt Nam. Hiện nay trong bối cảnh kinh tế thế giới sụt giảm, thì việc điều hành chính sách tiền tệ trong quan hệ phối hợp chính sách tài chính nhằm mục tiêu góp phần ngăn chặn nguy cơ sụt giảm nền kinh tế trong nước, nhưng đồng thời kiểm soát được lạm phát.

Mục Lục

Tính độc lập, trách nhiệm của NHNN chưa thích ứng với mức độ hội nhập tài chính thế giới và phù hợp thể chế chính trị ở nước ta. Kỹ thuật thu thập, xử lý thông tin chưa đáp ứng được với tình hình biến động của nền kinh tế do đó việc đưa ra quyết định điều hành CSTT đôi lúc còn chậm. Năng lực dự báo yếu kém, lúng túng, bị động, giải pháp chưa sát với yêu cầu thực tế...32

Một phần của tài liệu Đề tài: “Điều hành CSTT của NHNN Việt Nam từ năm 2007 đến nay và những vấn đề đặt ra" doc (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w