Trong paper này, chúng ta nghiên cứu những vấn đề sau:
Thứ nhất: chúng ta xem xét sự truyền dẫn dài hạn của các lãi suất bán lẽ khác nhau bao gồm lãi suất thế chấp trong các kỳ hạn khác nhau.
Thứ 2: Chúng ta kiểm tra mức độ truyền dẫn ngắn hạn và tốc độ điều chỉnh của các lãi suất bán lẻ bằng cách sử dụng mô hình hiệu chỉnh sai số (ECM) và kiểm tra liệu việc điều chỉnh này cân đối hay không.
Cuối cùng: Chúng ta nghiên cứu liệu sự thay đổi trong điều hành chính sách tiền tệ như là kết quả của việc áp dụng công cụ OCR vào năm 1999 có ảnh hưởng nào khác đến sự truyền dẫn và tốc độ điều chỉnh của lãi suất ở New Zealand hay không.
Các phát hiện của chúng ta cho thấy mức độ truyền dẫn ngắn hạn của lãi suất bán lẻ khác nhau do những sản phẩm tài chính hác nhau. Lãi suất ngắn hạn có mức độ truyền dẫn cao hơn và tốc độ điều chỉnh nhanh hơn lãi suất dài hạn nhưng không có bằng chứng của việc điều chỉnh không đối xứng đáng chú ý. Chúng ta cũng có thể nhận thấy rằng việc đưa OCR vào trong điều hành chính sách tiền tệ làm gia tăng tính truyền dẫn đối với lãi suất huy động và thả nổi ngoại trừ lãi suất thế chấp cố định. Kết quả sau cùng cho rằng trong 1 nền kinh tế mở nhỏ với việc vay mượn số lượng lớn từ nước ngoài thì hiệu quả của chính sách tiền tệ sẽ giảm đi.
Nói chung, kết quả cho thấy lãi suất trong chính sách tiền tệ có nhiểu ảnh hưởng hơn đối với lãi suất ngắn hạn. Chúng ta cũng đưa các bằng chứng cho thấy rằng việc gia tăng tính minh bach trong việc thực thi chính sách tiền tệ làm giảm bớt tính không ổn định của lãi suất cơ bản và dẫn đến nhiều sự cạnh tranh hơn trong ngành ngân hàng. Khi tính minh bạch của chính sách tiền tệ tăng và sự biến động của lãi suất giảm thì sự thay đổi lãi suất ngắn hạn trong tương lai sẽ ít thay đổi hơn. Vì vậy việc tăng mức độ truyền dẫn của lãi suất cơ bản đối với lãi suất bán lẻ làm tăng hiệu quả của chính sách tiền tệ.
7. Ý KIẾN CỦA NHÓM:
Công trình này nghiên cứu này hay và ý nghĩa mạnh đối với các nước có nền kinh tế lớn và chính sách tiền tệ mạnh.
Đối với Việt Nam, nghiên cứu này vẫn chưa có điều kiện áp dụng vì chính sách tiền tệ còn yếu, tính minh bạch chưa cao, thông tin còn bất cân xứng.
Riêng chính sách lãi suất cơ bản vẫn không có nhiều ý nghĩa trong việc điều hành chính sách tiền tệ của nhà nước vì đã có lãi suất trần ..Tính truyền dẫn chủ yếu thông qua tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất trần…
8. PHỤ LỤC
8.1.Chi phí thực đơn :
Giả thuyết chi phí thực đơn là một giả thuyết của kinh tế học Keynes mới nhằm lý giải hiện tượng giá cả cứng nhắc.
Trong kinh tế học, thuật ngữ "chi phí thực đơn" được sử dụng để chỉ một kiểu tác hại của lạm phát. Các nhà kinh tế học vĩ mô trường phái Keynes mới, mà tiên phong là George A. Akerlof, Janet L. Yellen, và N. Gregory Mankiw, xuất phát từ tác hại của việc thay đổi giá này mà lý luận như sau:
Giả dụ có một cú sốc dẫn tới mất cân đối giữa tổng cung và tổng cầu khiến cho mức giá chung của nền kinh tế tăng lên, nghĩa là lạm phát.
Trong ngắn hạn, mức tăng giá là không lớn. Nhưng việc sửa lại (in ấn, phân phát lại, ...) các thực đơn, các báo giá để phản ánh sự tăng giá cả nhỏ nói trên lại không nhỏ. Các doanh nghiệp phải chịu chi phí lớn hơn những lợi ích mà họ thu được nếu tăng giá bán sản phẩm của mình.
Vì vậy, các doanh nghiệp có xu hướng trong ngắn hạn sẽ không thay đổi giá cả. Và vì vậy, họ cũng không thay đổi mức tiền công trả cho lao động và cũng không thay đổi số lao động trong doanh nghiệp của mình.
Thế có nghĩa là trong ngắn hạn, thị trường hàng hóa sẽ có thể có mất cân bằng. Tổn thất xã hội và tổn thất cá nhân (của doanh nghiệp) xảy ra, song tổn thất cá nhân nhỏ hơn tổn thất xã hội. Đây là một loại thất bại thị trường, và vì
Giả thuyết này dựa trên một số giả định quan trọng đó là:
Doanh nghiệp phải là doanh nghiệp giữ khả năng chi phối thị trường, và các doanh nghiệp khác sẽ ngại tăng giá sản phẩm của mình khi thấy doanh nghiệp chi phối thị trường không tăng giá,
Doanh nghiệp duy lý và dự tính được lạm phát,
Mức thay đổi giá trong ngắn hạn là nhỏ và chỉ sau một thời kỳ dài thì mức thay đổi gộp lại mới lớn.
Kinh tế học Keynes truyền thống bị kinh tế học vĩ mô cổ điển mới phê phán rằng thiếu nền tảng kinh tế học vi mô khi khẳng định sự thất bại của thị trường trong ngắn hạn. Giả thuyết chi phí thực đơn là một trong những nỗ lực nhằm khắc phục khiếm khuyết đó.
Nhiều quan điểm cho rằng giả thuyết chi phí thực đơn là thiếu thuyết phục (Golosov và Lucas, 2003), trong đó có cả quan điểm của chính các nhà kinh tế học Keynes mới.
8.2. Phương pháp bình phương bé nhất :
Trong toán học, phương pháp bình phương tối thiểu, còn gọi là bình phương nhỏ nhất hay bình phương trung bình tối thiểu, là một phương pháp tối ưu hóa để lựa chọn một đường khớp nhất cho một dải dữ liệu ứng với cực trị của tổng các sai số thống kê (error) giữa đường khớp và dữ liệu.
Phương pháp này giả định các sai số (error) của phép đo đạc dữ liệu phân phối ngẫu nhiên. Định lý Gauss-Markov chứng minh rằng kết quả thu được từ phương pháp bình phương tối thiểu không thiên vị và sai số của việc đo đạc dữ liệu không nhất thiết phải tuân theo, ví dụ, phân bố Gauss. Một phương pháp mở rộng từ phương pháp này là bình phương tối thiểu có trọng số.
Phương pháp bình phương tối thiểu thường được dùng trong khớp đường cong. Nhiều bài toán tối ưu hóa cũng được quy về việc tìm cực trị của dạng bình phương, ví dụ như tìm cực tiểu của năng lượng hay cực đại của entropy.
Giả sử dữ liệu gồm các điểm (xi, yi) với i = 1, 2, ..., n. Chúng ta cần tìm một hàm số f thỏa mãn
f(xi) ≈ yi
Giả sử hàm f có thể thay đổi hình dạng, phụ thuộc vào một số tham số, pj với j = 1, 2, ..., m.
f(x) = f(pj, x)
Nội dung của phương pháp là tìm giá trị của các tham số pj sao cho biểu thức sau đạt cực tiểu:
Nội dung này giải thích tại sao tên của phương pháp là bình phương tối thiểu.
Đôi khi thay vì tìm giá trị nhỏ nhất của tổng bình phương, người ta có thể tìm giá trị nhỏ nhất của bình phương trung bình:
Điều này dẫn đến tên gọi bình phương trung bình tối thiểu.
8.3. Frisch–Waugh–Lovell (FWL)
Trong kinh tế lương, định lý Frisch–Waugh–Lovell (FWL) đặt theo tên các nhà kinh tế học sau: Ragnar Frisch, Frederick V. Waugh, and Michael C. Lovell. Đính lý Frisch–Waugh–Lovell nói rằng nếu hồi quy :
Thì u1t và u2t tương quan nhau.
và lần lượt là và và và phù hợp , thì ước lượng sẽ giống như ước lượng của nó từ hồi quy được sửa đổi theo dạng:
ước lượng phần bổ sung trực giao của hình ảnh của ma trận chiếu
. Tương đương, MX1 ước lượng phần bổ sung của không gian cột X1. Đặc biệt :
Kết quả này ngụ ý rằng tất cả những hồi quy thứ cấp là không cần thiết sử dụng các ma trận chiếu để làm cho các biến trực giao với nhau sẽ dẫn đến kết quả tương tự như chạy hồi quy không bao gồm tất cả các trực giao