Khó khăn 1 Trong nước

Một phần của tài liệu 219884 (Trang 27 - 29)

2.1 Trong nước

Thách thức lớn nhất hiện nay là sức mạnh cạnh tranh và khả năng hội nhập kinh tế quốc tế của các doanh nghiệp và toàn nền kinh tế còn thấp so với yêu cầu và so với mặt bằng chung của thế giới, trong khi đó lộ trình thực hiện đầy đủ các cam kết WTO, AFTA và các hiệp định quốc tế khác đang và sẽ tạo ra những sức ép cạnh tranh rất lớn đối với các doanh nghiệp.

Cơ cấu sản xuất trong từng ngành, từng lĩnh vực, từng vùng chưa chuyển dịch kịp thời theo sự biến động nhanh của nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế. Kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội chưa đáp ứng yều cầu phát triển. Trình độ công nghệ và năng lực tiếp nhận chuyển giao công nghệ nhìn chung còn lạc hậu khá xa so với các nước trong khu vực.

Một số lĩnh vực xã hội còn nhiều yếu kém nhưng việc sử lý rất khó khăn. Chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới, Đời sống nhân dân ở vùng xâu, vùng xa, vùng thường bị thiên tai còn nhiều khó khăn; tệ nạn xã hội còn nhiều nghiêm trọng; trật tự, an ninh ở một số vùn chưa tốt.

Công tác cải cách hành chính được tiến hành chậm; tình trạng tham nhũng vẫn chưa được ngăn chặn.

Mặt khác quy mô nền kinh tế còn nhỏ bé, hệ thống tài chính tiền tệ còn những yếu kém, bất cập, nước ta vẫn đang đứng trước nguy cơ tụt hậu so với các nước trong khu vực và thế giới. Đây là một thách thức rất lớn.

2.2 Quốc tế

Tình hình chính trị thế giới còn chứa đựng nhiều yếu tố phức tạp khó lường.

Trước hết, xung đột cục bộ, khủng bố và những bất ổn khác vẫn có thể xảy ra đối với một số khu vực ảnh hưởng rất lớn đến an ninh toàn cầu. Các nước lớn tăng cường áp đặt thế lực của mình tới các nước đang phát triển và phân chia vùng ảnh hưởng của thị trường.

Bên cạnh đó, xu hướng ký kết các hiệp định tự do thương mại song phương và khu vực, đặc biết giữa các nước phát triển với nhau cũng là một thách thức rất lớn cho các nước chậm phát triển và đang phát triển. Xu thế này sẽ càng làm cho các nước nghèo và kém phát triển bị gạt ra ngoài lề của sự phát triển chung, nhất là trong hệ thống thương mại quốc tế; các rào cản kỹ thuật, rào cản thương mại gây ra những bất lợi cho hang nông sản, hàng công nghiệp sơ chế với chi phí sản xuất còn lớn. Điều đó sẽ làm tăng sức ép với nền kinh tế của những nước đang phát triển và kém phát triển.

Toàn cầu hoá sẽ làm tăng sức ép cạnh tranh, nhất là sức ép đối với những nước có trình độ còn thấp như nước ta. Sự cạnh tranh kinh tế - thương mại, cạnh tranh thu hút vốn đầu tư và công nghệ ngày càng trở nên gay gắt. Các thị trường tài chính, tiền tệ và giá cả có nhiều khả năng sẽ diễn biến phức tạp hơn. Giá cà thế giới trong một số mặt hàng chủ yếu có tác động mạnh đến kinh tế toàn cầu như năng lượng, nguyên liệu... có thể có những đột biến và phản ứng dây chuyền bất lợi đối với các nước có nền kinh tế còn nhỏ, kém phát triển. Chính sách tỷ giá, lãi suất của các đối tác lớn đều có những tác động rất mạnh đến nền kinh tế nước ta.

Ngoài ra, các vấn đề mang tình toàn cầu như dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, khan hiếm các nguồn nguyên liệu, khoảng cách giàu nghèo,... sẽ trở nên gay gắt hơn, tác động mạnh và đa chiều đến sự phát triển và hiều quả của nền kinh tế xã hội nước ta.

Một phần của tài liệu 219884 (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w