Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1.Thực trạng tự đánh giá bản thân của học sinh lớ p5 tại Hà Nội

Một phần của tài liệu Mối tương quan giữa tự đánh giá bản thân và kết quả học tập của học sinh lớp 5 tại Hà Nội (Trang 50 - 138)

học lực với điểm 6 – 7 (học lực trung bình), 7 – 8 (học lực khá), 9 – 10 (học lực giỏi). Kết quả cho thấy, 24.5 % học sinh đạt điểm trung bình, 50.3 % học sinh đạt loại khá, 13.0% học sinh đạt điểm giỏi.

52

- Hoạt động ngoại khoá: 72,1% học sinh có tham gia hoạt động ngoại khoá, 15,8% học sinh không tham gia hoạt động ngoại khoá nào

2.3. Tổ chức nghiên cứu

2.3.1. Địa bàn nghiên cứu

Địa bàn nghiên cứu: địa bàn được tiến hành nghiên cứu là các trường tiểu học: trường tiểu học Thành Công B (quận Ba Đình, Hà Nội) với 1700 học sinh, trường tiểu học Đoàn Thị Điểm (quận Từ Liêm, Hà Nội) với 3000 học sinh và trường tiểu học Đồng Nhân (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) với 700 học sinh.

Trong đó, trường tiểu học Đoàn Thị Điểm và trường tiểu học Đồng Nhân là hai trường dân lập.

Trường tiểu học Thành công là trường công lập.

53

2.3.2.1.Nghiên cứu tài liệu và lựa chọn phương pháp nghiên cứu

Đọc và tổng hợp tài liệu về tự đánh giá bản thân, mối tương quan giữa khái niệm này với kết quả học tập, sự phát triển tâm lý của học sinh lớp 5 và sự phát triển tự đánh giá bản thân trong độ tuổi này. Xác định vấn đề nghiên cứu với những mục tiêu cụ thể và đặt ra giả thuyết nghiên cứu.

Xây dựng khái niệm công cụ, chọn lựa các phương pháp nghiên cứu cũng như khách thể nghiên cứu, xây dựng công cụ nghiên cứu.

2.3.2.2.Khảo sát thực trạng

- Thời gian 1: tháng 10 năm 2011

Bƣớc 1: Liên hệ với ban lãnh đạo của 3 trường tiểu học, lựa chọn ngẫu nhiên các lớp tham gia vào nghiên cứu.

Tại trường tiểu học Thành Công và Đồng Nhân, chúng tôi lựa chọn cả 3 lớp của khối lớp 5. Tại trường tiểu học Đoàn Thị Điểm, chúng tôi tung xúc xắc lựa chọn lớp đầu tiên và thực hiện quy tắc cộng 5 theo thứ tự tên l ớp (từ A1 đến A16) để chọn ra 3 lớp tham gia nghiên cứu.

Bƣớc 2: Liên lạc với giáo viên chủ nhiệm để trao đổi về thời gian và cách thức tiến hành nghiên cứu.

Bƣớc 3: Thực hiện phát phiếu vào thời gian sinh hoạt lớp.

Tại bước này, chúng tôi phát phiếu để học sinh làm theo tập thể lớp. Trong quá trình phát phiếu, chúng tôi đã trực tiếp hướng dẫn cách điền phiếu và giải đáp băn khoăn của học sinh về những khái niệm các em chưa thực sự hiểu, đồng thời tạo tâm lý thoải mái cho học sinh để các em không coi đây như một bài kiểm tra chỉ có một câu trả lời đúng mà có thể điền thông tin theo những gì giống với bản thân mình nhất.

- Thời gian 2: tháng 1 năm 2012

Làm việc với giáo viên chủ nhiệm để phát phiếu lần 2 cũng vào giờ sinh hoạt lớp và thu thập dữ liệu về điểm số của học sinh từ giáo viên chủ nhiệm.

54

2.3.2.3.Làm sạch và xử lý dữ liệu

a. Trong công đoạn làm sạch dữ liệu, chúng tôi thực hiện một số thao tác sau: - Mã hoá lại các câu theo hướng trái chiều, bao gồm những câu sau:

Trong gia đình, mọi người không nghĩ đến tôi.

Tôi luôn cảm thấy mình là người thừa trong gia đình tôi.

Tôi tin là gia đình tôi sẽ tốt hơn nếu không có tôi.

Tôi ước là mình được sinh ra trong gia đình khác.

Tôi thấy mình vụng về, hậu đậu, tay chân lóng ngóng, thừa thãi.

Kết quả học tập không tốt rất dễ làm tôi nản chí.

trường, khi tôi không hiểu điều gì, tôi không dám nói ra.

Trong nhóm, tôi có cảm giác cô độc, một mình.

- Kiểm tra các trường hợp bị thiếu (missing data)

- Kiểm tra các trường hợp ngoại lai (outliers) bằng biểu đồ và sắp xếp biến (Sort Case)

- Kiểm tra và loại bỏ những khách thể không thực hiện đủ hai lần đo tự đánh giá bản thân. Số liệu chúng tôi thu được gồm có 345 khách thể, sau khi loại bỏ những khách thể không cần thiết như trên, chúng tôi còn 290 khách thể.

b. Trong công đoạn xử lý số liệu, chúng tôi sử dụng các thống kê mô tả, tính trung bình, tính tương quan, phân tích phương sai, sử dụng mô hình tuyến tính chung phục vụ mục đích nghiên cứu của đề tài.

55

CHƢƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1.Thực trạng tự đánh giá bản thân của học sinh lớp 5 tại Hà Nội

Như đã trình bày trong phần Tổ chức và phương pháp nghiên cứu, nghiên cứu của chúng tôi là nghiên cứu dự báo tìm hiểu tương quan giữa tự đánh giá bản thân và kết quả học tập, đi sâu hơn là ảnh hưởng của kết quả học tập đến tự đánh giá bản thân của học sinh lớp 5. Để thực hiện nhiệm vụ này, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu về tự đánh giá bản thân của học sinh lớp 5 tại hai thời điểm là đầu năm học và cuối học kỳ 1. Do vậy, trong nội dung này, chúng tôi tập trung trình bày về tự đánh giá bản thân của học sinh lớp 5 tại hai thời điểm đã nêu. Đối với mỗi thời điểm, chúng tôi sẽ trình bày về mức độ tự đánh giá bản thân của học sinh một cách tổng thể, mức độ tự đánh giá bản thân của học sinh trong các khía cạnh gia đình, thể chất và học đường – xã hội. Đồng thời, chúng tôi cũng sẽ xem xét về những yếu tố ảnh hưởng đến tự đánh giá bản thân của học sinh qua từng thời điểm và theo từng khía cạnh của tự đánh giá bản thân.

3.1.1. Thực trạng tự đánh giá bản thân của học sinh lớp 5 vào đầu năm học (lần 1)

3.1.1.1. Mức độ tựđánh giá bản thân của học sinh lớp 5 vào đầu năm học (lần 1)

56 Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn TĐGBT tổng thể lần 1 1,00 5,00 3,94 0,62 TĐGBT về gia đình lần 1 1,00 5,00 4,38 0,69 TĐGBT về thể chất lần 1 1,00 5,00 3,31 0,88

TĐGBT về học đường – xã hội

lần 1 1,00 5,00 3,88 0,97

Điểm trung bình tự đánh giá bản thân tổng thể của học sinh là 3,94 (gần với mức “phần nào đồng ý” trên thang đo tự đánh giá bản thân). Độ lệch chuẩn là 0,62 nói lên rằng mức độ phân tán điểm trung bình về tự đánh giá bản thân của học sinh thấp. Như vậy, nhìn chung học sinh có tự đánh giá bản thân tương đối đồng nhất và đạt mức độ trung bình khá.

Kết quả mà chúng tôi thu được có điểm tương đồng với kết quả của tác giả Đỗ Ngọc Khanh khi nghiên cứu về tự đánh giá bản thân của học sinh trung học phổ thông tại Hà Nội với mức độ tự đánh giá bản thân của học sinh là trung bình khá ( = 3,55) [8, tr. 111]. Khách thể nghiên cứu của tác giả Đỗ Ngọc Khanh là học sinh trung học phổ thông khác với khách thể nghiên cứu của chúng tôi là học sinh lớp 5, tuy vậy, mức độ tự đánh giá bản thân của học sinh lại tương đối giống nhau. Điều này cho thấy không có sự khác biệt nhiều giữa tự đánh giá bản thân ở lứa tuổi tiểu học và lứa tuổi trung học phổ thông.

Sơ đồ 3.1: So sánh các khía cạnh tự đánh giá bản thân của học sinh lớp 5 vào đầu năm học (lần 1)

57

Sơ đồ 3.1 cho thấy trong số các khía cạnh của tự đánh giá bản thân thì trong lĩnh vực gia đình, học sinh tự đánh giá mình cao nhất với điểm số trung bình là 4,38. Xếp sau nhân tố gia đình là hai nhân tố tự đánh giá bản thân về học đường – xã hội với  = 3,88 và tự đánh giá bản thân về thể chất với  = 3,31. Như vậy, học sinh có xu hướng đánh giá bản thân mình tương đối cao trong khía cạnh gia đình. Điều này đồng nghĩa với việc trong môi trường gia đình, các em cảm thấy được yêu thương, quan tâm, được chấp nhận và có giá trị.

Bảng 3.2: Tự đánh giá bản thân về khía cạnh gia đình của học sinh lớp 5 vào đầu năm học (lần 1)

Trung bình Độ lệch chuẩn

TĐGBT về gia đình 4,38 0,69

Gia đình tôi yêu thương tôi 4,58 0,81

Trong gia đình, mọi người

không nghĩ đến tôi 4,51 1,03

Tôi có một vị trí quan trọng

trong gia đình 3,63 1,32

Tôi luôn cảm thấy mình là

58

người thừa trong gia đình tôi Tôi tin là gia đình tôi sẽ tốt hơn

nếu không có tôi 4,49 1,02

Tôi ước là mình được sinh ra

trong gia đình khác 4,60 1,01

Lưu ý: Các câu in nghiêng đã được mã hóa ngược lại

Từ bảng 3.2, chúng tôi nhận thấy hầu hết các câu trong nhân tố tự đánh giá bản thân về mặt gia đình đều được học sinh lựa chọn với số điểm trung bình tương đối cao.

Câu “Tôi ước mình được sinh ra trong một gia đình khác” và “Gia đình tôi yêu thương tôi” là hai câu chiếm số điểm trung bình cao nhất lần lượt là 4,60 và 4,58. Được đánh giá thấp nhất trong khía cạnh gia đình là câu “Tôi nhận thấy mình có một vị trí quan trọng trong gia đình”. Trong truyền thống văn hoá Việt Nam, trẻ em, nhất là khi còn nhỏ, thường gắn bó với gia đình nhiều hơn, hay được gia đình quan tâm, cưng chiều và yêu thương nên các em cũng thường có cảm giác được yêu thương cao. Trong khi đó, vì tuổi còn nhỏ, các em thường bị bố mẹ coi là chưa biết gì nên những lời các em nói ra hay những hành động các em làm thường không có tính chất quyết định đối với cuộc sống gia đình thường ngày vì vậy, các em cảm thấy vị trí của mình trong gia đình bị không cao. Các câu còn lại trong khía cạnh gia đình, nhìn chung, đều được học sinh cho điểm số tương đối cao. Điều này chứng tỏ đa số các em học sinh đều cảm thấy mình là người có ý nghĩa trong gia đình và tương đối bằng lòng với gia đình mình đang sống. Có một thực tế là ngày nay, dường như các bậc phụ huynh tham gia vào các hoạt động xã hội nhiều hơn, bận mải hơn với những công việc và các mối quan hệ bên ngoài gia đình khiến cho họ có vẻ như không quan tâm đến con cái nhiều như trong các gia

59

đình truyền thống trước kia nữa. Một số quan điểm cho rằng con cái trong xã hội hiện đại cảm thấy bị bỏ rơi, cô lập và không được yêu thương, quan tâm như trong xã hội truyền thống. Tuy vậy, kết quả của chúng tôi lại phản ánh ý kiến trái ngược với quan điểm thường thấy. Chúng tôi cho rằng điều này có thể lý giải ở góc độ dù cha mẹ vẫn thường bận rộn với nhiều công việc trong cuộc sống nhưng họ lại được trang bị nhiều hơn về kiến thức giáo dục con cái và mặc dù không thể dành thời gian quá nhiều cho con nhưng chất lượng và cách thức thể hiện sự quan tâm, yêu thương vẫn được đảm bảo. Nhìn chung, các em học sinh lớp 5 có đánh giá bản thân của mình trong lĩnh vực gia đình tương đối cao.

Trái với mức độ tự đánh giá bản thân về mặt gia đình là mức độ tự đánh giá bản thân về mặt thể chất. Điểm trung bình của khía cạnh tự đánh giá bản thân về thể chất ( = 3,31) nằm ở mức ranh giới giữa hai mức đối lập nhau là đồng ý và không đồng ý trên thang đo tự đánh giá bản thân. Điều này chứng tỏ học sinh không thực sự tự tin về đặc điểm cơ thể, ngoại hình của mình.

Bảng 3.3: Tự đánh giá bản thân về khía cạnh thể chất của học sinh lớp 5 vào đầu năm học (lần 1)

Trung bình Độ lệch chuẩn

TĐGBT về thể chất 3,31 0,88

Nói chung, tôi nghĩ là mọi người

đều thấy tôi ưa nhìn 2,87 1,13

Tôi thấy mình vụng về, hậu đậu, tay

chân lóng ngóng, thừa thãi 3,67 1,39

Tôi tự hào về cơ thể mình 3,38 1,33

60

cân đối

Lưu ý: Các câu in nghiêng đã được mã hóa ngược lại

Theo số liệu thu được, mặc dù học sinh lớp 5 có tự đánh giá bản thân về mặt gia đình tương đối cao nhưng về khía cạnh thể chất thì các em lại đánh giá bản thân mình ở mức ranh giới giữa cao và thấp (=3,31). Trong khía cạnh này, cảm giác mình là người ưa nhìn được các em học sinh đánh giá thấp nhất:  = 2,87 và mức độ đánh giá cao nhất cũng chỉ dừng lại là  = 3,67 với câu nói “Tôi cảm thấy mình vụng về, hậu đậu, tay chân lóng ngóng, thừa thãi”. Kết quả này cho thấy các em chưa thực sự tự tin về đặc điểm ngoại hình và cơ thể của mình. Chúng tôi lý giải nguyên nhân của hiện tượng này là do ở độ tuổi này, sự phát triển về cơ thể của các em vẫn chưa thực sự mạnh mẽ. Những đặc điểm tâm lý và ngoại hình vẫn mang tính “trẻ con” nhiều hơn. Nhiều học sinh hướng tới so sánh đặc điểm ngoại hình của mình với những anh chị lớn hơn, những người đang và đã bước vào tuổi dậy thì, cảm thấy có sự phát triển trọn vẹn hơn ở họ, mong muốn mình được “lớn” giống họ do vậy, các em cảm thấy không hài lòng với đặc điểm ngoại hình và thể chất hiện tại của bản thân mình.

Tự đánh giá bản thân về mặt học đường xã hội xấp xỉ với mức độ “phần nào đồng ý” trên thang đo của chúng tôi khi có giá trị trung bình  = 3.88. Con số này chỉ ra rằng trong môi trường học đường và các nhóm xã hội, học sinh cũng có xu hướng đánh giá bản thân hướng theo hướng tích cực hơn là hướng tiêu cực.

Bảng 3.4: Tự đánh giá bản thân về khía cạnh học đường – xã hội của học sinh lớp 5 vào đầu năm học (lần 1)

Trung bình Độ lệch chuẩn

61

Kết quả học tập không tốt rất dễ

làm tôi nản chí 3,68 1,46

trường, khi tôi không hiểu điều

gì, tôi không dám nói ra 3,73 1,44

Trong nhóm, tôi có cảm giác cô

độc, một mình 4,03 1,37

Lưu ý: Các câu in nghiêng đã được mã hóa ngược lại

Tự đánh giá bản thân ở khía cạnh học đường xã hội của học sinh lớp 5 ở mức giữa so với hai khía cạnh trên, tức là mức trung bình khá với điểm trung bình  = 3,88. Trong đó, câu nói “trong nhóm, tôi có cảm giác cô độc, một mình” được học sinh đánh giá cao nhất ( = 4,03). Từ kết quả này, chúng tôi nhận thấy học sinh lớp 5 vẫn có cảm giác thuộc về nhóm xã hội tương đối cao, các em ít bị cô lập khi ở trong nhóm. Đồng thời, ý chí của học sinh cũng không bị ảnh hưởng nhiều bởi kết quả học tập. Khi xem xét phần kết quả học tập của học sinh (sẽ được trình bày rõ hơn ở phần sau), chúng tôi nhận thấy điểm trung bình học tập của phần lớn học sinh rất cao, không có sự phân hoá nhiều giữa các em. Trong môi trường tiểu học, điểm số của học sinh hầu hết được đánh giá vào cuối kỳ và tương đối cao nên có lẽ các em chưa được trải nghiệm nhiều cảm giác thất bại học tập. Điều đó dẫn đến một kết quả là đa số các em còn khá lạc quan vào khả năng học tập của bản thân mình và vì thế , kết quả thấp không dễ làm nản chí các em bởi lẽ các em tin tưởng mình có thể làm tốt hơn trong tương lai. Những học sinh tự tin về khả năng của mình thường dám thể hiện bản thân trước đám đông hơn, kể cả những điều mình tự hào cũng như những thiếu sót của mình. Như đã trình bày ở trên, ở độ tuổi lớp 5, học sinh còn khá lạc quan về khả năng của bản thân nên nhiều em vẫn mạnh dạn dám thể hiện những điều mình còn chưa biết. Chính vì thế, ở độ tuổi này, mức độ đánh giá bản thân về khả năng dám thể hiện băn khoăn của mình trước đám đông vẫn tương đối cao.

3.1.1.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến tự đánh giá bản thân của học sinh lớp

Một phần của tài liệu Mối tương quan giữa tự đánh giá bản thân và kết quả học tập của học sinh lớp 5 tại Hà Nội (Trang 50 - 138)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)