Tổng quan về FDI vào Hƣng Yên

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên địa bàn tỉnh Hưng Yên (Trang 30 - 125)

2.1.1. Môi trƣờng thu hút FDI ở Hƣng Yên

2.1.1.1. Vị trí địa lý, địa điểm đầu tư

Hưng Yên là một Tỉnh thuộc Đồng bằng Sông Hồng, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (Hà Nội – Hưng Yên - Hải Dương - Hải Phòng - Quảng Ninh…), là Tỉnh đồng bằng không có rừng, núi và biển. Hưng Yên tiếp giáp với 6 Tỉnh: Phía bắc giáp tỉnh Bắc Ninh, phía đông giáp tỉnh Hải Dương, phía tây và tây bắc giáp thủ đô Hà Nội, phía nam giáp tỉnh Thái Bình và phía tây nam giáp tỉnh Hà Nam. Tổng diện tích 926 km² và dân số là 1.137.300 người, đạt mật độ dân số trung bình 1.228 người/km². Hưng Yên được tổ chức thành 10 đơn vị hành chính bao gồm 9 huyện và 1 thành phố. Với vị trí thuận lợi, địa hình bằng phẳng, nguồn nhân lực dồi dào và tập trung, Hưng Yên hoàn toàn có tiềm năng để phát triển các ngành công nghiệp và thu hút FDI.

Trên địa bàn tỉnh Hưng Yên có hệ thống các tuyến giao thông quan trọng gồm: Quốc lộ 5A, 39A, 39B, 38 và đường sắt Hà Nội - Hải Phòng, nối Hưng Yên với các Tỉnh phía Bắc đặc biệt là với Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng và Quảng Ninh. Có hệ thống sông Hồng, sông Luộc tạo thành mạng lưới giao thông khá thuận lợi cho giao lưu hàng hoá và đi lại. Cầu Yên Lệnh đã hoàn thành và đi vào sử dụng từ tháng 5/2004, mở ra mạch giao thông mới nối liền Quốc lộ 1A và 5A. Với hệ thống giao thông này, Hưng Yên có thể thực hiện chiến lược thu hút vốn FDI trên toàn bộ lãnh thổ Tỉnh [34].

Là một Tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Hưng Yên chịu tác động lớn cùng với quá trình phát triển của vùng. Theo chủ trương của Nhà nước, từ nay đến năm 2020, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ sẽ là vùng phát triển mạnh mẽ. Đi trước và sẽ trở thành động lực lớn thúc đẩy quá trình CNH – HĐH đất nước. So với khi mới tái lập, giá trị sản xuất công nghiệp tăng gấp 50 lần; thu ngân sách tăng

gấp 40 lần, kim ngạch xuất khẩu tăng gấp 25 lần; thu nhập bình quân đầu người tăng gấp 6 lần. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Năm 1997, nông nghiệp 52% - công nghiệp, xây dựng 20% - dịch vụ 28%; năm 2010, nông nghiệp 25% - công nghiệp, xây dựng 44% - dịch vụ 31%. Thu nhập bình quân đầu người năm 1997 là 205 USD, đến năm 2010 đạt 1.110 USD. Thu ngân sách năm 1997 khoảng 82 tỷ đồng, năm 2010 đạt 3.300 tỷ đồng, trong đó nội địa 2.400 tỉ đồng. Vùng có ưu thế thực hiện hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới thông qua mở rộng kinh doanh xuất nhập khẩu và tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên đến nay Hưng Yên vẫn chưa tận dụng được nhiều lợi thế này, mặc dù đã có sự cố gắng và đạt được những thành tựu nhất định trong phát triển kinh tế và thu hút vốn đầu tư.

Kết cấu hạ tầng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và phụ cận sẽ được phát triển đi trước một bước để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế với tốc độ nhanh của vùng, trong đó đáng chú ý là các công trình:

Quốc lộ 1 đạt tiêu chuẩn cấp 3 đồng bằng, sẽ nâng cấp thành cấp 1 đồng bằng trong thời gian tới. Nâng cấp đường sắt Bắc – Nam, Quốc lộ 5A đạt tiêu chuẩn cấp 1 đồng bằng. Triển khai xây dựng đường cao tốc 18 từ Nội Bài - Bắc Ninh - Hạ long. Đang triển khai xây dựng dự án quốc lộ 5B mà hướng tuyến đã xác định là nằm ở phía Đông quốc lộ 5A phần lớn đi qua địa phận tỉnh Hưng Yên…Ngoài ra tùy theo yêu cầu sẽ nâng cấp và xây dựng một vài sân bay và cụm cảng có quy mô tương đối lớn. Năm 2010 đã hình thành các tuyến hành lang kinh tế quan trọng, vùng kinh tế quan trọng trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, có tác động rất lớn đến sự phát triển kinh tế của Hưng Yên.

Cùng với sự tác động của các tuyến hành lang, Hưng Yên còn chịu ảnh hưởng của các trung tâm kinh tế quan trọng, đó là:

Thủ đô Hà Nội cách thành phố Hưng Yên 64km, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, khoa học kỹ thuật, đào tạo, y tế lớn của cả nước. Đây là trung tâm lớn, có trách nhiệm cung cấp lao động kỹ thuật, thông tin, kinh nghiệm quản lý, chuyển giao công nghệ… cho các tỉnh trong vùng, đồng thời là nơi tập trung các nhu cầu

tiêu thụ lớn. Thành phố Hải Phòng cách thành phố Hưng Yên 90km, là một trong những đầu mối giao lưu liên vùng và là cửa mở ra quốc tế quan trọng của các Tỉnh phía Bắc. Thành phố Hải Dương cách thành phố Hưng Yên 50km, vốn là thủ phủ của tỉnh Hải Hưng cũ, có mối quan hệ chặt chẽ về kinh tế xã hội với Hưng Yên.

Toàn bộ đặc điểm vị trí xét trong bối cảnh phát triển dài hạn nêu trên có tác động hết sức mạnh mẽ đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Hưng Yên xét trên các mặt:

- Tạo ra cơ hội và động lực quan trọng để phát triển trên cơ sở tận dụng mạng lưới cơ sở hạ tầng phát triển, sự hỗ trợ về đào tạo và chuyển giao công nghệ từ các thành phố lớn và các trung tâm của vùng.

- Có thị trường tiêu thụ lớn, hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài trong tiêu thụ sản phẩm và mở rộng quy mô đầu tư.

- Có môi trường thuận lợi thu hút đầu tư nước ngoài.

2.1.1.2. Đặc điểm về kinh tế, nguồn nhân lực

a. Kinh tế nông nghiệp

Cùng với thành tựu chung, 15 năm qua, với sự quan tâm của Tỉnh và sự nỗ lực của nông dân, các tiến bộ kỹ thuật được áp dụng ngày càng rộng rãi, diện mạo nông nghiệp tỉnh Hưng Yên đã có nhiều khởi sắc, góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh và nâng cao đời sống nông dân. Nông nghiệp liên tục được mùa, phát triển toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa, phát triển nhanh cây, con có giá trị kinh tế cao. Giá trị sản xuất tăng bình quân 3,5%/năm. Cơ cấu chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng giá trị cây lương thực, tăng nhanh giá trị cây công nghiệp, rau quả và chăn nuôi. Cơ cấu trong nông nghiệp năm 2010: cây lương thực 24% - cây công nghiệp, rau quả 30% - chăn nuôi, thủy sản 46%, giữ ổn định lương thực bình quân 450kg/đầu người/năm; cây vụ đông đạt 29% diện tích canh tác, phát triển được gần 4.000 trang trại, gia trại, trong đó có 2.500 trang trại đạt tiêu chí liên Bộ hoạt động có hiệu quả, tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Diện tích lúa chất lượng cao đạt 45%. Chương trình “nạc hóa” đàn lợn, “sinh hóa” đàn bò, nuôi bò sữa, nuôi cá rô phi đơn tính, sản xuất giống lúa, rau

quả chất lượng cao có hiệu quả thiết thực. Hưng Yên là một trong hai Tỉnh trên toàn quốc sớm thực hiện miễn thủy lợi phí cho nông dân; thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ để nông nghiệp, nông thôn và nông dân đẩy mạnh sản xuất; nhiều nghề truyền thống và các loại hình dịch vụ trong nông thôn được khuyến khích phát triển [31].

Như vậy, sự phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH – HĐH tạo điều kiện về nguồn nguyên liệu cho các dự án FDI trong lĩnh vực chế biến các sản phẩm từ cây trồng, vật nuôi. Các dự án FDI trong lĩnh vực chế biến thức ăn gia súc, các dự án sản xuất máy nông nghiệp và các dự án dịch vụ phục vụ cho nhu cầu phát triển của khu vực nông thôn.

b. Kinh tế công nghiệp

Công nghiệp phát triển nhanh, giá trị sản xuất tăng bình quân 21%/năm, phát triển một số ngành sản xuất có tính động lực như điện tử, dệt may, cơ khí luyện thép với kỹ thuật tiên tiến. Sản phẩm đa dạng về chủng loại, chất lượng tốt hơn, nhiều sản phẩm có thương hiệu, có sức cạnh tranh lớn trên thị trường trong nước và quốc tế. Trong 14 khu công nghiệp được quy hoạch đã có 5 khu công nghiệp đi vào hoạt động: khu công nghiệp Như Quỳnh A&B (diện tích 95 ha), khu công nghiệp Phố Nối A (390 ha), Khu công nghiệp Phố Nối B (250 ha), Khu công nghiệp Minh Đức (200 ha), Khu công nghiệp thành phố Hưng Yên (60 ha). Thu hút 907 dự án đầu tư (trong nước 693, nước ngoài 214), với tổng vốn đăng ký tương đương 3,6 tỷ USD; 475 dự án đi vào hoạt động, tạo việc làm thường xuyên cho hơn 11 vạn lao động, giá trị sản xuất gần 20 nghìn tỷ đồng/năm. Nhiều dự án có hàm lượng công nghệ và giá trị tăng cao, đóng góp trên 80% số thu ngân sách hàng năm [31].

Mặc dù đã đạt được một số kết quả nhất định nhưng công nghiệp Hưng Yên vẫn còn nhiều hạn chế như: Phân bố công nghiệp chưa đồng đều trong khi điều kiện hạ tầng cơ sở là tương đối thuận lợi, tập trung chủ yếu (khoảng 80%) ở khu vực các KCN dọc Quốc lộ 5A. Công tác chuẩn bị hội nhập chưa được thực hiện đúng mức và đồng bộ. Trình độ công nghệ còn ở mức thấp, khả năng cạnh tranh quốc tế và khu vực của sản phẩm công nghệ chưa cao. Việc đào tạo nguồn nhân lực, nhất là

cán bộ quản lý doanh nghiệp, lao động trình độ cao và công nhân kỹ thuật lành nghề còn yếu và bị động.

Tóm lại: Công nghiệp Hưng Yên phát triển với tốc độ nhanh và liên tục tăng trong những năm qua là tín hiệu đáng mừng trong việc thu hút các nguồn vốn vào Tỉnh, đặc biệt là nguồn FDI. Cơ sở hạ tầng cho phát triển công nghiệp được cải thiện từng ngày, đặc biệt là sự ra đời của các KCN thể hiện rõ sự nỗ lực của Tỉnh trong việc tăng cường thu hút các nguồn vốn đầu tư trên địa bàn. Số lượng dự án đầu tư tăng nhanh sẽ tạo điều kiện cho các liên doanh, liên kết và bổ trợ cho nhau trong các khâu sản xuất, tạo ra môi trường công nghiệp sôi động và hiệu quả, tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ về giá cả. Tuy nhiên vẫn còn nhiều tồn tại cần giải quyết, đặc biệt là cơ chế chính sách trong thu hút và triển khai đầu tư.

c. Kinh tế dịch vụ

Thương mại, dịch vụ có bước phát triển mới, tăng trưởng bình quân đạt 15%/năm. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng xã hội tăng bình quân 21,14%/ năm. Các dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bưu chính viễn thông, vận tải hàng hóa, hành khách được phát triển, doanh thu tăng bình quân 18%/năm. Xuất khẩu duy trì tốc độ tăng cao, bình quân 19,3%/năm. Năm 2010, kim ngạch xuất khẩu đạt trên 500 triệu USD. Giá trị xuất khẩu hàng nông sản và chế biến ngày càng tăng. Thị trường xuất khẩu ngày càng được củng cố và mở rộng.

Lĩnh vực du lịch tỉnh Hưng Yên đang có nhiều khởi sắc với những tín hiệu khả quan, khẳng định vai trò, vị thế trong phát triển kinh tế , xã hội. Với lợi thế có nhiều di tích, danh lam đe ̣p, nổi tiếng, tại các khu, điểm du li ̣ch trên đi ̣a bàn tỉnh, lượng du khách trong và ngoài nước về tham quan , chiêm bái ngày càng tăng . Năm 2010, số lươ ̣ng khách đến Hưng Yên đa ̣t hơn 160 nghìn lượt người, doanh thu của các đơn vi ̣ kinh doanh , dịch vụ du lịch đạt gần 60 tỷ đồng . Sáu tháng đầu năm 2011, du lịch tỉnh Hưng Yên thu hút gần 100 nghìn lượt khách , tăng 1,7 lần so với cùng kỳ năm trước, trong đó khách quốc tế hơn 3 nghìn lượt, khách nội đi ̣a hơn 54 nghìn lượt, khách tham quan trên 42 nghìn lượt. Hê ̣ thống cơ sở lưu trú du li ̣ch có sự phát triển khá, hiê ̣n có 116 cơ sở lưu trú du li ̣ch đã được xếp ha ̣ng , từ đa ̣t tiêu chuẩn tối thiểu

đến hạng 2 sao với 1.437 phòng, trong đó có 16 khách sạn đã được xếp hạng sao (từ 1-2 sao) vớ i 361 phòng. Cơ sở ha ̣ tầng du li ̣ch đươ ̣c quan tâm đầu tư phát triển , thu hút được nhiều dự án đầu tư dịch vụ du lịch [30].

Mă ̣c dù kết quả đa ̣t được chưa tương xứ ng với tiềm năng , lợi thế, song có thể khẳng đi ̣nh ngành du li ̣ch đóng góp vai trò quan tro ̣ng vào viê ̣c chuyển di ̣ch cơ cấu kinh tế, tạo công ăn việc làm , nâng cao đời sống vâ ̣t chất và tinh thần cho nhân dân . Hưng Yên đang là điểm đến thân thiê ̣n, an toàn, hấp dẫn của nhiều du khách

Trong thời gian qua lĩnh vực Tín dụng ngân hàng đã có những giải pháp tích cực trong huy động vốn: Tính đến ngày 31/12/2011, tổng nguồn vốn huy động tại địa phương là 15.155 tỷ đồng, tăng 15,8% so với đầu năm và tăng 34,7% so với cùng kỳ. Tổng dư nợ đạt 20.508 tỷ đồng, tăng 0,6% so với đầu năm và tăng 12,4% so với cùng kỳ. Dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn tăng 0,3%, chiếm 40,8%/tổng dư nợ; Dư nợ đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ giảm 0,5%, chiếm 25%/tổng dư nợ. Ngoài ra, tốc độ tăng trưởng tín dụng ở các lĩnh vực không khuyến khích cũng được kiểm soát chặt chẽ và chỉ chiếm 2,9% tổng dư nợ cho vay... Tuy nhiên, cũng như những ngành khác, đó là tốc độ tăng trưởng cao nhưng xét về mặt lượng thì vẫn còn nhỏ, khả năng huy động vốn chưa đáp ứng được tốc độ phát triển kinh tế, đặc biệt là các dự án lớn, một số loại hình huy động vốn mới chưa được phổ biến, chưa có chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân gửi tiền nhàn rỗi vào ngân hàng [31, 34].

Lĩnh vực du lịch Hưng Yên có sự phát triển mạnh trong những năm qua những vẫn ở trình độ thấp so với cả nước và khu vực, sức mua của người dân được cải thiện nhưng chưa đạt mức trung bình của cả nước. Là Tỉnh đông dân nhưng Hưng Yên vẫn là thị trường nhỏ bé, không thể là mục tiêu hàng đầu của các dự án FDI. Các ngành dịch vụ hỗ trợ cho các hoạt động FDI như ngân hàng, bưu chính viễn thông đã và đang được hoàn thiện.

d. Đặc điểm về dân số, nguồn nhân lực

Nằm trong vùng đồng bằng Sông Hồng có lịch sử phát triển lâu đời, Hưng Yên là Tỉnh có mật độ dân số đông trên 1.228 người/Km2 cao gấp 4,6 lần mức trung

bình của cả nước và cao gấp 1,3 lần mức trung bình của vùng Đồng bằng Sông Hồng, dân số thành thị chiếm khoảng 12,65% dân số toàn Tỉnh.

Lao động trong tuổi hiện có 700.512 người chiếm 61,6% dân số của Tỉnh. Lao động đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân chiếm trên 90% lao động trong độ tuổi. Số lao động chưa có việc làm còn nhiều. Đây sẽ là nguồn bổ sung nhân lực quan trọng cho các dự án FDI thực hiện trên địa bàn Tỉnh.

Với truyền thống hiếu học, nhiều cán bộ tài năng song lại ít làm việc tại Tỉnh nhà, nếu có môi trường làm việc tốt và được trả lương cao thì đội ngũ này là lực lượng hùng hậu trở về làm việc tại quê hương đáp ứng nhu cầu lao động chất lượng cao. Tuy nhiên trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay, Hưng Yên cần phải bổ sung và đào tạo thêm để đáp ứng nhu cầu phát triển nhanh của Tỉnh, với sự đoàn kết nhất trí trong cán bộ và nhân dân, cùng với công cuộc đổi mới của đất nước chắc chắn Hưng Yên sẽ tiến nhanh, hoà nhập được với sự phát triển của cả nước

2.1.1.3. Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng - dịch vụ đầu tư

Sau gần 20 năm tách Tỉnh, hệ thống cơ sở hạ tầng của Hưng Yên, bao gồm mạng lưới giao thông, điện, nước, thông tin liên lạc và các công trình hạ tầng xã hội khác đã được nâng cấp, cải tạo và xây mới rất nhiều và hiện đại có thể đáp ứng

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên địa bàn tỉnh Hưng Yên (Trang 30 - 125)