Khảo sát kích thước và dựng ảnh vùng đóng cặn 1 Mục đích

Một phần của tài liệu xây dựng hệ khảo sát hiện tượng đóng cặn đường ống (Trang 30 - 32)

Sau khi đã áp dụng phương pháp đo ở mục 3.2, về cơ bản, ta đã có được chiều dài của vùng đóng cặn. Với việc thực hiện phép đo theo tiết diện của ống tại vùng đóng cặn, ta sẽ biết được chiều rộng của vùng cặn đó. Và nếu kết hợp với kỹ thuật dựng ảnh, ta sẽ có được một phác họa hai chiều hay ba chiều về vùng đóng cặn, ảnh này sẽ giúp việc xử lý cặn trở nên dễ dàng và tiện lợi hơn rất nhiều.

3.3.2. Các bước chuẩn bị và tiến hành

• Sử dụng nguồn điểm Cs-137, hoạt độ 10 μCi và bộ detector nguồn điểm. • Khoảng cách từ nguồn đến detector: cố định 20 cm.

• Cài đặt các thông số trên hệ ghi nhận điện tử: + Cao thế: 800 V.

+ Chế độ đo CT: ghi nhận tổng số đếm. + Kênh bắt đầu: kênh 70.

+ Kênh cuối: kênh 100. + Độ rộng cửa sổ: 30 kênh. + Thời gian đo: 600 giây. + Mức khuếch đại: 80.

+ Ống nhựa PVC dùng khảo sát: đường kính ngoài 11,4 cm; đường kính trong 10,1 cm; có cặn giả định bên trong.

• Quy trình 1: Đo theo chiều cao của ống

+ Vị trí đo đầu tiên: cách mặt đất 5 cm. + Vị trí đo cuối: cách mặt đất 100 cm.

+ Dịch chuyển nguồn và dectector đi lên 1 cm sau mỗi lần đo. • Quy trình 2: Khảo sát vùng có cặn bám theo hệ tọa độ ngang

Đặt ống vào vị trí tròn của hệ tọa độ ngang, vạch đỏ đầu tiên từ trái sang tiếp tuyến với mép phải của ống. Di chuyển nguồn và đầu dò đến vị trí trung tâm đóng cặn sao cho trục nối giữa nguồn và detector vuông góc với thước đo. Cố định nguồn và detector tại vị trí này trong suốt quá trình đo.

Sau mỗi phép đo, dịch chuyển ống một bước trùng với một vạch đỏ bên phải kế tiếp, mỗi vạch này cách đều nhau 1 cm. Tiếp tục đo và dịch chuyển như thế cho đến khi ống không còn nằm chắn giữa nguồn và detector thì dừng lại. Dựa vào công thức (1.12) ta sẽ tính được hệ số hấp thụ μ của vật chất bên trong ống.

• Quy trình 3: Dựng ảnh.

Xoay ống theo chiều kim đồng hồ 30 độ sau khi thực hiện xong quy trình 2. Sau đó, thực hiện quy trình 2 tương tự cho vị trí xoay mới của ống. Ta tiếp tục thực hiện các bước như thế cho đến vị trí xoay của ống lệch 180 độ so với vị trí ban đầu

thì dừng lại. Sử dụng các giá trị μ thu được từ quy trình 2 và thuật toán dựng ảnh từ chương trình Matlab tái tạo hình ảnh cặn trong ống.

Một phần của tài liệu xây dựng hệ khảo sát hiện tượng đóng cặn đường ống (Trang 30 - 32)