Nhìn tổng quát, tăng trưởng của khu vực dịch vụ và của hầu hết các ngành dịch vụ có xu hướng cao lên qua các thời kỳ, cùng với sự đổi mới và mở cửa ngày một sâu, rộng hơn. Trong lĩnh vực dịch vụ, đã có bước phát triển nhảy vọt cả về chất và lượng, nhất là từ thập niên 90 của thế kỷ XX trở lại đây. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của lĩnh vực này lại không đều qua các thời kỳ khác nhau, thể hiện nổi bật qua việc tăng nhanh của ngành dịch vụ trong thời kỳ 1990 - 1995, sau đó liên tục bị giảm sút và chỉ có dấu hiệu phục hồi nhẹ trong một vài năm gần đây. Điều đó khiến tỷ trọng của ngành dịch vụ trong GDP, sau khi tăng tương đối mạnh trong thời kỳ 1990 - 1995 (năm 1995 đạt 44,06%) đã liên tục bị giảm: năm 1996 còn 42,51%; năm 1997 còn 42,15%; năm 1998 còn 41,73%; năm 1999 còn 40,08% và năm 2005 còn 38,1% và năm 2009 còn 39,1%.Sự thay đổi cơ cấu trong ngành dịch vụ là phù hợp với đà phát triển về một số mặt:
Tỷ trọng của ngành tiêu thụ những sản phẩm dịch vụ (như khách sạn, nhà hàng, du lịch, văn hóa, thể thao, giải trí,…) có tốc độ tăng cao hơn những
ngành như thương mại thuần túy. Điều đó chứng tỏ, nhu cầu tiêu dùng của dân cư đã có sự thay đổi so với trước
Ngành tài chính tín dụng từ khi nền kinh tế chuyển đổi, mở cửa đã có tốc độ tăng cao hơn. Hoạt động khoa học công nghệ trước đây thường tăng thấp hơn tốc độ tăng chung do cả hai yếu tố đầu vào và đầu ra, nguồn lực chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nước có tính bao cấp, nay ở đầu vào nguồn ngân sách đã tăng lên khá hơn, ngoài ra còn có nguồn lực của thành phần kinh tế khác , của bản than các tổ chức khoa học công nghệ tạo ra, đầu ra đã được mở rộng hơn. Một số ngành dịch vụ đã phát triển khá nhanh và đang từng bước mở rộng quy mô như vận tải, kho bãi; đặc biệt, dịch vụ viễn thông đã có bước