Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược phát triển tại Ngân hàng ACB

Một phần của tài liệu Chiến lược tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu ACB 2011.doc (Trang 31 - 33)

b. Nhược điểm:

-Liên minh với các đối tác nước ngoài, nghĩa là ngân hàng đang chấp nhận cơ hội

và cũng là chấp nhận rủi ro lớn xảy ra, đặc biệt trong hoàn cảnh nền kinh tế thế giới đang có nhiều biến động như hiện nay

-Đồng thời, trong quá trình hợp nhất và sáp nhập, nếu không cẩn thận, ngân hàng có thể bị các đối tác của mình nuốt chửng, dấn đến mất hình ảnh thương hiệu trên thị trường

V. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược phát triển tại Ngân hàng ACB ACB

1. Tận dụng cơ hội:

Hội nhập không chỉ mở ra cho nền kinh kế Việt Nam những cơ hội mới mà còn tạo ra vô số những cơ hội cho ngành ngân hàng nói chung và ACB nói riêng. Thế nhưng, việc tận dụng những cơ hội đó như thế nào? để biến chúng thành sức mạnh và sử dụng chúng như là một công cụ để gia tăng sức mạnh trong cạnh tranh mới là điều quan trọng. Để biến những cơ hội đó thành chìa khóa cho sự thành công của ACB thì ACB cần phải:

Thứ nhất: tranh thủ sự hợp tác của các ngân hàng nước ngoài để tiếp cận phương pháp quản lý chuyên nghiệp, công nghệ mới. Bên cạnh đó, cần phải tranh thủ sự quan tâm, hỗ trợ về mặt tài chính, công nghệ của các tổ tức tài chính quốc tế như WB, ODA… để củng cố và nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin, chất lượng nhân sự cấp…nhằm nâng cao sức mạnh cạnh tranh.

Thứ hai: tiếp tục xúc tiến việc thành lập nhiều văn phòng đại diện, chi nhánh cả trong và ngoài nước nhằm nâng cao sức mạnh trong thanh toán và tạo lập thương hiệu.

2. Vượt qua thử thách:

Có lẽ điều mà các NHTM nói chung và ACB nói riêng là làm sao? và làm như thế nào? với những điểm mạnh, trên sự hiểu rõ về những điểm yếu đang tồn tại của mình với việc tận dụng những cơ hội của thị trường để vượt qua mọi thử thách đang và sẽ đối mặt phía trước.

Để biến những lợi thế mà mình đang có, những cơ hội mà thị trường đã tạo ra trên những điểm yếu của mình để vượt qua những thử thách của thị trường nhằm tạo lợi thế trong cạnh tranh ACB cần phải:

Thứ nhất, tăng cường sức mạnh tài chính để đầu tư phát triển công nghệ mới, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, nâng cấp trang thiết bị nhằm cải tiến “tốc độ” truyền tải dữ liệu giữa các chi nhánh và hội sở, giữa chi nhánh và phòng giao dịch đảm bảo sự chính xác, an toàn và nhanh chóng trong mọi giao dịch. Tránh tình trạng tắt nghẽn khi giao dịch, gây thiệt hại cho khách hàng và ảnh hưởng đến uy tín của Ngân hàng. Bên cạnh đó, cần chú trọng đến công tác quản trị mạng, vì một khi các sản phẩm công nghệ cao được sử dụng thì vấn đề “trộm cắp” thông tin, tài sản của khách hàngsẽ tinh vi hơn và hậu quả nghiêm trọng hơn.

Thứ hai, hoàn thiện và nâng cao vai trò quản trị trong hoạt động kinh doanh ngân hàng như: quản trị tài sản nợ_có, quản trị rủi ro, quản trị nhân sự …. Vì một khi khi xu thế cạnh tranh ngày càng gia tăng giữa các ngân hàng thì rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng sẽ càng gia tăng. Ngoài ra, không chỉ riêng ngành ngân hàng mới đối mặt với xu thế cạnh tranh mà tất cả các ngành khác trong nền kinh tế cũng phải chịu chung áp lực đó, vì vậy tính đỗ vỡ của thị trường cũng sẽ gia tăng.

Điều này tất yếu làm cho ngành ngân hàng không tránh khỏi liên lụy vì thế hoàn thiện và nâng cao vai trò quản trị rủi ro là điều cần phải chú trọng.

Thứ ba, tiếp tục hoàn thiện chế độ tiền lương, chế độ đãi ngộ, công tác tuyển dụng để thu hút nguồn nhân lực có “chất xám” đảm bảo tạo ra một đội ngũ nhân viên giàu nghị lực, đủ năng lực để quản lý và điều hành trong giai đọan hiện tại và kế thừa trong tương lai.

Cuối cùng, tạo nên sự khác biệt trong chính hoạt động kinh doanh của mình dựa trên các sản phẩm, con người và chất lượng dịch vụ.

Trong giai đoạn hội nhập, cạnh tranh được xem là tất yếu là sự sống còn của mỗi tổ chức, để có thể cạnh tranh tốt ở thị trường trong nước, tạo cơ sở vươn ra thị trường nước ngòai, ACB Bank còn phải thực sự có nhiều nỗ lực trong việc củng cố, nâng cao năng lực tài chính, nâng cao trình độ quản lý và chất lượng nguồn nhân lực, ứng dụng các công nghệ hiện đại để phát triển đa dạng sản phẩm dịch vụ và đẩy mạnh xây dựng thương hiệu trên cả thị trường trong nước và hướng ra quốc tế. Với sự giới hạn về nhiều mặt, nhóm chúng tôi cũng chỉ đưa ra một số giải pháp mang tính khái quát để hoàn thiện và nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh của ACB Bank trên cơ sở những điểm mạnh, điểm yếu, những thời cơ và thách thức trong mối tương quan về “sức” giữa các ngân hàng trong nước, cùng với những xu thế mới của hội nhập mà các ngân hàng sẽ và phải hướng đến để tạo dựng vị thế trên thị trường.

Trên đây là toàn bộ nội dung chuyên đề thực tập của nhóm chúng tôi, với những hiểu biết và thời gian tìm hiểu còn hạn hẹp, khả năng tiếp thu, vận dụng thực tiễn chưa nhiều nên không tránh khỏi hạn chế và thiếu sót nhất định. Nhưng được sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của giảng viên hướng dẫn và giảng viên giảng dạy mà nhóm chúng tôi đã có thế hoàn thành.

Một lần nữa nhóm chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của Cô giáo- Thạc sỹ hướng dẫn Sái Thị Lệ Thủy và Thầy giáo- Thạc sỹ Nguyễn Hoài Anh đã tận tình giảng dạy, giúp chúng tôi hoàn thành chuyên đề này.

Một phần của tài liệu Chiến lược tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu ACB 2011.doc (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(33 trang)
w