Việc phối hợp giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội

Một phần của tài liệu Các biện pháp phối hợp giữa nhà trường gia đình và xã hội trong giáo dục đạo đức học sinh ở trường Trung học Phổ thông Giao thủy huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định (Trang 61 - 120)

ảnh hƣởng Có ảnh hƣởng Ảnh hƣởng thƣờng xuyên Ảnh hƣởng lớn nhất % Xếp thứ % Xếp thứ % Xếp thứ % Xếp thứ 1 Các tổ chức Đảng cơ sở 15.4 16 71.4 4 8.8 11 4.4 8 2 Hội đồng nhân dân 25.4 9 65.8 5 6.8 16 2.0 15 3 Chính quyền các cấp 19.8 13 64.4 10 13.6 7 2.2 13 4 Toà án, Viện kiểm sát 29.4 7 57.2 15 8.6 12 4.8 7

5 Quân đội nhân

dân 24.6 10 65.0 8 7.6 14 2.8 12

6 Công an, dân

phòng 15.4 16 65.6 6 13.4 8 5.6 6

7 Đoàn TNCS các

cấp 6.8 20 46.4 20 33.8 3 13.0 3

8 Đoàn trƣờng 1.8 23 42.2 23 36.0 1 20.0 1 9 Các cơ quan Văn

hoá, Thông tin 5.8 21 48.4 17 34.6 2 11.2 4 10 Trung tâm VH-

TT 15.6 15 59.0 14 21.2 6 4.2 10

12 Hội phụ nữ 25.6 8 64.4 10 7.8 13 2.2 13 13 Hội cựu chiến

binh 30.4 6 61.8 12 3.4 20 4.4 8

14 Hội chữ thập đỏ 23.8 11 71.8 3 3.4 20 1.0 18 15 Hội ngƣời cao

tuổi 32.8 5 59.2 13 6.8 16 1.2 16

16 Hội khuyến học 12.6 18 72.2 2 11.4 10 3.8 11 17 Hội nông dân 41.6 4 51.6 16 6.8 16 0.0 21 18 Ban đại diện

CMHS 5.2 22 65.4 7 21.4 5 8.0 5 19 Cộng đồng nơi ở 7.6 19 48.4 17 30.4 4 13.6 2 20 Các đơn vị kinh tế tƣ nhân 51.2 2 46.2 21 2.6 22 0.0 21 21 Cơ sở SX quốc doanh 52.2 1 45.8 22 2.0 23 0.0 21 22 UB DS-GĐ-TE 18.8 14 73.6 1 7.0 15 0.6 19 23 Liên đoàn lao

động 47.8 3 47.8 19 4.2 19 0.2 20

Qua bảng số liệu trên có thể thấy:

- Các lực lƣợng có ảnh hƣởng rất ít tới việc giáo dục đạo đức học sinh trƣờng THPT Giao Thuỷ: Cơ sở SX quốc doanh (52.2%); Các đơn vị kinh tế tƣ nhân (51.2%); Liên đoàn lao động (47.8%); Hội nông dân (41.6%).

- Các lực lƣợng có ảnh hƣởng lớn: Đoàn trƣờng (20.0%); Cộng đồng nơi ở (13.6%); Đoàn TNCS HCM các cấp (13.0%); Các cơ quan Văn hoá, Thông tin (11.2%); Ban đại diện CMHS (8.0%).

- Các lực lƣợng có ảnh hƣởng thƣờng xuyên: Đoàn trƣờng (36.0%); Cộng đồng nơi ở (30.4%); Đoàn TNCS HCM các cấp (33.8%); Các cơ quan Văn hoá, Thông tin (34.6%); Ban đại diện CMHS (21.4%).

Nhƣ vậy, theo bảng số liệu trên, các lực lƣợng tham gia giáo dục cơ bản là: Nhà trƣờng (thông qua các hoạt động của Đoàn trƣờng); Xã hội (Đoàn TNCS HCM các cấp, cơ quan Văn hoá, Thông tin). Các lực lƣợng này đã có sự phối hợp và có tác dụng nhiều hơn cả so với các lực lƣợng xã hội khác trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh, tuy nhiên mức độ ảnh hƣởng còn hạn chế.

Các lực lƣợng xã hội còn lại tham gia vào việc giáo dục đạo đức học sinh trƣờng THPT Giao Thuỷ ở các mức độ khác nhau: Các tổ chức Đảng cơ sở; Hội đồng nhân dân các cấp; Quân đội; Công an, Dân phòng; Hội chữ thập đỏ; Hội khuyến học; Uỷ ban DS – GĐ – TE; Toà án; Viện kiểm sát; Trung tâm VH – TT; Y tế; Hội phụ nữ; Hội cựu chiến binh; Hội ngƣời cao tuổi…

Nhƣ vậy, các lực lƣợng xã hội trên địa bàn huyện Giao Thuỷ đã tham gia vào việc giáo dục đạo đức cho học sinh trƣờng THPT Giao Thuỷ nhƣng còn chƣa đều, chƣa đồng bộ, mức độ ảnh hƣởng khác nhau, phụ thuộc vào chức năng, nhiệm vụ của các lực lƣợng đó. Sự phối hợp đã đƣợc thực hiện và thu đƣợc kết quả ban đầu nhƣng còn khiêm tốn, điều đó đặt ra cho trƣờng THPT Giao Thuỷ phải chủ động hơn nữa trong việc phối hợp các lực lƣợng xã hội, tận dụng sự ủng hộ, giúp đỡ của các lực lƣợng này trên địa bàn huyện Giao Thuỷ.

2.6. Đánh giá thực trạng

2.6.1.Mặt mạnh

Qua việc thăm dò ý kiến có thể thấy Nhà trƣờng – Gia đình – Xã hội trên địa bàn huyện Giao Thuỷ đã có sự phối hợp để giáo dục đạo đức học sinh, góp phần giáo dục thế hệ trẻ nhằm đáp ứng yêu cầu của xã hội hiện nay.

Nhà trƣờng đã nhận thức rõ và thực hiện đƣợc vai trò chủ đạo trong việc phối hợp với gia đình học sinh, với các lực lƣợng giáo dục khác trên địa bàn. Nhà trƣờng đã chủ động trong việc tổ chức phối hợp với gia đình học sinh, thống nhất mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp, hình thức giáo dục đạo đức học sinh, đã thƣờng xuyên liên lạc, trao đổi thông tin, kéo PHHS tham gia vào

quá trình đánh giá, khen thƣởng, chấn chỉnh, kỷ luật học sinh, quan tâm đặc biệt tới việc giáo dục các học sinh chậm tiến, có khó khăn trong rèn đạo đức. Việc phối hợp với các tổ chức xã hội đã đi vào nề nếp, thƣờng xuyên, đó là Đoàn TNCS HCM, Công an thị trấn Ngô Đồng, Công an huyện Giao Thuỷ, Nhà văn háo Huyện, Hội chữ thập đỏ, Uỷ ban DS – GĐ – TE.

Gia đình học sinh mà thông qua là Ban đại diện CMHS đã nhận thức đwocj tầm quan trọng của việc phải phối hợp chặt chẽ với nhà trwongf để giáo dục con em mình, nhất là giáo dục đạo đức. Ban đại diện CMHS đã trở thành ngƣời đồng hành của nhà trƣờng trong mọi hoạt động, đặc biệt là việc giáo dục đạo đức học sinh. Mọi hoạt động của Ban đại diện CMHS đều có kế hoạch, đƣợc tổ chức chặt chẽ, hợp lý, huy động đƣợc đông đảo PHHS tham gia.

Các tổ chức xã hội và các lực lƣợng khác trên địa bàn huyện Giao Thuỷ cũng đã nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của mình, cùng với nhà trƣờng, gia đình học sinh để giáo dục đạo đức cho học sinh. Các tổ chức và lực lƣợng đã thƣờng xuyên phối hợp với nhà trƣờng là: Đoàn TNCS HCM; Công an; Trung tâm VH – TT; Nhà văn hoá huyện; Hội chữ thập đỏ; Uỷ ban DS – GĐ – TE.

Thực tế cho thấy những hoạt động phối hợp làm đƣợc ở trƣờng THPT Giao Thuỷ để giáo dục đạo đức cho học sinh đã dần xây dựng đƣợc nề nếp: Học sinh có ý thức trong việc học tập, tu dƣỡng; hiện tƣợng học sinh nghỉ học tuỳ tiện rất ít. Đa số học sinh nhà trƣờng thực hiện tốt các quy định của nhà trƣờng về: Quần áo, đầu tóc, giầy dép; không có hiện tƣợng học sinh ăn mặc không đúng quy định đến trƣờng. Học sinh đã có ý thức bảo vệ của công, giữ gìn trƣờng lớp luôn sạch đẹp. Số học sinh chậm tiến, có khó khăn trong việc rèn luyện đạo đức ngày càng giảm; đặc biệt nhờ các biện pháp giáo dục phù hợp nhiều em học sinh châm tiến đã tiến bộ, trở thành các học trò ngoan, học giỏi. Động cơ, thái độ học tập của học sinh có chuyển biến tích cực do đó kết quả học tập của học sinh những năm gần đây rất tốt. Học sinh nhà trƣờng tham gia nhiệt tình các hoạt động văn nghệ, thể thao vì vậy các cuộc thi “Giai điệu tuổi hồng” giành cho học sinh có nhiều học sinh của nhà trƣờng đạt giải

cao; các cuộc thi Học sinh giỏi TD – TT cấp tỉnh có nhiều học sinh đạt giải cao, toàn đoàn xếp thứ hạng cao trong tỉnh. Tinh thần tƣơng thân, tƣơng ái, giúp đỡ ngƣời có hoàn cảnh khó khăn ngày càng đƣợc nâng cao, tổng số tiền quyên góp để làm công tác từ thiện hàng năm lên đến nhiều chục triệu đồng.

2.6.2.Mặt hạn chế

Vẫn còn một bộ phận không nhỏ học sinh có động, thái độ học tập chƣa đúng đắn; chƣa có tinh thần vƣợt khó; còn sách nhiễu bố mẹ và ngƣời thân; không có ý thức trách nhiệm với việc làm của bản thân mình; coi thƣờng các quy định của nhà trƣờng, thậm chí vi phạm pháp luật (Luật Giao thông).

Vẫn còn một bộ phận nhỏ học sinh có biểu hiện đua đòi, ăn chơi, dính vào các tệ nạn xã hội (đua xe, hút thuốc lá, chơi cờ bạc, bỏ nhà đi lang thang…). Đây là những hiện tƣợng mà xã hội cần phải quan tâm, không thể làm ngơ.

2.6.3.Nguyên nhân

- Có nhiều nguyên nhân dẫn đến các mặt hạn chế trên, tuy nhiên một trong các nguyên nhân đó là sự phối - kết hợp giữa Nhà trƣờng – Gia đình – Xã hội: Nhà trƣờng còn chƣa thật sát sao trong việc trao đổi, nắm bắt các thông tin về học sinh từ gia đình (GVCN chƣa sâu sát gia đình học sinh; chƣa trao đổi thông tin thƣờng xuyên). Việc phối hợp với các tổ chức xã hội có khả năng giúp nhà trƣờng trong việc giáo dục đạo đức học sinh (Hội cựu chiến binh; Hội phụ nữ…) còn hạn chế. Nhà trƣờng còn chƣa chủ động trong việc phối hợp với các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội trên đại bàn huyện để giáo dục đạo đức học sinh, nhất là các học sinh chƣa ngoan.

-Việc phối hợp giáo dục học sinh ngay trong nhà trƣờng đôi khi còn chƣa đƣợc đồng bộ, đều tay giữa đội ngũ giáo viên; giữa các tổ chức đoàn thể trong trƣờng; nhiều giáo viên cho rằng việc giáo dục đạo đức cho học sinh là nhiệm vụ của lãnh đạo nhà trƣờng và GVCN lớp chứ không phải của mình; việc kiểm tra, đôn đốc học sinh chấp hành các quy định của nhà trƣờng là của

lãnh đạo nhà trƣờng và Đoàn trƣờng chứ không phải của mình. Phƣơng pháp giáo dục đôi khi chƣa thống nhất; việc kiểm tra, đánh giá, khen thƣởng, kỷ luật chƣa thật sự công bằng.

-Việc phối hợp giáo dục giữa Gia đình học sinh với Nhà trƣờng chƣa thực sự nhịp nhàng, đôi khi chƣa thống nhất quan điểm. Không ít các bậc cha mẹ còn bao che cho con, còn bênh con, bất lực trƣớc sự hƣ hỏng của con cái, giao phó việc giáo dục con cái mình cho nhà trƣờng, cho xã hội.

Tiểu kết chƣơng 2

Nhƣ vậy, từ thực trạng việc tổ chức phối hợp các lực lƣợng giáo dục để giáo dục đạo đức cho học sinh của trƣờng THPT Giao Thuỷ, để nâng cao hơn nữa hiệu quả giáo dục đạo đức học sinh, từ đó nâng cao chất lƣợng giáo dục học sinh, tôi xin đề xuất các biện pháp phối hợp các lực lƣợng giáo dục để giáo dục đạo đức cho học sinh trƣờng THPT Giao Thuỷ trong giai đoạn hiện nay.

Chƣơng 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƢỜNG, GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI

3.1. Một số biện pháp phối hợp giữa Nhà trƣờng-Gia đình-Xã hội trong công tác giáo dục đạo đức học sinh ở trƣờng THPT Giao Thuỷ:

3.1.1.Thống nhất mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức phối hợp giáo dục đạo đức học sinh

Sản phẩm của nền giáo dục là nhân cách con ngƣời, là sức lao động. Giáo dục con ngƣời để trở thành con ngƣời có đức, có tài, có ích cho cộng đồng, phục vụ lợi ích nhân loại.

Qúa trình giáo dục đạo đức cho học sinh là sự tác động đồng bộ của các lực lƣợng giáo dục: trong nhà trƣờng, ở gia đình, ngoài xã hội, đƣợc chi phối bởi mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp.

Việc tổ chức phối hợp giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội đối với vấn đề giáo dục đạo đức học sinh THPT nhằm đạt mục tiêu của giáo dục đƣợc coi nhƣ là một nguyên lý của giáo dục. Sự phối hợp chặt chẽ ba môi trƣờng giáo dục trên một mặt đảm bảo đƣợc sự thống nhất trong nhận thức cũng nhƣ trong hành động giáo dục. Các nội dung giáo dục, phƣơng pháp giáo dục của nhà trƣờng, gia đình, xã hội phải cùng một hƣớng, hƣớng đến cùng một mục đích, tạo nên một tác động tổng hợp, đồng tâm, tập trung đƣợc sức mạnh để kích thích, thúc đẩy quá trình phát triển nhân cách cho học sinh. Mặt khác, sự thống nhất phối hợp sẽ tránh đƣợc sự tách rời, mâu thuẫn, thậm chí vô hiệu hoá lẫn nhau, gây cho các em tâm trạng nghi ngờ, hoang mang, dao động trong việc lựa chọn, định hƣớng các giá trị tốt đẹp của nhân cách, nhất là trong thời kỳ bùng nổ thông tin và các em đang ở trong giai đoạn đang hình thành nhân cách.

Gia đình, nhà trƣờng và xã hội thống nhất trƣớc tiên là mục tiêu giáo dục đạo đức cho học sinh theo định hƣớng XHCN của Đảng và Nhà nƣớc đã đề ra trong thời kỳ CNH – HĐH đất nƣớc. Khi mục tiêu giáo dục đƣợc xác định rõ và đúng thì mọi lợi ích chung của tất cả các lực lƣợng giáo dục trong

xã hội sẽ xích lại gần nhau hơn, vì một mục tiêu là đào tạo ngƣời công dân chân chính theo yêu cầu của xã hội tiến bộ, văn minh.

Gia đình, nhà trƣờng và xã hội còn cần phải thống nhất về nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh ở nhà trƣờng, ở gia đình và ngoài xã hội. Trƣớc hết giáo dục gia đình có thế mạnh và điều kiện để tiến hành giáo dục đạo đức cho các em thƣờng xuyên, liên tục và lâu dài nhất. Giáo dục nhà trƣờng có trách nhiệm và nhiều trhuận lợi truyền thụ cho các em một cách tỷ mỷ, cụ thể, khoa học, có hệ thống trong chƣơng trình chính khoá hoặc ngoại khoá bằng các phƣơng pháp sƣ phạm những tri thức văn hoá và hành vi đạo đức cần thiết. Các tổ chức xã hội trên cơ sở những chủ trƣờng, chính sách địa phƣơng của các giới thông qua các buổi sinh hoạt mà tuyên truyền, phối hợp với nhà trƣờng và gia đình để giáo dục ý thức, trách nhiệm của ngƣời công dân ở mọi lứa tuổi.

Để tạo ra sự thống nhất mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp và hình thức tổ chức giáo dục đạo đức cần:

- Tổ chức các hội nghị liên tịch để quán triệt và bàn bạc việc chỉ đạo, việc giáo dục đạo đức cho học sinh của nhà trƣờng.

- Tổ chức các hội nghị chuyên đề để trao đổi và bàn phƣơng pháp tổ chức thiết thực thực hiện việc tổ chức phối hợp nhà trƣờng, gia đình và xã hội nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh trƣờng THPT Giao Thuỷ.

- Thống nhất đƣợc kế hoạch phối hợp hoạt động giữa nhà trƣờng với gia đình, các tổ chức xã hội.

- Phát huy vai trò giáo viên, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm, giám thị trong việc quan tâm tổ chức giáo dục đạo đức cho học sinh.

- Phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của tổ chức Đoàn TNCS HCM trong việc thu hút thanh niên học sinh vào các hoạt động lành mạnh.

- Tổ chức kiểm tra, đánh giá, khen thƣởng, biểu dƣơng, chấn chỉnh tạo ra sự thống nhất trong việc tổ chức phối hợp nhà trƣờng, gia đình và xã hội nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh trƣờng THPT Giao Thuỷ.

3.1.2.Nâng cao nhận thức, xác định vai trò, nhiệm vụ và nội dung của việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội

Sự liên kết giữa nhà trƣờng và gia đình trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh là mối liên hệ tác động qua lại một cách biện chứng.

Nhà trƣờng cần có những hỗ trợ cụ thể cho các bậc cha mẹ học sinh trong việc giáo dục con cái. Những ngƣời làm cha mẹ rất cần những lời khuyên và sự giúp đỡ của nhà trƣờng, của các thầy cô giáo, mặc dù nhiều bậc PHHS đã có trình độ học vấn cao nhƣng cũng còn nhiều PHHS có trình độ học vấn còn hạn chế. Các nhà sƣ phạm cần chỉ ra cho các bậc PHHS những khả năng ƣu thế đặc biệt của giáo dục gia đình, dòng họ, đặc biệt giúp cho họ ý thức đƣợc mục đích giáo dục của nhà trƣờng XHCN, mục tiêu giáo dục đạo đức ở trƣờng THPT nói chung và trƣờng THPT Giao Thuỷ nói riêng cho con em họ ở lứa tuổi thanh thiếu niên; thông báo phổ biến cho họ nắm đƣợc những chính sách về giáo dục của Nhà nƣớc trong thời kỳ mới, thời kỳ CNH – HĐH đất nƣớc, đồng thời giúp họ thấy đƣợc trách nhiệm và nghĩa vụ của cha mẹ trong việc giáo dục, nuôi dạy con.

Mặt khác, giáo dục gia đình tiêu biểu là các bậc PHHS có trách nhiệm chủ động hợp tác với nhà trƣờng trong việc tổ chức hoạt động giáo dục con em, hiểu rõ nhiệm vụ của mình, chủ động trao đổi với nhà trƣờng, với các

Một phần của tài liệu Các biện pháp phối hợp giữa nhà trường gia đình và xã hội trong giáo dục đạo đức học sinh ở trường Trung học Phổ thông Giao thủy huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định (Trang 61 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)