Những hạn chế

Một phần của tài liệu Những thành tựu v à hạn chế vè văn hóa của Việt Nam từ năm 1986 đến nay (Trang 27 - 30)

IV. về giáo dục về giáo dục

b. Những hạn chế

Nhìn lại chặng đường mươì năm đổi mới sự nghiệp giáo dục trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, có thể thấy thành tựu mà ngành giáo dục đạt được là không nhỏ, thậm chí vượt lên cả khó khăn thách thức, vượt lên những hạn chế trong ngành. Tuy nhiên trong quá trình xây dựng và phát triển, ngành giáo dục và

đào tạo cũng không tránh khỏi một số những non kém, thiếu sót do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan.

Bậc mầm non còn nhiều bất cập trong việc bảo đảm chất lượng chăm sóc giáo dục ở diện đại trà. Điều kiện nuôi dưỡng và mức dinh dưỡng của trẻ ở diện đại trà còn thấp, đặc biệt là tại vùng nông thôn, diện trung bình yếu kém còn rộng, việc huy động trẻ ra lớp vẫn còn gặp nhiều khó khăn, nhất là tại các tỉnh phía Nam.

Giáo dục phổ thông cũng gặp phải một số trở ngại. Khó khăn lớn nhất vẫn là thiếu kinh phí cho giáo dục và tình trạng thiếu giáo viên. Sự yếu kém của đội ngũ giáo viên cả về số lượng lẫn chất lượng, sự hăng hụt về trình độ, cùng với những khó khăn về đời sống khiến nhiều giáo viên không tâm huyết với nghề nghiệp là một thách thức lớn đặt ra với ngành, đòi hỏi cần khẩn trương tìm cách giải quyết. Sự yếu kém của công tác quản lí giáo dục cũng là một trở ngại, mà nguyên nhân chính là do các cấp, các ngành trong giai đoạn đầu chưa nhận thức, quán triệt một cách đúng tinh thần của nghị quyết trung ương đã đề ra.

Ngoài ra, mối liên hệ giào dục phổ thông với các ngành kinh tế, văn hoá, xã hội trong những năm qua chưa thật chặt chẽ. Thêm vào đó, với ý muốn chủ quan, nóng vội, có những nơi giáo dục phổ thông đã phát triển ồ ạt mà không tính đến những điều kiện cần thiết. Hậu quả là chất lượng giáo dục phổ thông không đạt được những kết quả như mong muốn.

Đối với giáo dục chuyên nghiệp, chậm đổi mới, vẫn áp dụng những mô hình trung học chuyên nghiệp của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu đã không còn phù hợp với giai đoạn hiện tại. Do sự bao cấp của nhà nước, sự viện trợ của nước ngoài mà các ngành, các địa phương đã không tính toán kĩ, dẫn đến tình trạng số lượng đào tạo lớn hơn nhiều so với nhu cầu, chất lượng lại không cao, dẫn đến nhân lực vừa thừa lại vừa thiếu, gây lãng phí, kém hiệu quả. Hơn nữa, mục tiêu đào tạo chậm đổi mới cho phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hôi, các chính sách đãi ngộ chưa thoả đáng, thậm chí nhiều nơi còn sử dụng cán bộ có trình độ Đại học vào làm ở những vị trí của trung học chuyên nghiệp đã làm cho vị trí của lực lượng trung học chuyên nghiệp bị mờ nhạt trong dây chuyền sản xuất, kinh doanh, và hoạt động xã hội.

Tại các vùng sâu, vùng cao, vùng dân tộc thiểu số, còn hàng triệu em chưa đi học, bỏ dở học. Tính đến giai đoạn này mới có 3/4 số tỉnh đạt chỉ tiêu huy động trẻ em đi học. Trong đó Đồng bằng Sông Cửu Long có tỉ lệ huy động thấp nhất (40%). Việc chỉ đạo thực hiện giữa các vùng, các khu vực khác nhau chưa thật sát. Nhiều nơi chưa thực hiện đồng bộ phổ cập, xoá mù chữ và sai xoá mù chữ. Sự phối hợp các ngành, đoàn thể chưa đồng bộ, chưa thường xuyên, chưa đều. Số người mù chữ ở độ tuổi 15-35 giai đoạn này vẫn còn khoảng 2 triệu người.

Công tác phát triển đội ngũ giáo viên: so với những nhiệm vụ phát triển ngành giáo dục trong sự nghiệp đổi mới thì xây dựng đội ngũ giáo viên còn bộc lộ một số yếu kém. Đó là trình độ được đào tạo và năng lực sư phạm của đội ngũ giáo viên còn thấp. Hiện mới chỉ có 42% giáo viên tiểu học có trình độ học vấn phổ thông trước khi được đào tạo về sư phạm. Điều này làm ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng tiếp nhận nghiệp vụ, đồng thời ảnh hưởng đến thời gian đào tạo. Số giáo viên ở bậc trung học cơ sở mới chỉ có 53% đạt trình độ chuẩn về đào tạo nghề nghiệp, gần 90%giáo viên phổ thông trung học đạt trình độ chuẩn. Riêng giáo viên bậc mầm non, phần lớn mới chỉ có trình độ sơ học sư phạm.

Do nhiều nguyên nhân, phần lớn giáo viên vẫn quen với kiểu dạy cũ nặng về thuyết trình, giảng giải… kiểu học này không đảm bảo mục đích giáo dục, đối lập lại với phương pháp giảng dạy mới, phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh, nhằm đào tạo học sinh trở thành những con người năng động, sáng tạo, có năng lực để làm chủ đất nước trong tương lai.

Đội ngũ giáo viên các trường sư phạm vẫn còn thiếu và yếu, vấn đề giảng dạy về giáo dục học tuy đã hình thành nhưng chủ yếu là do tự phát nên chưa đạt hiệu quả cao. Sự đầu tư của nhà nước cho các trường sư phạm trên toàn quốc vẫn còn thấp nên cũng ảnh hưởng đến việc thực hiện các phương pháp mới để đào tạo và bồi dưỡng giáo viên, thậm chí còn gay ra nhiều trở ngại, kìm hãm việc đổi mới. Hiện nay, lực lượng kế cận thay thế cán bộ giảng dạy ở những trường ĐH đang có sự thiếu hụt lớn, đặc biệt là trong các ngành khoa học xã hội và nhân văn. Đây cũng là một trong những bài toán đặt ra đòi hỏi trong giai đoạn tới ngành cần phải có những giải pháp cụ thể hữu hiệu để khắc phục.

Bên cạnh đó, cũng phải kể đến những chính sách đãi ngộ về vật chất và tinh thần cho giáo viên còn ít được chú trọng đúng mức nên chưa có tác động thu hút những người thực sự có năng lực gắn bó với ngành. Đội ngũ cán bộ giảng dạy, giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng đào tạo, nên rất cần phải thường xuyên nâng cao trình độ, mở rộng về quy mô đào tạo và được đãi ngộ tương xứng. Để sự nghiệp giáo dục của nước nhà tiến lên theo kịp trình độ phát triển của đất nước cũng như trên thế giới, phải không ngừng chăm lo, củng cố và nâng cao năng lực của giáo viên, cán bộ giảng dạy. đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam những năm tới..

Công tác xây dựng hệ thống cơ sở vật chất phục vụ công tác giáo dục so với yêu cầu còn nghèo nàn. Công tác quản lí giáo dục tuy có những cố gắng đổi mối nhưng còn nhiều hạn chế. Vấn đề nhận thức về vị trí, vai trò của giáo dục- đào tạo so với trước kia tuy đã có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng nhìn chung vẫn chưa thực sự đúng mức. Mặc dù đã có những đổi mới, những cố gắng nỗ lực nhưng giáo dục nước ta vẫn còn đang giữ một khoảng cách khá xa so với yêu cầu phát triển đất nước.

2. Giai Đoạn 1996-2003

Là giai đoạn phát triển mang tính bản lề của nền giáo dục Việt Nam về quy mô phát triển và chất lượng giáo dục.

Tình hình chung:

Hệ thống giáo dục gồm: giáo dục mầm non (nhà trẻ, mẫu giáo), giáo dục phổ thông (tiểu học, THCS, THPPT), giáo dục nghề nghiệp (THCN và dạy nghề), giáo dục sau đại học (cao đẳng, đại học vas au đại học)

Phát triển các trung tâm, cơ sở giáo dục không chính quy, đáp ứng nhu cầu người học, từ xoá mù chữ, nâng cao trình độ tin học và ngoại ngữ.

Số lượng người đi học ngày càng tăng

Các mục tiêu chiến lược như nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài đạt nhiều kết quả.

Các chính sách phát triển xã hội về giáo dục thực hiện tốt hơn và có hiệu quả hơn

Chất lượng giáo dục có nhiều chuyển biến đáng kể. Các điều kiện đảm bảo phát triển giáo dục như đội ngũ nhà giáo, hệ thống cơ sở vật chất được tăng cường

Một phần của tài liệu Những thành tựu v à hạn chế vè văn hóa của Việt Nam từ năm 1986 đến nay (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w