Khuyến nghị

Một phần của tài liệu Nhận thức của giáo viên về rối loạn hành vi ở học sinh tiểu học tại một số trường trên địa bàn huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội (Trang 71 - 79)

- Về phía các trường tiểu học

Các trường tiểu học cần trang bị cho giáo viên những kiến thức cơ bản, những chiến lược hiệu quả và kỹ thuật cụ thể về những vấn đề hành vi của học sinh, trên cơ sở đó tổ chức cho họ thực hiện trên học sinh và lớp học của mình, đặc biệt là những giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp.

Nên tổ chức các buổi thảo luận đối với giáo viên toàn trường và hội thảo đối với giáo viên các trường tiểu học với nhau nhằm trao đổi kinh nghiệm giữa các giáo viên về việc quản lý những vấn đề hành vi của học sinh

và cách thức tổ chức tổ chức lớp học hiệu quả, chú trọng vào các biểu hiện mới của rối loạn hành vi ở học sinh để từ đó các cách can thiệp kịp thời.

Có kế hoạch phối hợp với các tổ chức chăm sóc sức khỏe tâm thần (bệnh viện tâm thần, các trung tâm tư vấn về sức khỏe tâm thần, các chuyên gia tâm lý...) trong việc tổ chức nâng cao nhận thức cho giáo viên về rối loạn hành vi ở học sinh tiểu học.

Tăng cường ảnh hưởng của các phương tiện thông tin, tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, sách báo, phim ảnh để giáo viên dễ dàng có được những kiến thức cơ bản và chiến lược khoa học trong việc quản lý rối nhiễu hành vi ở học sinh tiểu học.

- Về phía giáo viên tiểu học

Bản thân mỗi giáo viên cần phải có động cơ, thái độ đúng đắn trong việc nhận thức rối loạn hành vi ở học sinh tiểu học, cần tích cực tìm ra các cách quản lý, những chiến lược và kỹ thuật cụ thể để can thiệp những vấn đề về hành vi và cách thức quản lý lớp học hiệu quả.

Kết hợp với phụ huynh học sinh để có thể trao đổi với phụ huynh những hành vi mà mình muốn thay đổi ở học sinh để phụ huynh có thể kiểm soát được khi học sinh ở nhà đồng thời cũng trao đổi với họ những cách quản lý hành vi hiệu quả.

Cần lưu ý trong việc đặt ra yêu cầu, nhiệm vụ cho học sinh đi liền với quyền lợi và hình phạt một cách rõ ràng trước lớp học, cần nhất quán và đối xử công bằng đối với các em.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Amie alley pollack. Can thiệp cho trẻ rối loạn hành vi hướng ngoại. Đại học Giáo dục- Đại học Quốc Gia Hà Nội, tháng 12- 2010.

2. Lã Thị Bƣởi. Bước đầu nhận xét các hoạt động chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em dựa vào cộng đồng. Kỷ yếu hội thảo khoa học, 2007. tr. 35.

3. Nguyễn Thanh Bình. Sức khoẻ tinh thần trẻ em. Hội thảo: “Can thiệp và phòng ngừa các vấn đề sức khoẻ tinh thần trẻ em Việt Nam”, 2007. tr.16.

4. Trần Hữu Bình. “Trầm cảm là một biểu hiện hay rối loạn cảm xúc”. Tạp chí y học, 2009, tr.6.

5. Giáo trình tâm lý học. Khoa Tâm lý – Giáo dục. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 2005

6. Luật giáo dục. Điềulệ trường tiểu học. Nxb chính trị quốc gia, 2005.

7. Lê Thị Kim Dung và các cộng sự. Bước đầu tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến sức khoẻ tâm thần của học sinh ở một số trường trung học cơ sở thuộc một số thành phố. Đề tài nghiên cứu của Bộ giáo dục và Đào tạo, 2007. tr.45.

8. Lê Văn Hồng (chủ biên), Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thàng. Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm. Hà Nội, 1995.

9. Lêvitốp (N.Đ). Tâm lý học trẻ em và tâm lý học sư phạm. Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1970.

10. Nguyễn Kế Hào. Giáo trình tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm. Nxb Đại học sư phạm, 2009

11. Ngô Thanh Hồi. Khảo sát sức khỏe tâm thần của học sinh trung học cơ sở Hà Nội. Đề tài khoa học, 1/9/2010.

12. Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Nhu cầu đào tạo về tâm lý lâm sàng ở Việt Nam. Hội thảo: “can thiệp và phòng ngừa các vấn đề sức khoẻ tinh thần trẻ em Việt Nam”, 2007, tr.115

13. Nguyễn Văn Siêm. Tâm bệnh học trẻ em và thanh thiếu niên. Khoa Tâm lý học, Trường ĐHKHXH & NV. Đại học quốc gia Hà Nội, 2006.

14. Đinh Thị Kim Thoa, Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Trần Văn Tính. Tâm lý học phát triển. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009

15. Tổ chức y tế thế giới. Phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 về các rối loạn tâm thần và hành vi. Mô tả lâm sàng và nguyên tắc chỉ đạo chẩn đoán, bản dịch tiếng Việt. Viện sức khỏe tâm thần. Nxb Y học, Hà Nội, 1999.

16. Nguyễn Quang Uẩn. Tâm lý học đại cương, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004.

17. Nguyễn Khắc Viện. Tâm lý học lâm sàng trẻ em. Nxb Y học và trung tâm nghiên cứu trẻ em, Hà Nội, 1999.

PH Ụ L ỤC

PHIẾU TRƢNG CẦU Ý KIẾN

(Dành cho giáo viên tiểu học) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kính thưa các thầy (cô) giáo!

Để giúp chúng tôi hiểu rõ hơn nhận thức của các thầy (cô) giáo về rối loạn hành vi ở học sinh tiểu học. Xin các thầy (cô) vui lòng trả lời những câu hỏi sau:

Câu 1: Theo thầy (cô), những rối loạn hành vi ở tuổi học sinh tiểu học có biểu hiện như thế nào ?

 Gây thương tích cho người khác

 Lấy đồ dùng của bạn bè, của người khác

 Nói dối

 Nói tục nơi công cộng

 Bỏ học

 Bỏ nhà đi bụi

 Không vâng lời, hay cãi nhau với người lớn làm phiền lòng mọi người

 Vi phạm nghiêm trọng nội quy nơi trường học

Ý kiến khác………...

Câu 2: Theo thầy (cô), một học sinh được coi là rối loạn hành vi khi các biểu hiện trên xuất hiện ở mức độ nào dưới đây?

 Không thường xuyên

 Thường xuyên

 Rất thường xuyên

Ý kiến khác………...

Câu 3: Theo thầy (cô), những hành vi không phù hợp của học sinh tiểu học do đâu mà có?

 Do yếu tố thể chất của học sinh (gen di truyền, nhiễm sắc thể bất thường...)

 Do học sinh học được từ những người khác (bạn bè, bố mẹ, anh chị em trong gia đình....)

 Do cách quản lý, phản ứng và ứng xử của người lớn đối với học sinh Ý kiến khác………...

Câu 4: Đối với thầy (cô), rối loạn hành vi ở học sinh tiểu học có ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục hay không?

 Không ảnh hưởng

 Có ảnh hưởng

 Rất ảnh hưởng

Ý kiến khác………...

Câu 5: Thầy (Cô) đánh giá như thế nào về sự cần thiết phải nhận thức rõ về rối loạn hành vi ở học sinh lứa tuổi tiểu học?

 Không cần thiết

 Cần thiết

 Rất cần thiết (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ý kiến khác………...

Câu 6: Theo thầy (cô), khi học sinh thực hiện những hành vi không phù hợp, các em thực hiện mục đích gì?

 Học sinh đạt được kết quả như mong muốn khi thực hiện mỗi hành vi không phù hợp

 Đó là cách mà học sinh đang thể hiện tính cách của mình

 Để không phải thực hiện những nhiệm vụ mà học sinh đã được giao phải hoàn thành

 Để kiểm soát, làm chủ và điều khiển được người khác

Ý kiến khác………...

Câu 7: Thầy (Cô) đã có chiến lược nào để quản lý những vấn đề hành vi của học sinh tiểu học?

 Sử dụng hình phạt đối với học sinh

 Khi học sinh thực hiện hành vi không phù hợp giáo viên lờ đi

 Chú ý nhiều đến những hành vi phù hợp, tích cực của học sinh, khích lệ các em thực hiện những hành vi tích cực

Ý kiến khác………...

Câu 8: Thầy (Cô) thực hiện hình phạt đối với học sinh có rối loạn hành vi như thế nào?

 Đưa học sinh ra bên ngoài lớp học

 Đánh đòn học sinh

 Yêu cầu học sinh viết kiểm điểm

 Phạt lao động

 Phạt tiền

 Lấy đi các quyền lợi của học sinh: vui chơi, phần thưởng, sự khen thưởng...

Ý kiến khác………...

Câu 9: Khi học sinh thực hiện hành vi không phù hợp, thầy (cô) lờ đi như thế nào?

 Coi như không nhìn thấy hành vi mà học sinh thực hiện

 Không mắng mỏ, tranh cãi, giải thích với học sinh nhưng vẫn để ý bằng mắt đối với các em.

 Để ý đến việc khác nhưng vẫn chú ý đến học sinh để thầy (cô) có thể khen ngợi, khích lệ trẻ khi học sinh có hành vi phù hợp tiếp đó

Câu 10: Thầy (Cô) chú ý tích cực đến những hành vi phù hợp như thế nào?

 Có những phần thưởng phù hợp cho học sinh theo từng lớp học (lớp 1, 2, 3, 4, 5) theo tuần, tháng, học kỳ, năm học...

 Khen ngợi học sinh bằng lời ngay khi học sinh có hành vi phù hợp: con thật ngoan con đã vâng lời thày cô, con đã hoàn thành bài tập theo đúng chỉ dẫn của thày cô...

 Tăng lên các quyền lợi của học sinh như có những phần thưởng đặc biệt cho học sinh, tặng điểm cao, tăng thời gian chơi trò chơi...

Ý kiến khác………...

Câu 11: Theo thầy (cô), để làm giảm các hành vi không phù hợp từ học sinh tiểu học những cách nào sau đây sẽ hiệu quả ? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Sử dụng hình phạt cá nhân (học sinh xấu hổ trước các học sinh khác)

 Hình phạt diễn ra trong thời gian dài

 Lấy đi các quyền lợi của học sinh trong thời gian dài

 Chú ý tích cực đến những hành vi tích cực

 Không có sự chú ý đến những hành vi sai phạm

 Sẽ nhằm vào hành vi của học sinh để trừng phạt hay khen thưởng mà không nhằm vào bản thân học sinh

 Đưa ra các phần thưởng khi học sinh thực hiện những hành vi phù hợp và hình phạt khi học sinh thực hiện những hành vi không phù hợp một cách rõ ràng trước lớp học.

Ý kiến khác………...

Câu 12: Theo thầy (cô), những nguyên nhân nào tác động đến giáo

viên trong việc quản lý những vấn đề hành vi của học sinh tiểu học và lớp học

 Do tinh thần trách nhiệm công việc, tình yêu thương học sinh của thầy, cô giáo

 Do yêu cầu của nhà trường đối với mỗi thầy, cô giáo

 Do yêu cầu của phụ huynh học sinh

Ý kiến khác………...

Câu 13: Thầy (Cô) có được những kiến thức cơ bản và chiến lược quản lý các rối loạn hành vi của học sinh tiểu học từ những nguồn thông tin nào dưới đây?

 Các chương trình chăm sóc sức khỏe tâm thần được triển khai trong các trường học

 Do đội ngũ những nhà tư vấn tâm lý học đường

 Do tìm hiểu được qua sách báo, phim ảnh

 Do kinh nghiệm bản thân

Câu 14: Theo thầy (cô), để nâng cao hiệu quả việc quản lý các rối loạn hành vi ở học sinh tiểu học, nhà trường cần có sự hỗ trợ từ:

Cần thiết Rất cần thiết Không cần thiết

Phụ huynh học sinh Các chuyên gia tâm lý

Các tổ chức chăm sóc sức khỏe tâm thần (bệnh viện tâm thần, các trung tâm tư vấn...) Các tổ chức, đoàn thể xã hội

Một phần của tài liệu Nhận thức của giáo viên về rối loạn hành vi ở học sinh tiểu học tại một số trường trên địa bàn huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội (Trang 71 - 79)