Khái niệm hoạtđộng cho vay tiêu dùngcủa ngân hàng thương mạ

Một phần của tài liệu Thực trạng những nhân tố ảnh hưởng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại chi nhánh ngân hàng công thương ba đình (Trang 25 - 34)

Cho vay tiêu dùng(CVTD) là việc Ngân Hàng Cho Vay giao cho KH một khoản tiền theo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi trong một thời gian nhất định để sử dụng cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt và các nhu cầu phục vụ đời sống(1). Nhìn chung, CVTD được coi là khoản

tiền vay cấp cho các cá nhân, hộ gia đình để chi dùng cho các mục đích không kinh doanh.

CVTD cho phép cá nhân, hộ gia đình được sử dụng trước khả năng mua hàng hoá của mình trong tương lai, tức là tạo điều kiện thoả mãn nhu cầu tiêu dùng trước khi họ có khả năng chi trả. Do đó ngoài việc nâng cao mức sống về mặt vật chất, thì CVTD còn gián tiếp kích thích sản xuất.

Tại Việt Nam, cho vay tiêu dùng ra đời và phát triển muộn hơn thế giới rất nhiều. Hoạt động cho vay tiêu dùng đã xuất hiện từ những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ 20. Nhưng phải đến sau năm 2000, khi nền kinh tế nói chung và đời sống của người dân nói riêng có những bước chuyển rõ rệt, sắc nét thì loại hình tín dụng này mới thực sự phát triển. Bên cạnh đó, cho vay tiêu dùng cũng nằm trong chiến lược đa dạng hoá các loại hình tín dụng, mở

rộng danh mục sản phẩm dịch vụ cũng như phân tán rủi ro của ngân hàng. Điều đó giúp ngân hàng gia tăng lợi nhuận và quảng bá thương hiệu.

(1) Quy định cho vay tiêu dùng trong hệ thống NHCT

Đặc điểm cho vay tiêu dùng

Dịch vụ cho vay tiêu dùng của NHTM có thể là một trong những dịch vụ mang chi phí cao nhất với nhiều rủi ro nhất vì tình hình tài chính của các cá nhân và hộ gia đình không ổn định, có thể thay đổi nhanh chóng tuỳ theo tình trạng công việc hay sức khoẻ của họ. Do đó các khoản cho vay tiêu dùng luôn được quản lý một cách chặt chẽ và linh hoạt.

Đối tượng cho vay tiêu dùng là các cá nhân, hộ gia đình. Nhu cầu vay vốn

của những người này phụ thuộc vào tình hình thu nhập, tài chính của họ. Do đó có thể chia ra thành 3 trường hợp phổ biến sau :

Các cá nhân có mức thu nhập thấp: nhu cầu tín dụng thường không

cao, nó chỉ xuất hiện nhằm thoả mãn nhu cầu gia đình tạo sự cân đối giữa thu nhập và chi tiêu.

Các cá nhân có mức thu nhập trung bình: nhu cầu tín dụng tiêu dùng

phát triển mạnh do ý muốn vay mượn để mua hàng tiêu dùng lớn hơn khoản tiền dự phòng của mình.

Các cá nhân có mức thu nhập cao: nhu cầu tín dụng tiêu dùng nảy

sinh nhằm tăng thêm khả năng thanh toán hoặc tài trợ chi tiêu khi mà nguồn vốn của họ đã nằm trong tài khoản đầu tư.

Qui mô và số lượng các khoản vay tiêu dùng Các khoản CVTD thường có

qui mô tương đối nhỏ so với các khoản cho vay kinh doanh. Cho vay bất động sản có thể có giá trị lớn hơn, nhưng giá trị so sánh vẫn nhỏ hơn các món vay khác tại Ngân hàng. Nguyên nhân chủ yếu do KH chỉ vay tiêu dùng khi đã có một lượng vốn tương đối, chỉ vay ngân hàng để bổ sung số tiền còn thiếu. Tuy nhiên số lượng các khoản CVTD lại rất lớn do đối tượng của loại hình cho vay này là mọi cá nhân trong xã hội với nhu cầu tiêu dùng đa dạng. Khi nền kinh tế phát triển, nhu cầu tiêu dùng tăng cao, số lượng các khoản vay tiêu dùng sẽ càng nhiều thêm.

Thời hạn vay Các khoản CVTD thường là ngắn và trung hạn do món

vay có giá trị nhỏ và độ rủi ro cao.

Nguồn trả nợ Nguồn trả nợ chủ yếu của khoản vay tiêu dùng chính là

thu nhập của người đi vay, NH thường xem xét mức thu nhập thường xuyên của KH để ra quyết định cho vay.

Các khoản cho vay tiêu dùng có lãi suất cao hơn lãi suất cho vay trong các lĩnh vực khác. Nguyên nhân là do quy mô của hợp đồng cho vay nhỏ lại khó quản lý hơn vì vậy chi phí cho vay của ngân hàng cao. Để bù đắp chi phí này, tất nhiên, lãi suất cho vay sẽ cao. Bên cạnh đó, không như hầu hết các khoản cho vay kinh doanh hiện nay với lãi suất thay đổi theo điều kiện thị trường, lãi suất cho vay tiêu dùng thường được cố định ở một mức nhất định.

Rủi ro cho vay tiêu dùng

Hình thức cho vay tiêu dùng chứa đựng độ rủi ro cao hơn so với việc tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Rủi ro khách quan:Nguồn trả nợ chủ yếu của khoản vay tiêu dùng là

từ thu nhập ổn định tại thời điểm hiện tại của người vay,khả năng trả nợ của KH sẽ bị ảnh hưởng khi nền kinh tế gặp khó khăn, hoặc xảy ra những biến động tiêu cực chung như thiên tai, mất mùa, thất nghiệp.Khả năng trả nợ vay tiêu dùng còn phụ thuộc vào tình trạng sức khoẻ của KH, đặc biệt khi người vay chết thì NH sẽ rất khó để thu hồi được khoản nợ.

Ngoài ra CVTD có tính nhạy cảm theo chu kì kinh tế. Khi kinh tế tăng trưởng, người dân lạc quan về tương lai, nhu cầu vay ngân hàng nhiều hơn, nhưng khi nền kinh tế suy thoái, đời sống trở nên khó khăn,người dân sẽ hạn chế vay mượn NH hơn.

Rủi ro chủ quan: Thông tin tài chính của cá nhân và hộ gia đình

thường khó đầy đủ và rõ ràng như thông tin về doanh nghiệp (thông qua báo cáo tài chính thường niên, hoặc kiểm tra công tác kế toán), dẫn đến rủi ro đạo đức và rủi ro thông tin không cân xứng. KHcó thể không có thiện chí trả nợ cho NH mặc dù có khả năng thanh toán, hoặc cung cấp thông tin không đầy đủ và trung thực nhằm đạt mục đích vay vốn.

Chi phí cho vay tiêu dùng CVTD là một trong những khoản mục có chi phí

lớn nhất trong danh mục cho vay của NH. Do số lượng món vay nhiều, KH đông nhưng quy mô nhỏ, NH phải huy động nhiều nhân lực, từ khâu tiếp nhận hồ sơ, thẩm định, quyết định cho vay, giải ngân, kiểm soát và thu nợ. Công tác quản lý các khoản CVTD với số lượng lớn cũng phát sinh nhiều chi phí.

Hiện nay mức lợi nhuận thu được từ các khoản cho vay tiêu dùng của các NHTMkhá cao, chiếm tỉ trọng lớn trong tổng lợi nhuận của NH. Số lượng các khoản vay tiêu dùng là rất lớn, thêm vào đó mức lãi suất CVTD cao nên lợi nhuận của NH từ CVTD khá lớn.

Vì triển vọng về lợi nhuận cũng như phạm vi KH trong lĩnh vực CVTD là rất lớn nên đối với hầu hết các nước phát triển hiện nay, CVTD đã trở thành một trong những nguồn thu chủ chốt của các NHTM, đóng vai trò chủ đạo trong dịch vụ NH, mang ý nghĩa quan trọng trong quản lý NH.Khai thác lĩnh vực CVTD vẫn tiếp tục hứa hẹn nhiều triển vọng trong tương lai. Tại các nước đang phát triển, CVTD cũng đang dần khẳng định được vai trò của mình, đem lại những lợi nhuận không nhỏ trong hoạt động cho vay của NHTM.

Các hình thức cho vay tiêu dùng

Rất nhiều phương thức cho vay được NHTM đưa ra nhằm tạo thuận lợi cho KH. Dựa vào nhu cầu vay của KH, mức độ tín nhiệm của NH đối với KH, hai bên thoả thuận để lựa chọn một phương thức cho vay trong số các phương thức sau:

Cho vay trả theo định kỳ: là phương thức trong đó KH vay vốn và trả

trực tiếp cho NH với mức trả và thời gian trả mỗi lần được quy định khi cho vay.

Thấu chi: là nghiệp vụ cho phép một cá nhân rút tiền từ tài khoản

vãng lai của mình vượt quá số dư có tới một hạn mức được thoả thuận.

Thẻ tín dụng: là nghiệp vụ trong đó NH phát hành thẻ cho những

người có tài khoản ở NH đủ điều kiện cấp thẻ, ấn định mức giới hạn tín dụng tối đa mà người có thẻ được phép sử dụng.

Đối với cho vay tiêu dùng gián tiếp

Tài trợ truy đòi toàn bộ: là hình thức khi bán cho Ngân hàng các

khoản nợ mà người tiêu dùng đã mua chịu, công ty bán lẻ sẽ cam kết thanh toán cho Ngân hàng toàn bộ nếu đến khi hết hạn người tiêu dùng không thanh toán cho Ngân hàng.

Tài trợ truy đòi hạn chế: là phương thức trong đó công ty bán lẻ sau

khi bán các khoản nợ do người tiêu dùng đã mua chịu cho Ngân hàng sẽ cam kết thanh toán cho Ngân hàng một phần khoản nợ nếu khi đến hạn người tiêu dùng không thanh toán cho Ngân hàng.

Tài trợ miễn truy đòi: là hình thức tài trợ mà sau khi bán các khoản

nợ cho Ngân hàng, công ty bán lẻ không chịu trách nhiệm cho việc chúng có được hoàn trả hay không. Phương thức này chứa đựng rủi ro rất cao nên khoản nợ được lựa chọn rất kỹ và chỉ có các công ty bán lẻ đáng tin cậy mới áp dụng phương pháp này.

Tài trợ có mua lại: Khi thực hiện theo phương pháp này, nếu xảy ra

rủi ro người tiêu dùng không trả nợ thì Ngân hàng sẽ bán trở lại cho công ty bán lẻ phần nợ mình chưa được thanh toán kèm với tài sản đã được tiêu thụ trong một thời gian nhất định.

Vai trò của hoạt động cho vay tiêu dùng

Hoạt động cho vay của NHTM có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Hoạt động cho vay giúp khai thông dòng tài chính, để những luồng vốn được luân chuyển liên tục. Đối với nền kinh tế, việc NHTM cho KH cá nhân vay vốn cho mục đích tiêu dùng còn có nhiều ý nghĩa hơn thế.

Đối với Ngân hàng: Trước hết, CVTD giúp NH nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Như đã phân tích, CVTD tuy có chi phí cao nhưng đồng thời cũng tạo ra lợi nhuận lớn hơn trên đồng vốn bỏ ra so với các hình thức cho vay khác.

CVTD cũng giúp NH thu hút KH sử dụng thêm các hình thức dịch vụ khác như

chuyển tiền hoặc sử dụng dịch vụ trả lương qua tài khoản tại Ngân hàng để thuận lợi cho hoạt động thanh toán lãi theo kỳ hạn, sử dụng các dịch vụ thẻ, quảng bá thương hiệu NH thông qua KH. Khách hàng cũng có xu hướng sử dụng kèm các dịch vụ tại NH mình đã có quan hệ tín dụng. Đây là điều kiện giúp NH nâng cao năng lực cạnh tranh và mở rộng thị phần. Ngoài ra CVTD góp phần đa dạng hoá các lĩnh vực đầu tư, nâng cao thu nhập, phân tán rủi ro cho NH.

Đối với người tiêu dùng: CVTD giúp người tiêu dùng thoả mãn và nâng cao chất lượng tiêu dùng, cho phép người tiêu dùng sử dụng trước khả năng thanh toán của mình trong tương lai, hưởng các dịch vụ tiện ích trước khi có đủ nguồn tài chính, đặc biệt trong trường hợp chi tiêu cấp bách.

Trong những trường hợp cần gấp thì lãi suất cho vay của NH hợp lý hơn nhiều so với lãi suất vay “nóng” bên ngoài thị trường. Thời hạn cho vay và phương thức trả nợ linh hoạt căn cứ vào khả năng trả nợ của KH. Điều kiện và thủ tục để có được khoản vay tiêu dùng không quá phức tạp.

Đối với nhà sản xuất: CVTD tạo điều kiện để người tiêu dùng có thể mua hàng hoá nhiều hơn và nhanh hơn, giúp thúc đẩy quá trình sản xuất, rút ngắn vòng quay vốn, gia tăng lợi nhuận.

Đối với toàn bộ nền kinh tế: Có thể nói, hoạt động CVTD là đòn bẩy kích thích sản xuất phát triển, tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống dân cư, góp phần thực hiện xoá đói giảm nghèo.

CVTD góp phần cải thiện môi trường thanh toán, giảm lượng tiền mặt lưu thông trên thị trường. Xét trên góc độ kinh tế vĩ mô: dịch vụ ngân hàng bán lẻ đẩy nhanh quá trình lưu chuyển tiền tệ, tận dụng tiềm năng lớn trong dân cư để phát triển kinh tế, cải thiện đời sống người dân, hạn chế dùng tiền mặt và tiết kiệm chi phí thời gian, tiền bạc cho xã hội

Một phần của tài liệu Thực trạng những nhân tố ảnh hưởng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại chi nhánh ngân hàng công thương ba đình (Trang 25 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w