Định hướng nghiên cứu

Một phần của tài liệu quy trình hoạt động của thiết bị loại nước v06 (Trang 52 - 55)

2. Kiến thức chuyên môn:

3.2Định hướng nghiên cứu

Nhà máy xử lý khí Dinh Cố được thiết kế để xử dụng nguồn khí đồng hành từ mỏ Bạch Hổ, do đó khi chúng ta sử dụng nguồn nguyên liệu là khí tự nhiên Nam Côn Sơn sẽ dẫn tới phải thay đổi một số thông số công nghệ. Khi đó ta có hai hướng giải quyết:

 Một là, chúng ta phải thay đổi một số thiết bị hiện tại của nhà máy khi cần thiết cho phù hợp với nguồn khí Nam Côn Sơn nếu như các thông số công nghệ của nhà máy không phù hợp với các thông số công nghệ của hệ thống xử lý khí Nam Côn Sơn.

 Hai là, thay đổi, điều chỉnh các thông số công nghệ cho phù hợp với nguồn khí Nam Côn Sơn mà không cần phải thay đổi thiết bị.

Trong hai phương án trên, chúng ta nên chọn phương án thứ hai vì những ưu điểm sau:

− Không phải đầu tư thêm vốn để mua thêm thiết bị mới. − Tận dụng được các thiết bị sẵn có của nhà máy.

− Tránh được lãng phí, tiết kiệm tiền của cho đất nước.

Trong hoạt động của nhà máy, sau khi đã cung cấp khí thương phẩm theo đúng yêu cầu của các nhà máy điện thì việc thu hồi sản phẩm lỏng là LPG và condensat được ưu tiên hàng đầu. Do đó, ngoài việc tìm ra các thông số công nghệ để vận hành an toàn phù hợp với các thông số thiết kế của các thiết bị cho nguồn nguyên liệu mới, chúng ta cần nghiên cứu thêm về những yếu tố để thu hồi tối đa lượng sản phẩm lỏng.

Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả thu hồi lỏng của nhà máy được phân ra làm hai yếu tố chính:

 Yếu tố bất khả kháng: Là yếu tố mà bản thân người vận hành không thể điều chỉnh được, ví dụ như thành phần khí đầu vào là yếu tố phụ thuộc vào thành phần khí của VSP đưa vào bờ.

 Yếu tố khả kháng: Là các yếu tố mà bản thân người vận hành có thể điều chỉnh được trong giới hạn của thiết bị để tăng khả năng thu hồi sản phẩm lỏng. Sau khi tìm hiểu chế độ vận hành của nhà máy nhận thấy các yếu tố khả kháng sau ảnh hưởng đến hiệu suất thu hồi sản phẩm lỏng:

− Áp suất khí đầu vào nhà máy tại Slug-Catcher. − Áp suất khí thương phẩm.

− Nhiệt độ làm việc của tháp C-01.

− Các thông số làm việc của tháp C-02: nhiệt độ, áp suất.

− Tỷ lệ dòng được phân chia giữa thiết bị trao đổi nhiệt E-14 và Turbo - Expander CC-01.

KẾT LUẬN

Sau thời gian hơn một tháng thực tập tại nhà máy. Với sự hướng dẫn tận tình của các anh chị trong nhà máy, em đã tìm hiểu được phần nào về nhà máy xử lý khí Dinh Cố.

Vì mức độ nguy hiểm cho nên vấn đề an toàn luôn được quan tâm hàng đầu. Đây là điều bắt buộc phải nắm bắt đầu tiên đối với bất cứ cá nhân nào tham gia làm việc, cũng như khi tiến hành tham quan nhà máy. Tuy đa phần các thiết bị của nhà máy là hoàn toàn tự động, được lắp đặt hệ thống đảm bảo an toàn nhưng khả năng xảy ra cháy nổ vẫn là rất lớn đe dọa đến tính mạng của công nhân làm việc. Do vậy, đối với từng cá nhân khi ra, vào tham gia làm việc tại nhà máy phải tuân thủ triệt để các qui tắc an toàn được đề ra và được quản lý chặt chẽ thông qua tổ bảo vệ, nghiêm cấm mang các vật dụng có khả năng gây cháy nổ vào nhà máy.

Môi trường làm việc thoáng mát, nhiều cây xanh nhằm điều hoà không khí và tạo mỹ quan cho nhà máy. Vấn đề khí thải, ô nhiễm môi trường được xử lý triệt để sức khỏe của công nhân luôn được đảm bảo, tạo được môi trường làm việc thoáng đãng.

Trong thời gian thực tập tại nhà máy, được sự hướng dẫn tận tình của tổ kỹ thuật, cụ thể anh Hồ Minh Đang đã tận tình chỉ dạy em đã phần nào hiểu được nguyên lý vận hành của nhà máy. Nhận thấy được vai trò của nhà máy xử lý khí Dinh Cố, tầm quan trọng của việc phát triển năng lượng nói chung hay năng lượng khí nói riêng.

Vì thời gian thực tập ngắn, cho nên những hiểu biết, tìm hiểu về nhà máy không thể nắm bắt hết được. Tuy nhiên qua đợt thực tập này, được tìm hiểu nhiều vấn đề mới lạ, giúp em cũng cố thêm được vốn kiến thức của mình, học hỏi được nhiều kinh nghiệm quí giá.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PV GAS, Sổ tay vận hành nhà máy chế xử lý khí Dinh Cố, Dinh Cố, 2002.

2. Nguyễn Thị Minh Hiền, Công nghệ chế biến khí tự nhiên và khí đồng hành, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 2000.

3. Tiêu chuẩn cơ sở TC 01-2004/PV Gas khí thiên nhiên, khí khô thương phẩm,yêu cầu kỹ thuật.

4. Tiêu chuẩn cơ sở TC 02-2004/PV Gas khí hóa lỏng- yêu cầu kỹ thuật. 5. Tiêu chuẩn cơ sơ TC 02-2004/PV Gas condensate thương phẩm- yêu cầu kỹ thuật.

6. Thế Nghĩa, Kỹ thuật an toàn trong sản xuất và sử dụng hóa chất, NXB Trẻ, 2007.

7. Nguyễn Bin, Các quá trình thiết bị trong công nghệ hóa chất và thực phẩm, tập 4, NXB kỹ thuật.

Một phần của tài liệu quy trình hoạt động của thiết bị loại nước v06 (Trang 52 - 55)