II Đặc điểm Kinh tế-Xã hội
2. Điều kiện xã hội
4.4.6. Giảm thiểu sự cố môi trường
- Phòng chống sự cố sụt lún đáy ô chôn lấp và rách màng chống thấm
- Phòng chống cháy nổ
- Phòng chống sét
- Kiểm soát các sự cố liên quan đến các hệ thống xử lý chất thải tập trung - Kiểm soát sự cố rò rỉ hóa chất và an toàn tiếp xúc với hóa chất
CHƯƠNG 5. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG
Yêu cầu: Đề xuất được các biện pháp quản lý và giám sát, quan trắc môi trường nhằm đảm bảo thực hiện có hiệu quả các biện pháp bảo vệ môi trường đã được nêu trong Chương 4, đồng thời kịp phát hiện những khiếm khuyết trong quá trình thực hiện cũng Như những biểu hiện suy thoái, ô nhiễm môi trường do dựán gây ra đểkịp thời điều chỉnh
5.1. Nguyên tắc chung
Chương trình quản lý môi trường, bao gồm cả Kế hoạch ứng cứu khẩn cấp, có tác dụng hỗ trợ cho việc thực hiện và tuân thủ các biện pháp giảm thiểu tác hại và bảo vệ môi trường đã nêu trong báo cáo ĐTM.
Sau khi dự án được chấp thuận và báo cáo ĐTM được phê duyệt, chủ đầu tư, cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường và các bên liên quan khác thực hiện các hành động để đảm bảo các biện pháp giảm thiểu đề xuất được lông ghép vào khung kế hoạch thực hiện dự án.
Trách nhiệm của chủ đầu tư và bộ phận chuyên trách môi trường của chủ đầu tư là: - Chỉ định đơn vị chuyên trách kết nối các kết quả ĐTM trong việc định hướng phát triển dự án và thay đổi thiết kế (nếu cần thiết);
- Thực hiện chương giám sát môi trường để kiểm tra hiệu quả của các biện pháp giảm thiểu và đề xuất các biện pháp điều chỉnh hoặc bổ sung để đảm bảo tuân thủ các quy định và các tiêu chuẩn môi trường tương ứng (nếu cần thiết);
- Chỉ định các chuyên gia/đơn vị tư vấn trợ giúp thực hiện các nhiệm vụ nếu chủ đầu tư không đủ năng lực;
- Phân bổ kinh phí phù hợp để thực hiện chương trình quản lý môi trường.
Như vậy, chương trình quản lý môi trường cần phải bao gồm cả chương trình giám sát sau thẩm định ĐTM, kế hoạch ứng cứu khẩn cấp và chương trình giám sát môi trường trong tất cả các giai đoạn thực hiện dự án.
- Kế hoạch giảm thiểu ô nhiễm, giám sát môi trường và điều chỉnh các biện pháp giảm thiểu tác hại;
- Kế hoạch giáo dục/đào tạo và truyền thông; - Kế hoạch phòng ngừa và ứng cứu sự cố; - Phân định trách nhiệm và tổ chức, nhân sự; - Thủ tục ghi chép và báo cáo