V. VÙNG ĐÁ TRẦM TÍCH CÓ KIẾN TRÚC ĐẶC BIỆT – ÁM TIÊU
1. ĐỊA HÌNH VÙNG ĐÁ MACMA:
1.1. Địa hình vùng đá macma xâm nhập : 1.1.1.Đặc điểm của các lớp đá :
Macma xâm nhập: là loại đá do macma xâm nhập vào các tầng vỏ trái đất (cách ly khí quyển) ở sâu hơn trong vỏ trái đất, chịu áp lực và nhiệt độ cao, nguội dần mà thành. Ví dụ: Đá granit (20-40%khoáng thạch anh, 40- 60%trường thạch, 5-15%mica,5-20 khoáng vật sẩm màu), diorit, gabro.
tính chất là đặc chắc, R cao, ít hút nước (Hp <1%), màu đẹp (vì không bị phân hóa, ít chịu ảnh hưởng của thời tiết…). Sử dụng cho các công trình chịu lực như móng, bệ móng, dùng làm trang trí như đá ốp lát…
1.1.2.Các giai đoạn phát triển của địa hình: Núi dạng vòm (dome mountain8)
a. Đầu giai đoạn trẻ: có một vài dòng nước chảy hướng ra ngoài tạo thành kiểu hình dòng chảy tỏa tia.
b. Cuối giai đoạn trẻ: dòng nước khoét sâu, lớp trên cao bị bốc dần.
c. Giai đoạn trưởng thành: các lớp đá bên trên bị khoét sâu để lộ nền đá kết tinh bên dưới. Địa hình đá trầm tích thấy rõ với các dãy đá phân bố theo vòng, có hình mặt bàn ủi (flat iron)
d. Giai đoạn già: núi bị hạ mòn tạo kiểu đồng bằng bình nguyên (peneplain), những gờ núi sống trâu (hogback ridge) nay chỉ là những gờ không rõ nét. Phần trung tâm tương đốinổi cao so với xung quanh. 1.1.3.Các kiểu địa hình đặc trưng
Núi Răng Cưa – núi Chúa ở phía bắc sông Trà Bồng là điển hình của cá dãy núi có đường sống răng cưa sắc nhọn và sườn đổ lở trên đá macma xâm nhập.
1.2. Địa hình vùng đá macma phun trào : 1.2.1.Đặc điểm của các lớp đá :
Macma phún xuất (phun trào): là loại đá do macma phun ra trên mặt đất, tiếp xúc với không khí, điều kiện áp suất và nhiệt độ thấp, nguội lạnh nhanh mà sinh ra.
Đặc điểm : Trên mặt đất, do nguội lạnh nhanh, macma không kịp kết tinh, hoặc chỉ kết tinh được một bộ phận với kích thước tinh thể rất nhỏ, chưa hoàn chỉnh, còn đại bộ phận tồn tại ở dạng vô đình hình, trong đá có lẫn nhiều bọt khí (do đang sôi và bị nguội lạnh nhanh): đó là dạng macma phún xuất chặt chẽ. Ví dụ Đá diabazơ, bazan, andezit. Có tính chất rỗng nhẹ, cứng và rất giòn. Sử dụng làm cốt liệu cho bê tông nhẹ, dụng làm phụ gia hoạt tính cho bê tông và xi măng…
Khi macma đang sủi bọt, gặp lạnh đông lại nên rất xốp và nhẹ, hoặc phần macma bị phun lên cao, bay xa, nguội nhanh, hơi nước, khí thoát ra nhiều nên có kết cấu rỗng vụn, vỡ nhỏ: đó là dạng macma phún xuất rời rạc. Ví dụ Tro, túp núi lửa, túp dung nham. Tính chất nhẹ. Dùng làm phụ gia trơ cho bê tông và xi măng..
1.2.2. Các giai đoạn phát triển của địa hình :
Các giai đoạn lien tiếp nhau trong quá trình mài mòn các núi lửa và các dòng chảy lava.
a. Giai đoạn đầu (intial): với các núi lửa núi lửa hoạt động đang trong tiến trình hình thành. Những dong lava xuất phát từ núi lửa tràn vào thung lũng dòng chảy xuôi theo độ nghiêng của thung lũng và tạo một hồ nước ở phía sau đập chắn dung nham (laval dame lake).
b. Giai đoạn thành tạo caldera: giai đoạn cho thấy một số biến đổi trên bề mặt, dễ dàng nhận thấy núi lửa lơn nhất đã bị phá hủy tạo
caldera, nước mưa chứa trong caldera này tạo thành một hồ nước và có một chùy tro nhỏ hình thành bên trong caldera. Một trong số các núi lửa khác hình thành trước đó đã tắt, các dòng chảy cắt xẻ núi lửa này làm mất dạng hình ban đầu và có thể được xếp vào cuối giai đoạn trẻ. Những núi lửa nhỏ hơn lân cận vẫn còn đang hoạt động có hình tương phản rõ. Kiểu hình dòng chảy (drainage pattern ) trên các chùy núi lửa luôn có dạng tỏa tia. Miệng núi lửa (crater) có dạng hoàn chỉnh sẽ thấy các dòng chảy nhỏ bên trong miệng núi lửa chảy vào trong, tại đây nước bị hút vào các tầng tro xốp trong chùy hay bị rút chảy ra ngoài. Dạng thoát nước theo kiểu hình hướng tâm (centripetal) thường là cơ sở để giải đoán địa hình núi lửa.
c. Giai đoạn trưởng thành: đến giai đoạn trưởng thành tất cả các núi lửa đều tắt và bị mài mòn. Hồ caldera đã mất nước và rìa bị mài thấp để lại một giờ nổi (ridge) dạng vòng. Dòng laval trước đây chảy vào thung lũng dòng chảy có sức kháng cao hơn so với
đá xung quanh, tạo thành các mesa nằm cao trên mực địa hình chung.
o Giai đoạn già: bây giờ các tàn tích chỉ còn là môt đỉnh hỏ nhọn hay là họng núi lửa (neck) tiêu biểu cho lava được đông nguội (hóa cứng – solidified) trong ống dẫn (pipe) hay cổ họng núi lửa. Tỏa tia từ ống dẫn này đến các thể tường (dikes), hình thành do lava len vào các khe nứt quanh chân núi.
1.2.3.Các kiểu địa hình đặc trưng :
Thảm thực vật màu xanh lục vây quanh các làng mạc trên sườn núi lử Merapi
Cảnh quan kỳ lạ được tạo thành do hoạt động của núi lửa ở Ethiopia
Lava mesa: