Đánh giá định tính kết quả thực nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu Vận dụng dạy học giải quyết vấn đề đối với chủ đề ứng dụng đạo hàm trong chương trình toán trung học phổ thông tt (Trang 25 - 27)

II. Qui tắc xét tính đơn điệu của hàm số

3.4.3.Đánh giá định tính kết quả thực nghiệm sư phạm

Trong thời gian thực nghiệm chúng tôi nhận thấy:

- Hầu hết học sinh đều hào hứng với việc họ thể hiện ở việc nhiều học sinh sôi nổi, hăng hái tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài. Với các tình huống gợi vấn đề được nêu trong bài học, giờ học đã sôi động hơn, học sinh làm việc nhiều hơn, suy nghĩ nhiều hơn, hoạt động tự giác, độc lập và sáng tạo. - Các tình huống gợi vấn đề trong luận văn đã góp phần tạo hứng thú lôi cuốn học sinh vào quá trình tìm hiểu, giải quyết các câu hỏi và bài toán, từ đó các em có thể tự phát hiện được vấn đề và GQVĐ (Tuy nhiên có những vấn đề cấn có sự giúp đỡ của giáo viên).

- Mức độ khó khăn thể hiện trong các tình huống gợi vấn đề đã xây dựng là vừa sức đối với học sinh.

- Sau bài học, đa số học sinh đã hiểu được kiến thức cơ bản, có thể vận dụng được kiến thức vào bài tập được giao.

- Học sinh đã bước đầu làm quen với một số phương pháp và thủ thuật tìm đoán như: Tương tự hóa, đặc biệt hóa, khái quát hóa,…Từ đó học sinh GQVĐ trong nhiều bài toán khác nhau.

- Tuy nhiên vẫn còn một số vấn đề tồn tại như:

+ Sức học của học sinh không đều và một số học sinh yếu kém không thể tham gia vào hoạt động chung của lớp.

+ Giáo viên mất khá nhiều thời gian và trí tuệ cho việc chuẩn bị bài giảng. + Khi học sinh tự tìm kiếm kiến thức trong quá trình GQVĐ nên mất nhiều thời gian dễ dẫn đến “Cháy giáo án” trong khi tiết học có 45 phút.

Kết luận chƣơng 3

Kết quả thực nghiệm sư phạm nêu trên cho thấy rằng: Nếu áp dụng dạy học giải quyết vấn đề được xây dựng trong luận văn thì có khả năng tạo được môi trường học tập tốt cho HS (học sinh tự tìm tòi, khám phá, phát hiện và giải quyết vấn đề), đồng thời có khả năng góp phần phát triển tư duy toán học cho học sinh.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Luận văn đã nêu và bổ sung thêm về mặt lý luận trong việc dạy học

GQVĐ cho học sinh trong trong dạy học Ứng dụng đạo hàm ở trường THPT. Tác giả đã tiến hành điều tra và nêu được thực trạng việc dạy học Ứng dụng đạo ở một số trường THPT. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và tổng kết kinh nghiệm của các nhà sư phạm, tác giả đã đề xuất một số biện pháp dạy học dạy học GQVĐ phần Ứng dụng đạo hàm cho học sinh ở trường THPT. Hơn nữa kết quả của nghiên cứu này cũng bổ sung vào kinh nghiệm và tạo cơ sở ban đầu cho giáo viên trong việc phát triển phương pháp dạy học GQVĐ cho học sinh trong dạy học Ứng dụng đạo hàm ở trường THPT.

Tác giả cũng đã thiết kế được ba giáo án cụ thể dạy học Ứng dụng đạo hàm ở trường THPT nhằm phát triển dạy học GQVĐ cho học sinh.

Tác giả đã tiến hành thực nghiệm sư phạm được ba tiết theo ba giáo án nói trên. Kết quả của thực nghiệm sư phạm bước đầu khẳng định được tính khả thi và hiệu quả của đề tài.

Như vậy, có thể nói mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn đã hoàn thành.Tác giả mong muốn nội dung của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các bạn đồng nghiệp.

2. Khuyến nghị

Theo tôi,dạy học giải quyết vấn đề là rất cần thiết đối với dạy học và là một nội dung mới phù hợp với triết lý về khoa học và giáo dục hiện đại, có khả năng rèn luyện tư duy sáng tạo và năng lực tìm kiếm, đổi mới kiến thức của người học, đáp ứng tốt những yêu cầu về giáo dục trong thế kỷ 21. Sự thành công hay thất bại của cách dạy học này phụ thuộc rất nhiều vào năng lực, lòng nhiệt tình và sự tự tin của người giáo viên. Việc áp dụng phương án dạy học mà luận văn đã đề xuất vào quá trình dạy học ứng dụng đạo hàm ở trường THPT thì giáo viên nên áp dụng sáng tạo và phù hợp với từng đối tường học sinh.

Cách tiếp cận dạy học GQVĐ có thể được áp dụng đối với các lớp đầu của bậc giáo dục trung học dưới sự hướng dẫn của những giáo viên có kinh nghiệm. Tất nhiên không thể áp dụng được ở mọi tình huống vì chương trình nặng mà cách thức này lại đòi hỏi quá nhiều thời gian.

Đối với các cấp quản lý của ngành giáo dục, tác giả có một số khuyến nghị sau: - Tìm hiểu sâu sắc nội dung của dạy học GQVĐ cùng với phương pháp tư duy phê phán và tư duy sáng tạo, đồng thời tìm hiểu và học hỏi kinh nghiệm của

các nước đi trước về vận dụng dạy học GQVĐ trong giáo dục.

- Đào tạo và bồi dưỡng giáo viên về dạy học GQVĐ, đồng thời biên soạn lại SGK một số môn khoa học theo hướng dạy học GQVĐ cho học sinh trong dạy học GQVĐ.

- Thực hiện thử nghiệm dạy học GQVĐ, đồng thời phân tích, rút kinh nghiệm, sau đó tùy kết luận mà ứng dụng đại trà dạy học GQVĐ trong giáo dục.

- Nâng cấp cơ sở vật chất sẵn có, bổ sung trang thiết bị dạy học hiện đại để giáo viên có thể áp dụng công nghệ thông tin vào bài dạy của mình một cách thuận tiện và thường xuyên giúp học sinh học tập tốt hơn.

Một phần của tài liệu Vận dụng dạy học giải quyết vấn đề đối với chủ đề ứng dụng đạo hàm trong chương trình toán trung học phổ thông tt (Trang 25 - 27)