1.6.Các chính sách về luật, nghị định hỗ trợ của nhà nước về vấn đề tái chế chất thải:

Một phần của tài liệu một số quy trình thu hồi và tái chế chất thải rắn (Trang 28 - 32)

MỞ ĐẦU

1.6.Các chính sách về luật, nghị định hỗ trợ của nhà nước về vấn đề tái chế chất thải:

tái chế và tái sử dụng chất thải (Điều 6), đồng thời bắt buộc tổ chức, cá nhân có hoạt động làm phát sinh chất thải có trách nhiệm giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng để hạn chế đến mức thấp nhất lượng chất thải phải tiêu huỷ, thải bỏ (Điều 66). Luật cũng quy định chất thải phải được phân loại tại nguồn theo các nhóm phù hợp với mục đích tái chế, xử lý, tiêu huỷ và chôn lấp và tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở tái chế chất thải được hưởng ưu đãi về thuế, hỗ trợ vốn, đất đai để xây dựng cơ sở tái chế chất thải (Điều 68).

 Nghị định 59/2007/NĐ-CP:

Theo Nghị định này, công nghệ xử lý CTR bao gồm 9 loại hình trong đó có 4 loại công nghệ tái chế, thu hồi năng lượng: đốt rác tạo nguồn năng lượng; chế biến phân hữu

cơ; chế biến khí biogas; tái chế rác thải thành các vật liệu và chế phẩm xây dựng (Điều 29). Khuyến khích lựa chọn công nghệ đồng bộ, tiên tiến cho hoạt động tái chế, tái sử dụng chất thải để tạo ra nguyên liệu và năng lượng, đồng thời giảm thiểu khối lượng CTR phải chôn lấp, tiết kiệm quỹ đất sử dụng chôn lấp và bảo đảm vệ sinh môi trường.

 Nghị định 04/2009/NĐ-CP về ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường: Nghị định này quy định về ưu đãi, hỗ trợ về đất đai, vốn; miễn, giảm thuế, phí đối với hoạt động bảo vệ môi trường; trợ giá, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm từ hoạt động bảo vệ môi trường và các ưu đãi, hỗ trợ khác đối với hoạt động và sản phẩm từ hoạt động bảo vệ môi trường. Theo đó đầu tư vào nghiên cứu và phát triển (R&D) kỹ thuật xử lý, tái chế chất thải, công nghệ thân thiện với môi trường chiếm 25% doanh thu trở lên; nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện, dụng cụ, vật liệu sử dụng trực tiếp trong việc thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải là những hoạt động được đặc biệt ưu đãi, hỗ trợ. Các hoạt động sản xuất năng lượng từ việc tiêu hủy chất thải và các sản phẩm từ hoạt động tái chế chất thải thuộc danh mục được ưu đãi, hỗ trợ.

1.7. Họat động thu hồi và tái chế chất thải tại việt nam:

Theo con số thống kê từ các tỉnh, thành phố, từ năm 1996-1999, lượng chất thải rắn bình quân khoảng từ 0,6kg/người.ngày-0,8kg/người.ngày. Ở một số đô thị nhỏ, lượng chất thải rắn phát sinh dao động khỏang từ 0,3kg/người.ngày-0,5kg/người.ngày.

Lượng rác thải đô thị cũng như công nghiệp ngày càng tăng, tính chất độc hại của rác thải cũng tăng. Ở Hà Nội năm 1995, thành phần nilong, chất dẻo trong rác thải sinh họat là 1,7 %, thành phần kim loại vỏ hộp là 1,2%, năm 1997 đã tăng lên 4,1% và 5,5%. Năm 1998, tỷ lệ về thành phần chất rác rải cũng có những biến đổi hơn so với những năm trước đó.

Các họat động thu hồi và tái chế chất thải ở Việt Nam chủ yếu tập trung vào các vấn đề sau:

- Tăng cường thu hồi sản phẩ đã sử dụng để dung lại cho cùng mục đích, họăc tìm ra mục đích sử dụng khác. Tái sử dụng tập trung chủ yếu vào các loại chai đựng đồ uống, các loại bao bì vận chuyển thong qua khâu lưu thông dưới dạng một chu trình khép kín: sản xuất - lưu thông - tiêu dùng - lưu thông – sản xuất.

- Khuyến khích các các cơ sở tái chế chất thải rắn bằng cách thu hồi các sản phẩm đã qua sử dụng, xử lý hoặc chế biến lại để đưa vào nền kinh tế dưới dạng các sản phẩm ban đầu hoặc tạo ra các sản phẩm mới.

- Tái sử dụng và tái chế chất thải rắn có thể thực hiện tốt ở các khu công nghiệp tập trung trên cơ dở hình thành một hệ thống thông tin để trao đổi chất thải vì trong một số trường hợp chất thải cần loại bỏ ở nơi này lại trở thành nguyên liệu đầu vào ở nơi khác.

Hình 7: Sơ đồ mạng lưới thu gom chất thải tư nhân

Ở thành phố Hà Nội các họat động tái chế được thông qua sơ đồ lưu chuyển như sau:

Hình 8: Sơ đồ lưu chuyển các dòng tái chấ rác ở Hà Nội

Các vật liệu tái chế được thu gom từ các hộ gia đình đường phố và khu chôn lấp do những người thu gom hay người mua thuộc thành phần tư nhân. Trung bình mỗi ngày có 200 tấn vật liệu tái chế được thu gom. Các họat động tái chế tư nhân hiện đang diễn ra trên cơ sở thị trường giống như các nước đang phát triển khác tuy nhiên các hoạt động tái chế này hiện đang gặp rất nhiều khó khăn:

- Ô nhiễm môi trường do các họat động tái chế sinh ra - Chi phí lao động gia tăng

- Chi phí đổ thải rác thải.

- Giảm giá trị các sản phẩm được tuần hoàn.

Sự cạnh tranh gây gắt với các sản phẩm giá thành rẻ hơn.

Nguồn sản sinh rác (hộ gia đình, chợ, nhà hàng, khách sạn…)

Thu gom bằng xe đẩy tay Vận chuyển Bãi chôn lấp Người mua phế liệu Ngành công nghiệp tái chế Người mua phế liệu Người thu gom mua

phế liệu

Người thu gom mua phế liệu

TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Nguyễn Văn Phước, 2009, Quản Lý Và Xử Lý Chất Thải Rắn – NXB Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh.

- Gs. Ts. Lâm Minh Triết – Ts. Lê Thanh Hải, 2008, Giáo Trình Quản Lý Chất Thải

Nguy Hại – NXB Xây Dựng.

- http://tailieu.vn/xem-tai-lieu/chuong-6-thu-hoi-va-tai-che-chat-thai-ran-cac-tram-

Một phần của tài liệu một số quy trình thu hồi và tái chế chất thải rắn (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(32 trang)