Qua ý kiến khảo sát và quan sát đối tượng HS phổ thông, tôi nhận thấy với việc học Sinh học và giải bài tập, HS vẫn có thói quen học thuộc một số dạng toán cơ bản mà chưa có thói quen tự tìm hiểu phương pháp giải các dạng bài tập khác nhau. Khi giải bài tập, HS thường áp dụng máy móc các bước, công thức mà không hiểu bản chất, tính quy luật của các hiện tượng di truyền trong bài tập.
Để học tốt các bài tập QLDT yêu cầu HS phải nắm rõ nội dung các quy luật, cơ chế và tính quy luật của các hiện tượng di truyền, dấu hiệu nhận biết các quy luật và bài tập vận dụng quy luật đó và mối quan hệ giữa các QLDT. Về việc này, cả GV và HS còn nhiều hạn chế.
Kết quả điều tra khả năng giải bài tập QLDT của HS phổ thông
-Cách tiến hành:
Để đánh giá về hiệu quả giải bài tập QLDT của HS phổ thông phục vụ cho việc nghiên cứu của đề tài, chúng tôi đã tiến hành điều tra khả năng giải bài tập QLDT của HS 8 lớp 12 tại 2 trường THPT Hoàng Văn Thụ – Uông Bí, Quảng Ninh (4 lớp) và THPT An Phúc – Hải Hậu, Nam Định (4 lớp).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Các bài tập được sử dụng để kiểm tra ở mức độ hiểu, biết và vận dụng lý thuyết vào giải bài tập.
Kết quả điều tra: Chúng tôi tiến hành kiểm tra 3 lần, mỗi lần là hai
dạng bài tập quy luật khác nhau, bài cuối là dạng bài tập tổng hợp. Các bài đạt yêu cầu là bài trên 5 điểm.
Bảng 1.6: Kết quả điều tra khả năng giải bài tập QLDT của HS phổ thông
Lần kiểm tra Tổng số bài kiểm tra % số bài đạt yêu cầu
1 325 56.06%
2 327 41.44%
3 326 25.86%
Tổng 978
(Các đề kiểm tra ở phụ lục: mỗi đề dùng cho 1 lần kiểm tra)
Dựa vào kết quả kiểm tra cho thấy: HS chủ yếu làm được các dạng bài tập quy luật đơn giản như bài tập quy luật phân ly độc lập của Menđen. Đối với các dạng bài tập tổng hợp, HS không giải quyết được hết các yêu cầu của bài toán đề ra. Điều đó cho thấy HS chưa có phương pháp giải bài tập QLDT một cách hệ thống, chưa hiểu rõ bản chất của các QLDT, quan hệ giữa các QLDT với nhau và vận dụng chúng trong giải bài tập.
Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng này là: đa số HS phổ thông đều coi Sinh học là môn phụ, chỉ số ít các em có định hướng thi đại học khối B mới quan tâm đến bộ môn Sinh học. Do đó, khi học sinh học, đa phần các em chỉ chú ý học lý thuyết mà không quan tâm tới các cách giải bài tập, thiếu hứng thú học và giải bài tập; tính tích cực chưa cao. Đồng thời cũng do thời lượng giảng dạy bài tập ở các tiết học ít, phân phối chương trình học cũng ít giờ bài tập nên việc tiếp cận với các dạng toán QLDT chủ yếu là do HS tự tìm hiểu và nghiên cứu giải.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Qua điều tra tình hình giải bài tập QLDT của HS chúng tôi có nhận xét như sau:
- Khả năng vận dụng lý thuyết vào giải bài tập của HS còn yếu, đa số các em chưa có kỹ năng giải bài tập.
- HS chưa có phương pháp giải tập một cách hệ thống, chủ yếu giải theo suy đoán cá nhân.
- HS thiếu tư duy logic, tổng hợp, khái quát, sáng tạo trong quá trình giải bài tập.
Kết luận chung chƣơng 1:
-Trên thế giới và trong nước đã có nhiều tác giả nghiên cứu về TRIZ và vận dụng vào trong lĩnh vực giáo dục nhằm tạo ra thế hệ con người có tư duy sáng tạo, có khả năng giải quyết vấn đề và ra quyết định.
- Trước TRIZ có nhiều phương pháp giải quyết vấn đề và ra quyết định: phương pháp thử sai, phương pháp tập kích, phương pháp đối tượng tiêu điểm, phương pháp phân tích hình thái, phương pháp các câu hỏi kiểm tra, phương pháp kết hợp mạnh.
- TRIZ được xây dựng dựa trên tính khoa học và sáng tạo, có cơ sở triết học là phép duy vậy biện chứng của sự phát triển. TRIZ có hệ thống công cụ, kỹ thuật tư duy do đó TRIZ giúp tăng cường tính hệ thống của quá trình suy nghĩ. Đồng thời, TRIZ giải quyết các vấn đề thông qua giải quyết các mâu thuẫn nên tiết kiệm thời gian suy nghĩ.
- Sử dụng phương pháp luận TRIZ chịu ảnh hưởng của các yếu tố tâm lý sau: Tính ì tâm lý, trí nhớ, quá trình hiểu, ngôn ngữ, ký hiệu và hình vẽ, tính liên tưởng, trí tưởng tượng, tính nhạy bén của tư duy.
-Hiệu quả dạy – học bài tập quy luật di truyền ở các trường phổ thông chưa cao. Thời gian giảng dạy ít. Nhiều GV chưa quan tâm đầu tư thời gian nghiên cứu các phương pháp giải các bài tập QLDT. HS chưa chủ động tích cực trong quá trình học và giải bài tập.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
CHƢƠNG 2
VẬN DỤNG TRIZ VÀO DẠY HỌC BÀI TẬP QUY LUẬT DI TRUYỀN