Giải pháp về tổ chức chỉ đạo, quản lý Nhà nước, đầu tư, tài chính, tín dụng

Một phần của tài liệu Hoạt động xuất khẩu cà phê đối với tăng trường và phát triển kinh tế Việt Nam.docx (Trang 36 - 37)

III- Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê Việt Nam

1, Giải pháp về tổ chức chỉ đạo, quản lý Nhà nước, đầu tư, tài chính, tín dụng

dụng

- Do điều kiện tự nhiên, địa lý, khí hậu của nước ta cho phép trồng được cả hai loại cà phê chè và cà phê vối trên các vùng riêng biệt: trồng cà phê vối ở vùng khí hậu nóng ẩm phía Nam và trồng cà phê chè ở vùng khí hậu ôn hòa ở miền núi phía Bắc, rải rác ở một số vùng có độ cao từ 800 - 900m so với mặt nước biển. Vì vậy, cần tập trung xây dựng và củng cố vùng cà phê vối ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ. Đồng thời, hỗ trợ và phát triển vùng cà phê chè ở Sơn La, Điện Biên, Lâm Đồng , Gia Lai, Đăk Nông, Trị Thiên, Nghệ An...

- Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý cần có sự phối hợp chặt chẽ với nhau trong quản lý ngành cà phê. Hoàn thiện chiến lược phát triển ngành, quy hoạch ngành trong thời kỳ chiến lược, gắn với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.Từ đó đề ra các kế hoạch trung hạn và ngắn hạn đối với ngành cà phê.

- Chính phủ, các Bộ, ban , ngành phải chỉ đạo chặt chẽ, hỗ trợ, tăng cường công tác quản lý, giám sát kiểm tra chất lượng thực hiện các chiến lược, quy hoạch.

- Có chính sách, giải pháp gắn kết sản xuất nguyên liệu với công nghiệp chế biến cà phê, hỗ trợ quy hoạch lại hệ thống các cơ sở chế biến cà phê xuất khẩu, nhằm kiểm soát được sản lượng và chất lượng cà phê xuất khẩu

- Tạo ra cơ chế chính sách thông thoáng để thu hút vốn đầu tư cho ngành cà phê.

Một phần của tài liệu Hoạt động xuất khẩu cà phê đối với tăng trường và phát triển kinh tế Việt Nam.docx (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(45 trang)
w