Sơ đồ quá trình QL giáo dục

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động hỗ trợ học tập cho học sinh của bí thư đoàn tncs hồ chí minh các trường thpt huyện tứ kỳ, tỉnh hải dương (Trang 35 - 37)

L

1.2. Sơ đồ quá trình QL giáo dục

1.2.2. Chức năng cơ bản của QL

Từ những năm 80 của thế kỷ XX trở lại đây, quan điểm về chức năng của QL là: Lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra.

Phương pháp QL Chủ thể QL Đối tượn g bị QL Công cụ QL Khách thể QL Mục tiêu QL

Chức năng lập kế hoạch: Là chức năng hạt nhân quan trọng nhất của quá trình QL. Kế hoạch phải xác định đầy đủ mục tiêu cơ bản trên cơ sở tình hình cụ thể của tổ chức và mục tiêu định sẵn sắp xếp theo một trình tự, lôgíc khoa học, xác định các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) để thực hiện mục tiêu, tổ chức thực hiện theo chương trình hành động cụ thể để đạt mục tiêu đạt được.

Chức năng tổ chức: Đây là một chức năng quan trọng để tổ chức thực hiện thành công kế hoạch, như V.I.Lênin nói: “Tổ chức là nhân tố sinh ra hệ toàn vẹn, biến một tập hợp các thành tố rời rạc thành một thể thống nhất, người ta gọi là hiệu ứng tổ chức”.

Chức năng tổ chức đòi hỏi việc sắp xếp, bố trí khoa học và phù hợp những nguồn lực đảm bảo chúng hỗ trợ nhau nhằm đạt mục tiêu một cách tối ưu nhất. Chức năng tổ chức giúp cho việc tổ chức bộ máy, xác định và xây dựng mối quan hệ giữa các bộ phận trong bộ máy, tổ chức công việc điều phối nguồn lực…

Chức năng chỉ đạo: Chức năng này đòi hỏi việc chỉ huy, ra lệnh để mọi hoạt động của bộ máy diễn ra nhịp nhàng theo đúng chương trình để thực hiện mục tiêu đề ra. Kịp thời phát hiện sai sót sửa chữa, uốn nắn kịp thời, động viên, khuyến khích, nhắc nhở, ngăn chặn, thậm chí điều chỉnh nhưng không làm thay đổi mục tiêu, hướng vận hành của hệ thống nhằm giữ vững và thực hiện tốt mục tiêu đã đề ra.

Chức năng kiểm tra: Kiểm tra trong QL là một hệ thống các nội dung: Đánh giá, giám sát thành quả hoạt động, đồng thời phát hiện, điều chỉnh các sai sót lệch lạc (nhưng không làm thay đổi mục tiêu đề ra) thúc đẩy hệ thống sớm đạt mục tiêu đề ra. Muốn việc kiểm tra có kết quả, cần có kế hoạch kiểm tra rõ ràng, sắp xếp tổ chức kiểm tra khoa học và hợp lý nhằm xác định chính xác nhiệm vụ của từng bộ phận, cá nhân trong việc thực hiện kế hoạch. Kiểm tra cần tiến hành thường xuyên và kết hợp nhiều hình thức linh hoạt.

Thực chất của kiểm tra là thiết lập mối quan hệ ngược trong QL, giúp chủ thể QL nắm được bộ máy, đề ra được các biện pháp điều chỉnh, sửa chữa, chỉnh lý để điều khiển một cách tối ưu hoạt động của bộ máy.

Chức năng kế hoạch hóa Chức năng tổ chức Chức năng chỉ đạo thực hiện Chức năng kiểm tra [16]

Ngoài bốn chức năng QL trên, nguồn thông tin là yếu tố cực kỳ quan trọng trong QL. Thông tin là nền tảng, là huyết mạch của QL, không có thông tin thì không có QL hoặc QL mơ hồ, mắc sai phạm. Nhờ có thông tin mà có sự trao đổi qua lại giữa các chức năng được cập nhật thường xuyên, từ đó có biện pháp xử lý kịp thời và hiệu quả.

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động hỗ trợ học tập cho học sinh của bí thư đoàn tncs hồ chí minh các trường thpt huyện tứ kỳ, tỉnh hải dương (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)