3.3.2.1. Về chất lượng lĩnh hội kiến thức
Qua việc phân tích chất lượng các bài kiểm tra kết hợp với việc trả lời các câu hỏi kiểm tra bài cũ, chúng tôi nhận thấy rằng học sinh ở lớp TN hiểu bài sâu sắc, chặt chẽ hơn hẳn học sinh lớp ĐC. Học sinh lớp TN trình bày bài có hệ thống, lập luận chính xác.
Ví dụ: Khi trả lời câu hỏi: So sánh cấu trúc và chức năng của ADN và ARN ? Học sinh ở lớp TN ngay lập tức biết sử dụng Bản đồ Tư duy về bài: Cấu trúc
và chức năng của Axit nuclêic, kẻ bảng so sánh và dựa vào Bản đồ Tư duy liệt kê các ý một các có hệ thống. cho nên nôi dung trả lời tương đối đầy đủ. Còn lớp ĐC các em không sử dụng BĐTD cho nên các e trả lời thiếu và không có trật tự của các ý.
3.3.2.2. Về khả năng tư duy và vận dung kiến thức, kỹ năng vận dụng kiến thức để giải thích các vấn đề thực tế cuộc sống
Năng lực tư duy của học sinh thể hiện ở khả năng phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát và vận dụng kiến thức một cách hợp lý. Sau khi có kết quả các bài kiểm tra, tổng hợp chúng tôi thấy rằng, năng lực tư duy của nhóm lớp TN tăng dần lên và tốt hơn lớp ĐC. Học sinh đã biết cách phân tích các dấu hiệu, bản chất, vận dụng tốt các kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề nêu ra trong quá trình học. Ví dụ: Khi trả lời câu hỏi: Tại sao khi tìm kiếm sự sống ở các hành tinh khác trong vũ trụ thì đầu tiên các nhà khoa học lại tìm kiếm nước trước tiên? Học sinh ở lớp TN sử dụng Bản đồ Tư duy về bài 3. Nên trả lời dủ cả các ý: Về cấu trúc, đặc tính lí hoá và vai trò của nước; còn học sinh lớp đối chứng chỉ trình bày chức năng cửa nước. Chứng tỏ khi sử dụng Bản đồ Tư duy học tư duy logic, chính xác và làm tăng khả năng vận dụng kiến thức vào thức tế.
3.3.2.3. Độ bền kiến thức của học sinh
Qua thực nghiệm, khi khảo sát mức độ bền kiến thức của học sinh chúng tôi đã tiến hành kiển tra 5 lần, trong đó 3 lần được thực hiện ngay sau khi dạy thực nghiệm xong và 2 lần được thực hiện sau 1 tháng thực nghiệm. Với kết quả xử lý số liệu sau thực nghiệm như trên đã cho thấy rằng việc sử dụng các biện pháp dạy học theo hướng nghiên cứu đã kích thích khả năng tự học của học sinh nhiều hơn, học sinh lĩnh hội kiến thức có hệ thống, do vậy học sinh ghi nhớ kiến thức sâu sắc và lâu hơn so với các lớp đối chứng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG III
Qua việc phân tích định tính và định lượng các bài kiểm tra trong và sau khi thực nghiệm đã khẳng định định tính đúng đắn của giả thuyết khoa học của đề tài:
- Nâng cao chất lượng lĩnh hội kiến thức của học sinh.
- Góp phần rèn luyện các năng lực tư duy cho học sinh, học sinh lĩnh hội kiến thức sâu sắc và khả năng ghi nhớ cao thể hiện ở độ bền của kiến thức sau khi học.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận:
1. Sử dụng Bản đồ Tư duy trong dạy học là phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo trong hoạt động nhận thức của học sinh.
2. Dạy học có sử dụng Bản đồ Tư duy giúp cho học sinh có được lối suy nghĩ lôgic theo hướng phát triển vấn đề. Từ một chủ đề học sinh có thể thoải mái suy nghĩ phát triển các ý , các ý liên quan tới chủ đề nhiều hay ít là tuỳ vào hiểu biết của học sinh. Để rồi từ đó học sinh tổ chức các ý trong Bản đồ Tư duy. Vậy là học sinh có sản phẩm của riêng mình và do là sản phẩm của mình nên học sinh ghi nhớ tốt hơn rất nhiều. Kết hợp với hướng dẫn của giáo viên cho việc học của học sinh mà tạo nên kết quả tốt trong quá trình dạy học.
3. Phương pháp dạy học có sử dụng Bản đồ Tư duy ở Vệt Nam chưa được sử dụng phổ biến, theo điều tra thức tế 39 giáo viên dạy sinh học và học sinh Tỉnh Vĩnh phúc, kết quả là chỉ có 9,4 % số giáo viên thỉnh thoảng mới sử dụng Bản đồ Tư duy cho dạy học ,hầu hết học sinh chưa biết đến phương thức thành lập Bản đồ Tư duy cũng như ý nghĩa của Bản đồ Tư duy trong dạy học, Có tới 87,6 học sinh không bao giờ sử dụng Bản đồ Tư duy vào việc học.
4. Trên cơ sở phân tích chương trình, nội dung kiến thức phần Sinh học tế bào (Sinh học 10), chúng tôi đã đề xuất quy trình thiết kế và tổ chức dạy học theo hướng sử dụng Bản đồ Tư. Những đề xuất của đề tài đưa ra không chỉ tạo hứng thú cho người học mà còn giúp người học hiểu sâu sắc kiến thức Sinh học trong chương trình và rèn luyện năng lực tự học, tự nghiên cứu.
5. Kết quả nghiên cứu của đề tài đã được đánh giá tính hiệu quả và tính khả thi thông qua quá trình thực nghiệm sư phạm.Cụ thể: so sánh điểm kiểm tra học sinh sau khi dạy thực nghiệm: Lớp thực nghiệm % số học sinh đạt điểm dưới trung bình, trung bình, khá, giỏi lần lượt là: 7,4; 41,8; 38,7; 12,2. Còn ở lớp đối chứng % số học sinh đạt điểm dưới trung bình, trung bình, khá, giỏi lần lượt là:45,2; 27,9; 24; 2,8. Điểm trung bình của học sinh ở lớp thực
nghiệm cũng luôn cao hơn ở lớp đối chứng. Điều đó thể hiện lên rằng phương pháp sử dụng Bản đồ Tư duy cho hiệu quả dạy học cao hơn so với phương pháp sử dụng bài giảng theo các phương pháp dạy học truyền thống. Ngoài ra, những đóng góp của đề tài có thể là tư kiệu tham khảo cho giáo viên Sinh học THPT trong công cuộc đổi mới giáo dục.
2. Khuyến nghị:
1. Giáo viên cần tổ chức các hoạt động để học sinh ứng dụng Bản đồ tư duy trong học tập. Thí dụ như tổ chức học sinh thi vẽ Bản đồ Tư duy về một chủ đề học tập nào đó.
2. Nhà trường cần đầu tư trang thiết bị hiện đại, tăng cường tổ chức các hoạt động chuyên môn để tạo điều kiện cho việc tổ chức học tập cho học sinh theo hướng sử dụng Bản đồ Tư duy.
3. Tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện cơ sở lý thuyết,quy trình dạy học Sinh học sử dụng Bản đồ Tư duy cũng như thiết kế và sử dụng Bản đồ Tư duy trong dạy học Sinh học nhằm nâng cao chất lượng dạy Sinh học ở trường Trung học phổ thông
TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Tài liệu tiếng Việt
1. Nguyễn Như Ất (2002), “Tìm hiểu chiến lược phát triển giáo dục 2001 –
2010”, Báo Giáo dục và thời đại, số 14 (381); 15 (382); 16 (383); 17 (384); 18 (385); 19 (386); 20 (387); 21 (388); 22 (389); 23 (390). Đinh Quang Báo,
2. Đinh Quang Báo (1995), "Dạy học sinh học ở trường phổ thông theo
hướng hoạt động hoá người học", Kỷ yếu hội thảo khoa học đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hoạt động hoá người học, (1/1995).
3. Nguyễn Ngọc Bảo (1998), “Một vài suy nghĩ về khái niệm tính tích cực,
tính độc lập nhận thức và mối liên hệ giữa chúng”, Hội thảo khoa học “Đổi mới giảng dạy, nghiên cứu tâm lý học và giáo dục học”, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, tr.140-151.
4. Nguyễn Hữu Châu (2005), Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình dạy học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
5. Phạm Thị Trân Châu, Trần Thị Áng (1997), Hóa Sinh học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
6. Nguyễn Hữu Chí (1996), “Suy nghĩ về dạy học lấy học sinh làm trung
tâm”, Tạp chí nghiên cứu giáo dục, (2), tr.7-8.
7. Nguyễn Mạnh Chung (2001), Nâng cao hiệu quả dạy học khái niệm toán
học bằng các biện pháp sư phạm theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh, Luận án tiến sĩ giáo dục, Viện Khoa học giáo dục.
8. Nguyễn Văn Duệ, Trần Văn Kiên, Dương Tiến Sỹ (2000), Dạy học giải quyết vấn đề trong bộ môn sinh học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
9. Phan Đức Duy (2008), “Bản đồ khái niệm trong dạy học sinh học bậc
THPT”, Kỷ yếu hội thảo khoa học “Dạy học sinh học ở trường phổ thông theo chương trình và SGK mới”, Trường Đại học Vinh.
10. Vũ Cao Đàm (1998), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
11. Đỗ Ngọc Đạt (1997), Tiếp cận hiện đại hoạt động dạy học , Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
12. Vương Tất Đạt (1992), Logic hình thức, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội I, Hà Nội.
13. Vương Tất Đạt (2007), Logic học đại cương, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
14. Phạm Văn Đồng (1994),“Phương pháp phát huy tính tích cực của học
sinh, một phương pháp vô cùng quý báu”,Tạp chí nghiên cứu giáo dục, (12), tr.1-2.
15. Phạm Minh Hạc (Chủ biên) (1997), Tâm lý học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
16. Bùi Hiền, Nguyễn Văn Giao, Nguyễn Hữu Quỳnh, Vũ Văn Tảo (2003),
Từ điển Giáo dục học, Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội.
17. Trần Bá Hoành (1995), “Bàn về dạy học lấy học sinh làm trung tâm”,
Tạp chí Thông tin Khoa học giáo dục, (49), tr.22-27
18. Đặng Thành Hưng (1994), Các biện pháp phát huy tính tích cực của học
sinh trong giờ lên lớp, Viện khoa học giáo dục, Hà Nội.
19. Nguyễn Thế Hưng (2007), “Phương pháp phân tích nội dung sách giáo
khoa để thiết kế bài giảng Sinh học”, Tạp chí Giáo dục (160), Tr 39 - 41.
20. Nguyễn Thế Hưng (2008): “Đổi mới hệ thống câu hỏi, bài tập kiểm tra,
đánh giá nhằm phát huy năng lực tư duy sáng tạo của học sinh trong dạy học Sinh học ở trường phổ thông”, Tạp chí Giáo dục, (Số đặc biệt về đổi mới chương trình sách giáo khoa phổ thông, tháng 5), Tr. 36 - 37 và 35.
21. Nguyễn Thế Hưng (2008): “Nâng cao chất lượng dạy học một số kiến
thức khó môn Sinh học THPT”, Tạp chí Giáo dục, (192), Tr. 40 - 42.
22. Kharlamop, I.F. (1979), Phát huy tính tích cực học tập của học sinh như thế nào?, Tập II, Nxb Giáo Dục, Hà Nội.
23. Trần Kiên, Hoàng Đức Nhuận, Mai Sỹ Tuấn (2000), Sinh thái học và môi trường, NXB Giáo dục, Hà Nội.
24. Nguyễn Quang Mai (chủ biên), Trần Thị Loan, Mai Văn Hưng. Sinh lý học động vật và người. Nxb Khoa học và Kỹ thuật,2004.
25. Chu Văn Mẫn (2001), Ứng dụng tin học trong sinh học, Nxb ĐH Quốc gia, Hà Nội], [Nguyễn Hải Tuất, Ngô Kim Khôi (1996), Xử lý thống kê kết
quả nghiên cứu TN trong nông lâm nghiệp trên máy vi tính (Bằng Excel 5.0). Nxb Nông nghiệp, Hà Nội
26. Phạm Thị My (2000), Ứng dụng lý thuyết Graph xây dựng và sử dụng sơ
đồ để tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học sinh học ở trường THPT, Luận văn thạc sỹ khoa học giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
27. Phan Trọng Ngọ (2005), Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
28. Phillips, W.D. –Chilton, I.I. (1999), Sinh học, Tập I + II, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
29. Nguyễn Ngọc Quang (1989), Bài giảng chuyên đề lý luận dạy học, Trường quản lý cán bộ giáo dục Trung ương, Hà Nội.
30. Nguyễn Đức Thành (Chủ biên) (2003), Dạy học Sinh học ở trường THPT, tập I, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
31.Nguyễn Đức Thành (2000), Lý luận dạy học sinh học phần đại cương, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
32. Dương Thiệu Tống (2000), Thống kê ứng dụng trong nghiên cứu khoa học giáo dục, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.
33. Nguyễn Cảnh Toàn, Nguyễn Kỳ, Vũ Văn Tảo, Bùi Tường (2001), Quá trình dạy- tự học, NXB Giáo dục, Hà Nội..
34. Viện triết học (1972), Triết học và các khoa học cụ thể, Tập I, Nxb Khoa học Xã hội.
35. Tony Buzan (2006), Sơ đồ Tư duy. Nxb tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.
36. Tony Buzan (2006), Làm chủ trí nhớ của bạn, Nxb tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.
37. Tony Buzan (2008), Hơn nhau ở trí nhớ - Hướng dẫn sử dụng trí nhớ hiệu quả - Use your memory. Nxb Hà Nội, 2008.
38. Tony Buzan (2008), Bản đồ tư duy cho trẻ em (Bí quyết của trò giỏi)- Mind Maps For Kids. Nxb Hồng Đức.
động- Xã hội.
40. Tony Buzan (2010), Bản đồ tư duy trong công việc- Mind map sat work. Nxb Lao Động – Xã Hội, 2008.
41. Vụ công tác lập pháp (2005), Những nội dung mới của Luật Giáo dục,
Nxb Tư pháp, Hà Nội.
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1
PHIẾU ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC MÔN SINH HỌC
Điều tra thực trạng dạy học sinh học ở trường THPT (Dành cho GV) Xin thầy cô vui lòng cho biết ý kiến của mình bằng cách đánh dấu vào các ô phù hợp trong bảng dưới đây .Xin cảm ơn!
Nội dung câu hỏi khảo sát Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Không bao giờ
Thầy/cô thư ng sử dụng cách dạy học Sinh học là:
- Thuyết trình giảng giải - Sử dụng hệ thống câu hỏi - Giải thích, minh họa
- Sử dụng phương tiện trực quan - Sử dụng tình huống có vấn đề - Sử dụng Grap
- Tích hợp kiến thức - Tổ chức làm việc nhóm
- Làm việc với SGK, tài liệu tham khảo
- DH theo dự án, sử dụng Bản đồ Tư duy
PHIẾU ĐIỀU TRA
Điều tra tình hình ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng đồ dùng trực quan, thiết bị dạy học trong trường THPT
(Dành cho GV)
Xin thầy cô vui lòng cho biết ý kiến của mình bằng cách trả lời vào ô đáp án trong bảng dưới đây
TT Nội dung điều tra Đáp án Ghi chú
1
Hiện nay đồ dùng và thiết bị dạy học trong trường có đầy đủ không? ( Đầy đủ/ vẫn còn thiếu/ hầu như không có gì)
2
Chất lượng của chúng ra sao? (tốt/ đa số còn sử dụng được/ không sử dụng được)
3
Thiết bị dạy học trong nhà trường có thường xuyên được sử dụng không? (thường xuyên/thỉnh thoảng/hiếm khi)
4
Các bài thực hành theo phân phối chương trình có được thực hiện đầy đủ không? (có/ không đủ/ không thực hành)
5
Khi soạn giáo án, thầy/cô có thường xuyên chuẩn bị giáo cụ trực quan, đồ dùng dạy học không? (thường xuyên/ thỉnh
thoảng/ không bao giờ)
6
Thầy/cô thường sử dụng đồ dùng dạy học với mục đích gì trên lớp? (minh họa lời giảng, yêu cầu học sinh quan sát và phân tích vấn đề, mục đích khác...)
7
Theo thầy/cô, việc sử dụng đồ dùng dạy học có thực sự nâng cao chất lượng giờ học và hứng thú của học sinh hay không? (có/không)
8
Trong trường thầy/cô đang công tác, đã có những phương tiện nào sau đây:
Máy tính, máy chiếu, máy chiếu overhead, các phần mềm dạy học, tư liệu thiết kế bài giảng, tranh ảnh, mô hình, đồ dùng thực hành, thí nghiệm?
9
Chất lượng của chúng ra sao? (tốt/ hầu hết còn sử dụng được/ không thể sử dụng)
10 Thầy/cô thường sử dụng phương tiện nào nhất?
11 Thầy/cô có sử dụng thành thạo microsoft office không?
12
Thầy cô có khả năng tự thiết kế một bài giảng bằng máy tính không? Hay sử dụng phần mềm nào?
phần mềm DH khác hay không?
14
Thầy/cô có sử dụng internet không? Thường sử dụng với mục đích nào nhất
15
Trong năm học này, thầy/cô đã sử dụng công nghệ thông tin trong bao nhiêu tiết học?
16
Theo thầy/cô, ứng dụng công nghệ thông tin vào DH có thực sự mang lại lợi ích không? Tại sao?
PHIẾU ĐIỀU TRA
Điều tra thực trạng dạy học khái niệm sinh học ở trường THPT
(Dành cho HS)
Các em hãy vui lòng cho biết ý kiến của mình bằng cách đánh dấu (X) vào các ô phù hợp với bản thân trong bảng dưới đây.
Xin cảm ơn!
STT Nội dung
1 Thái độ với môn học:
- Yêu thích môn học
- Chỉ coi môn học là một nhiệm vụ - Không hứng thú với môn học
2 Kết quả học tập năm học trước: