TNHH thương mại – kỹ thuật và phát triển công nghệ tin học Hải Sơn.
Hoàn thiện công tác kế toán nói chung, công tác kế toán kết quả kinh doanh nói riêng tại công ty là rất cần thiết, điều này phù hợp với xu thế hội nhập và cạnh tranh ngày càng gay gắt của thị trường đồng thời để đảm bảo sự tồn tại và phát triển không ngừng của công ty,đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của quản trị doanh nghiệp trong công tác quản lý.
Trên cơ sở những mặt còn tồn tại trong công tác kế toán kết quả kinh doanh như đã trình bày ở trên cùng với những kiến thức đã học ở trường và thời gian tìm hiểu thực tế ở công ty TNHH thương mại – kỹ thuật và phát triển công nghệ tin học Hải Sơn, em xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến đề xuất với mong muốn góp phần hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán kết quả kinh doanh tại công ty.
- Thứ nhất: Thống nhất thời gian nộp báo cáo, chứng từ kế toán của các
nhân viên bán hàng tại các chi nhánh
Công ty cần có quy định thống nhất việc nộp báo các và các chứng từ kế toán của các chi nhánh về phòng kế toán. Theo em có thể là một tuần báo cáo một lần để giúp kế toán có được những thông tin kịp thời và chính xác, giúp cho Ban lãnh đạo công ty đưa ra những quyết định sáng suốt trong thời gian ngắn nhất và không bị bỏ lỡ những cơ hội kinh doanh cũng như tránh được những rủi ro không đáng có.
- Thứ 2: Cần phân bổ chi phí bán hàng cho hàng tồn kho
Công ty cần phân bổ chi phí bán hàng cho số hàng hoá còn tồn trong kho của công ty. Theo chế độ kế toán hiện hành quy định thì khi số lượng hàng tồn kho giữa
các kỳ có số lượng biến động lớn, liên quan đến những hàng tồn kho, các khoản chi phí phát sinh lớn cần phải được phân bổ cho lượng hàng hoá tồn kho và hàng bán ra nhằm đảm bảo nguyên tắc phù hợp khi so sánh giữa thu nhập và chi phí kinh doanh để xác định chính xác kết quả tiêu thụ trong kỳ.
Việc phân bổ chi phí bán hàng cho hàng còn tồn trong kho có thể được thực hiện theo công thức:
CPBH cần phân bổ cho hàng còn lại = CPBH cần phân bổ còn đầu kỳ + CPBH cần phân bổ phát sinh trong kỳ X Trị giá hàng còn cuối kỳ Trị giá hàng xuất bán trong kỳ + Trị giá hàng còn lại cuối kỳ
(Trong đó: trị giá hàng phải được tính theo cùng một loại giá)
Từ đó, xác định phần chi phí bán hàng phân bổ cho hàng đã bán trong kỳ theo công thức sau:
CPBH phân bổ cho hàng đã bán trong kỳ = CPBH phân bổ cho hàng còn lại đầu kỳ + CPBH phát sinh trong kỳ - CPBH phân bổ cho hàng còn lại cuối kỳ
Kế toán hạch toán như sau:
- Khi phát sinh chi phí, kế toán ghi: Nợ TK242 – Chi phí trả trước dài hạn Có TK 111, 112,331...
- Định kỳ phân bổ vào chi phí bán hàng: Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng
Có TK 242 – Chi phí trả trước dài hạn
- Thứ 3: Hoàn thiện việc hạch toán chi phí lương nhân viên
Để hoàn thiện việc hạch toán chi phí lương nhân viên theo em công ty nên đưa chi phí lương của bộ phận chăm sóc khách hàng và triển khai vào chi phí bán hàng mới đảm bảo được nguyên tắc phù hợp trong quy định của VAS 01. Do đó kế toán cần phải chỉnh sửa lại nội dung hạch toán hai bộ phận này cho hợp lý
Kế toán nên chi tiết TK 6411 ra thành từng phòng ban có thể chi tiết như sau: + TK 64111: chi phí nhân viên văn phòng
Việc chi tiết tài khoản như thế này rất hữu ích cho việc quản lý công ty nói chung và của từng bộ phận nói riêng.
Hàng tháng khi hạch toán chi phí bộ phận chăm sóc khách hàng và bộ phận triển khai, kế toán ghi:
Nợ TK 64112 Nợ TK 64113 Có TK 3341
Khi chuyển lương cho nhân viên qua ngân hàng, kế toán ghi: Nợ TK 3341
Có TK 112
Cuối kỳ khi thực hiện kết chuyển toàn bộ chi phí phát sinh của TK 641 sang TK 911, khi đó kế toán ghi:
Nợ TK 911 Có TK 641
- Thứ 4: Công ty nên thực hiện trích lập khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi
để giúp công ty chủ động trong công tác thanh toán cũng như công tác tài chính của công ty. Khoản dự phòng này sẽ đươc phản ánh vào TK139-Dự phòng phải thu khó đòi và theo dõi chi tiết cho từng khoản nợ,từng khách hàng.
Để ghi nhận khoản nợ phải thu khó đòi, thường kế toán thực hiện bằng cách chờ đợi xem khoản nào sẽ không được thanh toán hoặc ước lượng đến hiện tại tỷ lệ khoản nợ không thu hồi được là bao nhiêu. Có hai phương pháp là phương pháp trực tiếp và phương pháp ước tính (phân bổ).
Lập dự phòng nợ phải thu khó đòi theo Thông tư 107 ngày 31 /12/2001 và được sửa đổi bổ sung trong Thông tư 89 ngày 9/10/2002, cụ thể:
Cuối niên độ kế toán, DN căn cứ vào các khoản nợ phải thu được xác định là chắc chắn thu được (Nợ phải thu khó đòi), xác định số dự phòng phải thu khó đòi cần trích lập. Nếu số dự phòng phải thu khó đòi cần trích lập năm nay lớn hơn số dư của khoản dự phòng phải thu khó đòi đã trích lập ở cuối niên độ trước chưa sử dụng hết, số chênh lệch lớn hơn được hạch toán vào chi phí, ghi:
Nợ TK 642- Chi phí quản lý DN
Nếu số dự phòng phải thu khó đòi cần trích lập năm nay nhỏ hơn số dư của khoản dự phòng phải thu khó đòi đã trích lập ở cuối niên độ trước chưa sử dụng hết, số chênh lệch được hoàn nhập ghi giảm chi phí, ghi:
Nợ TK 139- Dự phòng phải thu khó đòi Có TK 642- Chi phí quản lý DN
Các khoản nợ phải thu khó đòi khi xác định thực sự là không đòi được thì được phép xoá nợ. Việc xoá nợ các khoản phải thu khó đòi phải theo chế độ tài chính hiện hành. Căn cứ vào quyết định về xoá bỏ các khoản nợ phải thu khó đòi, ghi:
Nợ TK 139 - Dự phòng phải thu khó đòi (nếu đã lập dự phòng) Nợ TK 642 - Chi phí quản lý DN (nếu chưa lập dự phòng) Có TK 131 - Phải thu của khách hàng
Có TK 138 - Phải thu khác
Đồng thời, ghi vào bên Nợ TK 004 "Nợ khó đòi đã xử lý" (tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán)
- Thứ 5: Trong giai đoạn hiện nay, sự cạnh tranh càng gay gắt thì việc thực
hiện các giải pháp đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ hàng hoá làm tăng kết quả kinh doanh của công ty là hết sức cần thiết. Trong đó có thể dùng biện pháp như chiết khấu thương mại là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng khi có giải pháp dành cho khách hàng khi mua hàng với số lượng lớn. Chiết khấu mua hàng với số lượng lớn.Công ty cần lưu ý tới vấn đề này để có thể thu hút khách ngày càng nhiều hơn và đưa ra một số ưu đãi cho khách hàng.Có như vậy doanh thu cũng sẽ cao hơn và có nhiều bạn hàng hơn để công ty có thể đạt được nguyện vọng là mở rộng thị trường.
3.3. Điều kiện thực hiện.