Đóng góp của các KCN,KCX vào sự phát triển kinh tế xã hội của vùng ĐBSCL

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp, khu chế xuất vùng đồng bằng sông Cửu Long (Trang 41 - 48)

của vùng ĐBSCL

2.1.2.1. Hiệu quả phát triển kinh tế

Các tỉnh vùng ĐBSCL chủ yếu là các tỉnh thuần nông, ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu GDP và cơ cấu giá trị sản xuất của vùng. Do đó, cần xây dựng các KCN, KCX làm động lực lôi kéo sự phát triển chung của toàn vùng, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Sau hơn 10 năm thành lập và phát triển, các KCN, KCX đã thể hiện được vai trò quan trọng của mình trong phát triển kinh tế của toàn vùng.

a)Tăng trưởng kinh tế:

Giá trị doanh thu của sản xuất công nghiệp do các KCN, KCX tạo ra đều tăng qua các năm. Năm 2004, doanh thu của các KCN, KCX trong vùng đạt tỷ 21630.54 đồng, đến năm 2008 đạt 45828.13 đồng, trung bình tăng 20.6%/năm góp phần nâng tỷ trọng giá trị sản xuất của các KCN, KCX vùng vào trong toàn ngành công nghiệp của vùng từ 48.3% lên 79.3%. Từ đó làm cho tăng quy mô GDP của toàn vùng, tăng tốc độ tăng trưởng của vùng từ 7.9% giai đoạn 1996 – 2000 lên 10.4% giai đoạn 2001 – 2005 và lên 12.67% giai đoạn 2006 – 2007.

Biểu 2.4: Một số chỉ tiêu dánh giá kết quả phát triển KCN, KCX vùng ĐBSCL

Năm Giá trị sản xuất công

nghiệp (tỷ đồng)

Kim ngạch xuất khẩu (triệu USD)

Đóng góp ngân sách (tỷ đồng) 2004 21630.54 692.16 1795.33 2005 25588.93 830.59 2200.65 2006 30322.88 1193.39 2571.22 2007 36417.78 1861.69 3314.02 2008 45828.13 2569.13 4262.02 Tốc độ tăng bình quân (%) 20.6% 39.4% 24.2%

Nguồn: Tổng hợp Báo cáo của Ban quản lý KCN, KCX các tỉnh vùng ĐBSCL, báo cáo của Vụ quản lý KCN, KCX

Thực hiện mục tiêu sản xuất hướng ra xuất khẩu, các KCN, KCX trong vùng đảy mạnh sản xuất theo hướng xuất khẩu, nâng dần tỷ trọng các mặt hang đã qua chế biên, hạn chế đến mức thấp nhất việc xuất khẩu sản phẩm thô. Năm 2004 kim ngạch xuất khẩu của các KCN, KCX đạt 692.16 triệu USD, tới năm 2008 đạt 2569.13triệu USD, tốc độ tăng trung bình của kim ngạch xuất khẩu thời kỳ 2004 – 2008 đạt 39.4%/năm, cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng của các doanh nghiệp ngoài KCN, KCX.

Bên cạnh đó, đóng góp vào Ngân sách Nhà nước của các KCN, KCX trong vùng cũng ngày một tăng lên. Năm 2004, đóng góp vào Ngân sách Nhà nước của các KCN, KCX trong vùng đạt 1795.33 tỷ đồng, và năm 2008 đạt 4262.02 tỷ đồng, đóng góp đáng kể trong việc bổ sung nguồn vốn cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

b) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Biểu 2.5: Cơ cấu kinh tế vùng ĐBSCL

Các tỉnh Tổng cộng 1996 2000 2008 KV I KV II KV III KV I KV II KV III KV I KV II KV III ĐBSCL 100 58.9 15 26.1 52.8 18 29.2 41 26 33 An Giang 100 48.3 12.3 39.4 41.6 11.2 47.2 32.5 12.7 54.8 Bạc Liêu 100 60.6 18.6 20.8 60.7 17.9 21.4 51.9 25.3 22.8 Bến Tre 100 67.9 11.8 20.3 68.1 12.0 19.9 51.3 18.4 30.3 Cà Mau 100 65.1 16.2 18.7 59.3 20.5 20.2 46.6 29.2 24.2 Cần Thơ 100 44.4 21.2 34.4 22.4 31.1 46.5 15.3 40.2 44.5 Đồng Tháp 100 69.5 9.6 20.9 62.2 12.0 25.8 51.5 19.2 29.3 Hậu Giang 100 - - - 51.3 26.2 22.5 38.7 32.5 28.8 Kiên Giang 100 51.9 24.6 23.5 48.4 27.5 24.1 42.8 26.4 30.8 Long An 100 56.2 16.4 27.4 48.1 22.5 29.4 35.0 34.0 31.0 Sóc Trăng 100 65.2 15.4 19.4 60.0 19.2 20.8 50.9 23.5 25.6 Tiền Giang 100 63.7 11.7 24.6 56.5 15.3 28.2 42.1 26.5 31.4 Trà Vinh 100 73.1 7.0 19.9 67.4 8.6 24.0 51.8 20.5 27.7 Vĩnh Long 100 62.7 10.3 27.0 59.2 11.9 28.9 50.6 16.6 32.8

Nguồn: Niên Giám Thống kê các tỉnh vùng ĐBSCL

KCN, KCX đã góp phần đáng kể trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng ĐBSCL theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỷ trọng của nhóm ngành nông – lâm – ngư nghiệp (KV I) tuy vẫn chiếm tỷ lệ cao nhưng đã có xu hướng giảm dần, từ 58,9% (năm 1996), xuống còn 52,8% (năm 2000), rồi xuống tới 41% (năm 2008); tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng (KV II) và ngành dịch vụ (KV III) đều tăng, tương ứng từ 15% (năm 1996) lên tới 26% (năm 2008), từ 26.1% (năm 1996) lên 33% (năm 2008). Sự tăng lên của giá trị doanh thu trong các KCN, KCX đã đóng góp đáng kể trong xu hướng

tăng tỷ trọng của ngành công nghiệp. Nó cũng tác động gián tiếp tới doanh thu của ngành dịch vụ, và làm khu vực này chuyển dịch theo xu hướng tích cực.

Tỉnh Cần Thơ, với sự ra đời và hoạt động hiệu quả của các KCN, KCX, đặc biệt là Trà Nóc I, góp phần đáng kể làm tỷ trọng ngành công nghiệp tăng từ 21.2% (năm 1996) lên 40.2% (năm 2008), cao nhất so với toàn vùng. Tỉnh Long An, với rất nhiều KCN, KCX được thành lập, trong đó có những khu công nghiệp hoạt động tốt như Thuận Đạo, đã góp phần làm tỷ trọng công nghiệp tăng từ 16.4% (năm 1996) lên 34% (năm 2008), cao hơn nhiều so với các tỉnh khác trong vùng… Qua bảng trên ta có thể thấy, những tỉnh có nhiều KCN, KCX hơn, và có các khu công nghiệp hoạt động hiệu quả hơn thì tốc độ chuyển dịch của ngành công nghiệp cũng nhanh hơn, cao hơn các tỉnh khác có ít KCN, KCX hoặc các KCN, KCX đang còn trong giai đoạn xây dựng cơ bản.

Với nhiều KCN, KCX còn non trẻ, nhiều khu chưa hoàn thành giai đoạn xây dựng cơ bản, nhưng việc hình thành và phát triển các KCN, KCX ở vùng ĐBSCL trong thời gian qua đã cho thấy những mặt tích cực mà nó mang lại cho sự phát triển kinh tế của vùng; tuy những đóng góp chưa thật sự lớn, chưa tương xứng với tiềm năng của vùng, nhưng cũng hứa hẹn một kết quả tốt đẹp hơn trong tương lai khi các khu công nghiệp đang còn xây dựng dở dang chính thức đi vào hoạt động.

2.1.2.2. Hiệu quả về mặt xã hội

a) Tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động

Là nơi tập trung phần lớn các doanh nghiệp công nghiệp trong vùng, nên các KCN, KCX tạo ra nhiều việc làm, thu hút nhiều lao động dư thừa ở vùng công nghiệp, nâng cao chất lượng lao động ở khu vực này.

Tuy số KCN, KCX của vùng ĐBSCL không nhiều như vùng Đông Nam Bộ, hay vùng đồng bằng sông Hồng, số khu công nghiệp đang trong thời kỳ xây dựng cơ bản còn nhiều, nhưng thời gian qua, các KCN, KCX đã đóng góp không nhỏ trong việc giải quyết việc làm cho lao động dôi dư của địa phương, nhất là lao động dư thừa ở nông thôn, làm giảm tỷ lệ thất nghiệp vùng ĐBSCL. Tính đến năm 2008, các KCN, KCX vùng ĐBSCL đã thu hút được 100 321 lao động, chiếm 7.1% tổng số lao động thu hút được vào các KCN, KCX trong cả nước, giải quyết được nhu cầu việc làm đáng kể cho vùng ĐBSCL. Nếu so với khả năng tạo việc làm thì những con số này chưa phải là lớn và chưa tương xứng với tiềm năng, nhưng điều quan trọng đáng nói là ở chỗ: phần lớn những lao động này là lao động trẻ (78% lao động có độ tuổi từ 18 đến 35), có khả năng nhanh chóng tiếp thu lỹ thuật mới. Họ được tiếp cận với công nghệ sản xuất hiện đại, phương thức quản lý làm việc theo công nghiệp. Đây là điều kiện quan trọng để xây dựng đội ngũ lao động mới, có kỷ luật và có năng suất cao phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa của vùng. Hơn nữa, tạo việc làm đồng nghĩa với tạo thu nhập cho người lao động, tác động tích cực tới việc xóa đói giảm nghèo và giảm tỷ lệ thất nghiệp trong cộng đồng dân cư, đồng thời góp phần giảm các tệ nạn xã hội do thất nghiệp gây nên.

Tỉnh Long An, với số KCN, KCX nhiều nhất của cả vùng đã thu hút được 23985 lao động, chiếm 24%; tiếp đó là Cần Thơ, cho tới năm 2008, KCN, KCX Cần Thơ đã thu hút được 22265 lao động, chiếm 22.2% tổng số lao động thu hút được vào các KCN, KCX của toàn vùng.

Bên cạnh số lao động trực tiếp tạo ra, các KCN, KCX trong vùng còn có khả năng thu hút lượng lớn lao động gián tiếp thông qua hiệu ứng tràn. Phát triển các KCN, KCX trong vùng, thì cũng thúc đẩy các ngành nghề khác bên ngoài hàng rào các KCN, KCX phát triển theo, đặc biệt là các dịc vụ như:

dịch vụ nhà ở, dịch vụ ăn uống, dịch vụ văn hóa, vui chơi giải trí,… mà những ngành này cũng cần một lượng lao động không nhỏ. Như vậy, các KCN, KCX đã góp phần tạo ra các tầng lao động khác nhau, tạo ra một khối lượng việc làm mới để giải quyết việc làm cho người lao động thất nghiệp.

Bên cạnh việc tạo ra việc làm, giải quyết việc làm cho một lượng lớn người lao động thì việc hình thành và phát triển các KCN, KCX vùng ĐBSCL góp phần nâng cao chất lượng lao động. Là nơi tập trung nhiều ngành nghề áp dụng các công nghề áp dụng các công nghệ mới, nên lao động được tuyển dụng vào phải có trình độ chuyên môn kỹ thuật phải phù hợp. Trong cơ cấu tuyển dụng lao động, có cả lao động phổ thông, công nhân kỹ thuật và những người có trình độ trung cấp trở lên. Do các ngành nghề trong KCN, KCX chủ yếu là những ngành chế biến, may mặc, da dầy,…, có trình độ công nghệ không cao nên tỷ lệ lao động phổ thông là chủ yếu (trong cơ cấu tuyển dụng hiện nay, trung bình cứ 100 người được tuyển thì khoảng 75 lao động phổ thông, 20 lao động là công nhân kỹ thuật và 5 lao động có trình độ trung cấp trở lên). Theo xu hướng phát triển tất yếu, những dự án áp dụng khoa học công nghệ mới sẽ được ưu tiên, khuyến khích, do đó, cơ cấu tuyển dụng lao động cũng sẽ thay đổi, người lao động đã qua đào tạo nghề sẽ có cơ hội được tuyển dụng nhiều hơn, đó chính là động lực để người dân địa phương nơi đây_ nơi trước đây vốn chỉ quan tâm tới sông nước, đồng ruộng_ quan tâm hơn tới việc học văn hóa, việc học nghề hơn. Mặt khác, để thu hút các nhà đầu tư góp vốn vào các KCN, KCX, các cấp chính quyền Trung ương và địa phương cũng quan tâm nhiều hơn tới việc đào tạo nghề cho người lao động, nâng cao chất lượng lao động. Đó chính là một đóng góp có ý nghĩa về mặt xã hội lâu dài mà các KCN, KCX vừa trực tiếp vừa gián tiếp tạo ra.

b)Tạo môi trường chuyển giao công nghệ một cách nhanh chóng, góp phần hình thành các ngành nghề mới.

Trong quá trình hình thành và phát triển các KCN, KCX vùng ĐBSCL, một số các công nghệ tiên tiến đã được chuyển giao và ứng dụng trong nhiều ngành công nghiệp. Tuy số lượng không nhiều, song đã góp phần làm thay đổi bộ mặt các KCN, KCX vùng ĐBSCL, góp phần tăng năng suất lao động và từng bước hiện đại hóa kinh tế. Trong 141 dự án đầu tư nước ngoài, có khá nhiều dự án chuyển giao công nghệ mới. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

c)Xử lý chất thải và bảo vệ môi trường

Theo quy hoạch, tất cả các KCN, KCX đều phải xây dựng nhà máy xử lý nước thải. Trên thực tế, nhiều nhà máy xử lý nước thải đã được tiến hành xây dựng nghiêm túc theo như quy hoạch, nhiều KCN, KCX đã xây dựng xong nhà máy xử lý nước thải và đã đi vào hoạt động. Tỉnh Long An,trên 95%các KCN, KCX có các doanh nghiệp thứ cấp hoạt động thì nhà máy xử lý chất thải đã đi vào vận hành. Nhiều KCN, KCX có nhà máy xử lý nước thải đang trong quá trình xây dựng hoặc chưa được xây dựng do chưa có kinh phí, chưa được phê duyệt, thì các nhà máy đang hoạt động trên địa bàn phải có nhà máy xử lý chất thải riêng đạt tiêu chuẩn loại B trở nên mới được phép hoạt động. Ví dụ: Khu công nghiệp Trà Kha, nhà máy xử lý nước thải tập trung công suất 2400m3/ ngày đêm đã được phê duyệt nhưng chưa được tiến hành xây dựng, nhà máy bia (dự án duy nhất đang sản xuất thử trong khu công nghiệp) đã tự đầu tư nhà máy xử lý nước thải riêng đạt tiêu chuẩn loại A.

Đối với chất thải rắn, tại các KCN đang hoạt động, tất cả các loại chất thải rắn được Công ty hạ tầng hợp đồng với các doanh nghiệp có chức năng thu gom tập trung tại nơi xử lý theo quy định của địa phương.

Nhờ đó, chất thải được xử lý một cách tập trung, được kiểm soát tốt hơn, bảo vệ được môi trường trong KCN, KCX và môi trường lân cận KCN, KCX.

Qua những phân tích ở trên cho thấy rằng, việc thành lập các KCN, KCX tại vùng đồng bằng sông Cửu Long là đúng đắn. Sự ra đời của các KCN, KCX đã đóng góp quan trọng vào tăng trưởng của ngành công nghiệp nói riêng, của toàn nền kinh tế nói chung, góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo đúng hướng, giải quyết vấn đề việc làm và bảo vệ môi trường… Các KCN, KCX đã, đang, và sẽ là hạt nhân để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa vùng đất thuần nông này.

Để phát huy hơn nữa vai trò của các KCN, KCX trong phát triển kinh tế, thì cần phải nâng cao hiệu quả hoạt động của các KCN, KCX. Mà vấn đề then chốt là phải thu hút được vốn đầu tư, nhất là FDI.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp, khu chế xuất vùng đồng bằng sông Cửu Long (Trang 41 - 48)