Giao lưu kinh tế thương mạ

Một phần của tài liệu sự tiếp xúc đông tây qua con đường tơ lụa (Trang 25 - 28)

2. Sự tiếp xúc Đông Tây qua con đường tơ lụa Sự tiếp xúc Đông Tây qua con đường tơ lụa

2.1.Giao lưu kinh tế thương mạ

Do sự thông thương của “con đường tơ lụa” giữa phương đông và phương tây đã diên ra một quá trình giao lưu tiếp xúc, giao thoa :

Đầu tiên là hàng tơ lụa, đến thế kỷ IV khi kỹ thuật trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa đã được truyền bá qua các nước Trung Á, Tây Á thì đồng thời các mặt hàng mỹ nghệ, các phát minh khoa học, kỹ thuật như in ấn, làm giấy, thuốc súng... Theo con đường tơ lụa truyền bá sang các nước phương tây.

Đồng thời nhiều sản vật của vùng Trung Á của bồ đào nha như nho, thạch lựu, thạch đào cũng theo con đường này truyền vào Trung Quốc.

Thường thì những hàng hóa thông thương trên những tuyến đường này là hàng xa xỉ phẩm, thể tích nhỏ, giá trị cao, nhẹ và dễ vận chuyển

Trong các hàng hóa đó tiêu biểu có tơ lụa của Trung Quốc. Còn phương tây du nhập vào một số hàng hóa đặc biệt quý hiếm như : styrax (một loại nhựa thông dùng làm điều chế dược liệu và nước hoa) , thuốc nhuộm vàng để nhuộm lông bào cho hoàng đế, hay loại thuốc nhuộm murex (... )

Một mặt hàng xuất khẩu giá trị khác của phương tây là cobalt từ iran (... )

Thời kỳ đó người Trung Hoa cũng đổi tơ lụa lấy thủy tinh thổi, vì khi đó họ chưa hoàn thiện được kỹ thuật này.

Tơ lụa và các hàng hóa khác được sử dụng làm công cụ ngoại giao và phương tiện giao tiếp của tầng lớp quý tộc cầm quyền.

Với tư cách là một hàng hóa giá trị, tơ lụa trở thành vật thay thế cho tiền mặt, và là một loại hình tiền tệ phổ biến suốt dọc con đường tơ lụa.

Nguồn gốc của con đường tơ lụa ban đầu vì mục đích quân sự nhiều hơn là mục đích thương mại, ngay từ ban đầu của nó vì mục đích quân sự mà Hán Vũ Đế đã sai Trương Khiên tìm người nguyệt chi để kết đồng minh chống hung nô, mà sau này con đường đó đã phát triển thành con “đường tơ lụa”

Đây chính là con đường mà sau này mà các nước đế chế sử dụng nó để thực hiện mục đích bành trướng lãnh thổ.

Con đường tơ lụa trên biển cũng không thoát khỏi quy luật đó, các chiến thuyền đi chung với thương thuyền.

Một phần của tài liệu sự tiếp xúc đông tây qua con đường tơ lụa (Trang 25 - 28)