Nguyên nhân của những thành tựu, hạn chế của ngành du lịch Việt

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch ở Việt Nam (Trang 26 - 29)

hai, công tác quảng bá du lịch Việt Nam còn nhiều hạn chế nên chưa thực sự đưa được hình ảnh Việt Nam đến được với bạn bè trên thế giới. Chúng ta chỉ tập trung khai thác những thị trường cũ như khu vực Đông Á, Âu- Mỹ. Để du lịch Việt Nam phát triển nhanh hơn nữa thì Việt Nam cần phải có một chiến dịch quảng bá có chiều sâu, dài hơn vào thị trường khách trọng điểm. Nhưng cho đến nay những việc mà ngành du lịch làm được chỉ đơn giản là đăng ký hội trợ, kêu gọi các doanh nghiệp đăng ký rồi sau đó cử đoàn đi roadshow và trưng bày tại hội chợ. Nên chú trọng thị trường nào thì cử tăng số lượng hội chợ. Đơn cử như tại hội chợ ITB được tổ chức thường niên tại Đức, mặc dù ngành du lịch Việt Nam tham gia khá đều đăn nhưng lượng khách Đức đến Việt Nam trong thời gian qua cũng chẳng tăng được là bao nhiêu. Nếu so sánh với các nước khác thì chiến lược của ta từ logo, đến cách phát động lễ hội, hội chợ…còn thiếu sự sáng tạo, chiều sâu. Trước thực trạng này chúng ta cần phải có sự học tập sáng tạo công nghệ quảng bá của nước ngoài, sử dụng loại hình quảng bá mới…để mọi người biết đến Việt Nam như một điểm đến an toàn, thân thiện, hấp dẫn.

Giải quyết được những hạn chế trên không chỉ là công việc của riêng ngành du lịch mà đòi hỏi phải có sự giúp sức của các ngành, các cấp. Nó đòi hỏi nhiều thời gian, tiền của nhưng chúng ta phải làm bởi lợi ích mà du lịch mang lại còn lớn hơn nhiều. Trong những năm gần đây, Đảng và nhà nước đã quan tâm để phát triển du lịch bền vững và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.

5) Nguyên nhân của những thành tựu, hạn chế của ngành du lịch Việt Nam Việt Nam

5.1) Nguyên nhân của những thành tựu

Trong thế kỷ XXI, tình hình thế giới có những biến đổi sâu sắc với những bước nhảy vọt chưa từng thấy về khoa học và công nghệ. Kinh tế tri

thức sẽ có vai trò ngày càng nổi bật trong phát triển lực lượng sản xuất. Toàn cầu hoá là một xu thế khách quan, ngày càng có nhiều nước tham gia, hoà bình, hợp tác và phát triển vẫn là một xu thế lớn phản ánh nguyện vọng và đòi hỏi của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Trong bối cảnh đó, nhu cầu du lịch tăng mạnh, du lịch thế giới phát triển nhanh với xu thế chuyển dần sang khu vực Đông Á- Thái Bình Dương, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á. Đây thực sự là cơ hội tốt cho du lịch Việt Nam phát triển.

Chính sách đổi mới, mở cửa và hội nhập của Đảng và nhà nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế đối ngoại, trong đó có du lịch, phát triển. Đảng và nhà nước quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo sát sao sự nghiệp phát triển du lịch của đất nước. Du lịch được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Bên cạnh đó, Việt Nam là đất nước có tiềm năng lớn về du lịch, ngoài những danh thắng đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới như vịnh Hạ Long, cố đô Huế, phố cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn, vườn quốc gia Phong Nha- Kẻ Bảng, chúng ta còn thu hút khách du lịch nước ngoài bằng hàng loạt địa điểm du lịch sinh thái kéo dài khắp ba miền tổ quốc với những bờ biển đẹp. Ngoài những thắng cảnh đẹp, Việt Nam còn có rất nhiều các làng nghề với các lễ hội mang đậm truyền thống văn hoá dân tộc.

Cùng với đó, Việt Nam ngày càng thu hút nhiều du khách nước ngoài do giá cả sinh hoạt rẻ, do chính sách đối ngoại mở cửa của nhà nước, do kết quả của hoạt động tuyên truyền quảng bá sản phẩm du lịch Việt Nam tới bạn bè thế giới. Đặc biệt, nước ta có tình hình chính trị ổn định và an ninh trật tự đảm bảo nên đã tạo được sự an tâm cho du khách khi đến với Việt Nam. Sau hàng loạt các sự kiện quốc tế như sự kiện 11-9 ở Mỹ, vụ đánh bom ở khu du lịch Bali (Indonesia), và hàng loạt các vụ đánh bom khủng bố ở nhiều nước trên thế giới…gây hoang mang cho du khách nên những điểm đến an toàn là lựa chọn số một của khách du lịch. Trong khi đó Việt Nam vẫn tiếp tục được nhiều cơ quan nghiên cứu du lịch và thông tấn phương tây thừa nhận là “điểm

du lịch an toàn và thân thiện nhất khu vực Châu Á- Thái Bình Dương”. Đảng và nhà nước ta đã không ngừng giữ vững an ninh, ổn định chính trị, có những chính sách đúng đắn để phát triển nền kinh tế nói chung và ngành du lịch nói riêng.

5.2) Nguyên nhân của những tồn tại

Nguyên nhân khách quan: Việt Nam vẫn là một nước nghèo đang từ từ khôi phục nền kinh tế sau chiến tranh. Kinh tế Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn và tụt hậu rất xa so với các nước trên thế giới. Ngành du lịch Việt Nam lúc bấy giờ còn non kém, trong thời điểm đó du lịch thế giới đã phát triển ở một trình độ cao về nhiều mặt. Nhiều du khách đến những nơi của các nước có nền du lịch phát triển cao bởi ở đó nhiều nhu cầu của khách được đáp ứng. Ngành du lịch Việt Nam- một ngành còn non trẻ lại mở ra vào lúc thế giới có nhiều biến động như nguồn viện trợ cho Việt Nam giảm, lượng du khách từ thị trường Liên Xô cũ ít đi, Việt Nam còn chịu sự bao vây cấm vận…Dẫu biết tiềm năng du lịch của Việt Nam là lớn nhưng trong điều kiện một nền kinh tế chưa phát triển nên điều kiện để chuyển hoá tiềm năng đó thành sản phẩm du lịch đa dạng, phong phú còn gặp nhiều khó khăn. Nó đòi hỏi phải có thời gian để khắc phục.

Nguyên nhân chủ quan: công tác tổ chức và quản lý du lịch trong mọtt thời gian dài không ổn định. Đội ngũ cán bộ ngành du lịch có mặt bằng kiến thức chưa cao, vừa làm, vừa học, do đó không tránh được những sai sót. Kinh nghiệm về quản lý, tổ chức trong du lịch kém. Cơ sở vật chất cho du lịch còn thiếu, khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế không nhiều, thiếu đồng bộ không tạo được sự thoải mái cho du khách.

CHƯƠNG III

NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch ở Việt Nam (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)