Phép chiếu song song

Một phần của tài liệu bài giảng đồ hoạ máy tính (Trang 73 - 76)

Các hình ảnh được hình thành bằng phép chiếu song song có thể được xác định dựa vào góc hợp bởi hướng của phép chiếu hợp với mặt phẳng chiếu. Khi hướng của phép chiếu vuông góc với mặt phẳng, ta có phép chiếu trực giao (hay phép chiếu vuông góc – orthographic projection). Một phép chiếu có thể không vuông góc với mặt phẳng chiếu được gọi là phép chiếu xiên.

Hình 6.2 Phép chiếu cùng kích thƣớc của một đối tƣợng lên bề mặt quan sát

Các phép chiếu trực giao đa số được dùngđể tạo ra quang cảnh nhìn từ phìa trước, bên sườn, và trên đỉnh của đối tượng. Quang cảnh phìa trước, bên sườn, và phía sau của đối tượng được gọi là “mặt chiếu”, và quang cảnh phía trên được gọi là “mặt phẳng” . Các bản vẽ trong kỹ thuật thường dùng các phép chiếu

trực giao này, vì các chiều dài và góc miêu tả chính xác và có thể đo được từ bản vẽ. Chúng ta cũng có thể xây dựng các phép chiếu trực giao để có thể quan sát nhiều hơn một mặt của một đối tượng. Các quang cảnh như thế được gọi là các phép chiếu trực giao trục lượng học. Hầu hết phép chiếu trục lượng học được dùng là phép chiếu cùng kìch thước. Một phép chiếu cùng kìch thước được thực hiện bằng việc sắp xếp song song mặt phẳng chiếu mà nó cắt mỗi trục tọa độ ở nơi đối tượng được định nghĩa (được gọi là các trục chính) ở các khoảng cách như nhau từ ảnh gốc. Hình trình bày phép chiếu cùng kích thước. Có tám vị trí, một trong tám mặt, đều có kìch thước bằng nhau. Tất cả ba trục chình được vẽ thu gọn bằng nhau trong phép chiếu cùng kìch thước để kìch thước liên hệ của các đối tượng được bảo tồn. Đây không là trường hợp phép chiếu trực giao trục lượng học tổng quát, khi mà các hệ số tỷ lệ theo ba trục chính có thể khác nhau.

Hình 6.3 Ba phép chiếu trực giao của một đối tƣợng.

Các phương trính biến đổi để thực hiện một phép chiếu song song trực giao thì dễ hiểu. Đối với điểm bất kỳ (x, y, z), điểm chiếu (xp, yp, xp) trên bề mặt chiếu được tình như sau:

xp = x, yp = y, zp = 0 (6-1)

Một phép chiếu xiên đạt được bằng việc chiếu các điểm theo các đường thẳng song song, các đường thẳng này không vuông góc với mặt phẳng chiếu. Hình 6.3 trình bày hình chiếu xiên của điểm (x, y, z) theo một đường thẳng chiếu đến vị trí (xp, yp). Các tọa độ chiếu trực giao trên mặt phẳng chiếu là (x, y). Đường thẳng của phép chiếu xiên tạo một góc α với đường thẳng trên mặt phẳng chiếu (đây là đường nối điểm (xp, yp) với điểm (x,

y)). Đường này, có chiều dài L, hợp một góc φ với phương ngang trên mặt phẳng chiếu. Chúng ta có thể diễn tả các tọa độ chiếu qua các số hạng x, y, L, và φ:

xp = x + L cosφ (6-2) yp = y + L sinφ

Một phần của tài liệu bài giảng đồ hoạ máy tính (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)