2.5.6Tỷ giá hối đoái:

Một phần của tài liệu mục tiêu và chiến lược của chính sách tiền tệ (Trang 26 - 28)

Tỷ giá hối đoái là tương quan sức mua giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ. Nó vừa phản ánh sức mua của đồng nội tệ, vừa là biểu hiên quan hệ cung cầu ngoại hối. Tỷ giá hối đoái là công cụ, là đòn bẩy điều tiết cung cầu ngoại tệ, tác động mạnh đến xuất nhập khẩu và hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước. Chính sách tỷ giá tác động một cách nhạy bén đến tình hình sản xuất, xuất nhập khẩu hàng hóa, tình trạng tài chính, tiện tệ, cán cân thanh toán quốc tế, thu hút vốn đầu tư, dự trữ của đất nước. Về thực chất tỷ giá không phải là công cụ của chính sách tiền tệ vì tỷ giá không làm thay đổi lượng tiền tệ trong lưu thông. Tuy nhiên ở nhiều nước, đặc biệt là các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi coi tỷ giá là công cụ hỗ trợ quan trọng cho chính sách tiền tệ.

3KẾT LUẬN

Qua quá trình nghiên cứu chính sách tiền tệ, chúng ta đã thấy rõ được vai trò và ý nghĩa của nó trong nền kinh tế bởi chính sách tiền tệ là công cụ điều tiết nền kinh tế vĩ mô của nhà nước. nên vị trí của chính sách tiền tệ trở nên hết sức quan trọng. Hoạch định một chính sách tiền tệ đòi hỏi cả một quá trình, sự linh hoạt và thống nhất trong áp dụng trong thực tiễn trước bối cảnh kinh tế quốc tế hiện nay.

Bằng sự nỗ lực hiện tại và trong tương lai, sự kế thừa và phát huy những thành tựu của chính sách tiền tệ, chắc chắn chính sách tiền tệ của Việt Nam sẽ đóng góp vai trò quan trọng trong việc xây dựng một đất nước Việt Nam giàu mạnh, giai đoạn 2001-2010 mà Đảng đã đề ra. Từ đó chính sách tiền tệ khắc phục được những yếu kém bất cập trong điều kiện nền kinh tế vĩ mô, từng bước nâng cao vai trò điều tiết nền kinh tế nhằm đưa nền kinh tế đi đúng hướng, sánh vai với bạn bè quốc tế.

Một phần của tài liệu mục tiêu và chiến lược của chính sách tiền tệ (Trang 26 - 28)