Thông tin cung cấp từ phòng ban 54 

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng hoạt động tư vấn học tập tại Trường Đại học Tiền Giang. ThS. Đo lường và đánh giá trong giáo dục (Trang 56 - 60)

Hình 3.5 Mức độ hài lòng về nguồn thông tin cung cấp từ các phòng ban cho hoạt động TVHT

Kết quả kiểm định trung bình cho thấy nguồn thông tin cung cấp từ các phòng ban cho hoạt động TVHT ở mức ít hài lòng (TB: 3.188). Bên cạnh đó khi tính phần trăm có 50.4% ít hài lòng và 15.4 % không hài lòng về nguồn thông tin cung cấp từ các khoa, phòng ban. Một cố vấn học tập cho biết: “Ngày mai hết hạn nộp đơn xin học bổng đồng hành cùng sinh viên thì hôm nay tôi mới được Khoa thông báo là thông báo với sinh viên nộp đơn xin học bổng để khoa xét, thử hỏi dù có điện thoại thông báo liền với sinh viên đi nữa cũng không đủ thời gian để các em chuẩn bị hồ sơ như giấy xác nhận hộ

55

nghèo, bảng điểm…”. Ngoài ra, khi có những điểm mới hay những thay đổi trong quy chế đào tạo, chế độ chính sách chúng tôi cũng nhận thông tin rất chậm: “Năm trước, điểm môn giáo dục thể chất và giáo dục quốc phòng chỉ

cần điểm 4 theo học chế tín chỉ và điểm trung bình cộng của các học phần đó trên 5 là sinh viên có thể ra trường vì vậy mà chúng tôi tư vấn với sinh viên cũng theo hướng đó. Đến khi có quy định mới là mỗi học phần về giáo dục thể chất và giáo dục quốc phòng phải đạt điểm 5 trở lên mới được ra trường thì công văn này không đến được với những người làm công tác tư vấn như

chúng tôi vì vậy mà sinh viên lớp tôi khi xét tốt nghiệp bị vướng lại mấy em.

Đến khi có hội nghị cố vấn học tập đầu năm tôi có ý kiến thì phòng đào tạo trả lời sẽ photo gửi về các khoa”.

Điều này cho thấy nguồn thông tin cung cấp từ các khoa, phòng ban

đến đội ngũ tư vấn mà điển hình là cố vấn học tập chưa đầy đủ và không nhanh chóng, kịp thời.

3.2.5. Đánh giá ca đội ngũ tư vn v cht lượng công tác qun lý hot động tư vn ti Trường Đại hc Tin Giang

Nhìn chung chất lượng công tác quản lý hoạt động tư vấn học tập tại trường Đại học Tiền Giang được đội ngũ tư vấn đánh giá chỉ đạt từ mức trung bình đến cận khá. Trong đó, công tác khảo sát, thăm dò năng lực đội ngũ tư

vấn học tập được đánh giá dưới mức trung bình (TB: 1.88). Từ khi tiến hành hoạt động tư vấn học tập đến nay, nhà trường chưa thực hiện khảo sát, thăm dò năng lực đội ngũ tư vấn cũng như chưa tiến hành đánh giá chất lượng của hoạt động này.

Bên cạnh đó, sự phối hợp giữa các đơn vị trong nhà trường còn thiếu

đồng bộ (TB: 2.41). Kết quả này cũng khá thống nhất với kết quả điều tra về

56

gây khó khăn cho đội ngũ tư vấn học tập trong việc phối hợp giải đáp các thắc mắc cho SV đồng thời cũng gây không ít khó khăn cho sinh viên.

Việc xây dựng kế hoạch tạo nguồn đội ngũ tư vấn học tập cũng chưa

được đánh giá cao (TB: 2.45). Hằng năm nhà trường lựa chọn đội ngũ tư vấn học tập chủ yếu trên cơ sở đề nghị của các khoa. Trong năm vừa qua nhà trường cũng đã giữ một số sinh viên sau khi tốt nghiệp ở lại trường để đảm nhiệm công việc tư vấn học tập chuyên trách.Tuy nhiên việc tạo nguồn đội ngũ tư vấn học cũng chưa được nhà trường quan tâm đúng mức. Để nâng cao chất lượng hoạt động tư vấn học tập, nhà trường cần nhanh chống có kế hoạch tạo nguồn đội ngũ tư vấn học tập vì đây là lực lượng nồng cốt góp phần to lớn trong việc nâng cao chất lượng hoạt động tư vấn học tập nói riêng và chất lượng đào tạo nói chung.

Không chỉ phải tiến hành tạo nguồn đội ngũ tư vấn học tập mà việc bồi dường, tập huấn cho đội ngũ nầy cũng cần được quan tâm hơn nữa. Kết quả

khảo sát cho thấy, chất lượng bồi dường, tập huấn cho đội ngũ tư vấn học tập chỉ được đánh giá ở mức trên trung bình (TB: 2.69). Đối chiếu kết quả này với kết quả thu được từ việc đánh giá chất lượng của đội ngũ tư vấn học tập chúng ta thấy khá thống nhất. Như vậy, nếu thực hiện tốt việc bồi dường, tập huấn cho đội ngũ tư vấn học tập thì chất lượng của đội ngũ nầy sẽ tăng lên.

Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện công việc của đội ngũ tư vấn học tập là một khâu quan trọng của hoạt động quản lý. Chính vì thế nhà trường cần phải có biện pháp thường xuyên tiến hành kiểm tra hoạt động của đội ngũ tư vấn học tập để kịp thời điều chỉnh, bổ sung nhằm tăng cường hiệu quả thực hiện.

Thực hiện chế độ chính sách đối với đội ngũ tư vấn học tập được đánh giá ở mức cao nhất (TB: 2.90) cận mức khá. Điều này cho thấy nhà trường cũng đã quan tâm đến việc tổng kết khen thưởng, thực hiện phụ cấp để động viên đội ngũ tư vấn làm việc. Tuy nhiên, số tiền phụ cấp đối với một cố vấn

57

vào khoảng 1 triệu đến 1,5 triệu đồng/năm. Khoảng tiền phụ cấp này có thể nói là khá khiêm tốn. Vì hằng ngày, cố vấn học tập không chỉ phải nhiều lần trau

đổi trực tiếp với sinh viên mà còn phải sử dụng các phương thức trao đổi qua

điện thoại, thưđiện tử, đòi hỏi mất nhiều thời gian và công sức và cả tiền bạc.

Bảng 3.11. Chất lượng công tác quản lý HĐ TVHT N Minimum Maximum Mean

Std. Deviation Khảo sát, thăm dò năng lực đội ngũ TVHT 117 1.00 3.00 1.88 .511 Xây dựng kế hoặch tạo nguồn cho đội ngũ TVHT 117 2.00 4.00 2.45 .608 Bồi dưỡng tập huấn cho đội ngũ TVHT 117 2.00 4.00 2.69 .724

Theo dõi kiểm tra thực hiện công việc của đội ngũ TVHT 117 2.00 4.00 2.79 .737 Thực hiện chế độ chính sách 117 2.00 4.00 2.90 .586 Đúc rút phổ biến kinh nghiệm 117 2.00 3.00 2.69 .463 Xây dựng phối hợp các bộ phận 117 1.00 3.00 2.41 .605 Valid N (listwise) 117

58

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng hoạt động tư vấn học tập tại Trường Đại học Tiền Giang. ThS. Đo lường và đánh giá trong giáo dục (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)