Phân loại và chức năng báo hiệu

Một phần của tài liệu Hệ thống tổng đài điện tử số SPC và một số kỹ thuật chuyển mạch cơ bản (Trang 27 - 35)

4.6.1. Phân loại báo hiệu

Báo hiệu (Signalling) Báo hiệu thuê bao (Suber signalling) Báo hiệu tổng đài Báo hiệu kênh riêng (CAS) Báo hiệu kênh chung (CCS)

Hình 10 - Cấu trúc chức năng báo hiệu

4.6.2. Chức năng báo hiệu

a) Báo hiệu đường thuê bao

Để bắt đầu cuộc gọi, thuê bao nhấc máy tạo ra tín hiệu xin quay số gửi đến tổng đài. Khi đó tổng đài phát tín hiệu mới quay số đến thuê bao, thuê bao có thì bắt đầu quay số đến thuê bao bị gọi. Nếu thuê bao bị gọi rỗi thì tổng đài sẽ gửi dòng chuông cho thuê bao bị gọi này, đồng thời tín hiệu hồi chương gửi trở lại thuê bao bị gọi. Nếu thuê bao bị gọi bận thì tín hiệu báo bận gửi đến thuê bao chủ gọi.

b) Báo hiệu liên tổng đài

Báo hiệu liên tổng đài có thể được truyền đi theo mỗi đường trung kế liên tổng đài riêng. Các tín hiệu này có tần số nằm trong băng tần tiếng nói hoặc băng tần tiếng nói gọi là tín hiệu ngoài băng. Các tín hiệu này có dạng sau:

- Dạng xung: Tín hiệu được truyền đi là dạng xung.

- Dạng liên tục: Tín hiệu báo hiệu liên tục về thời gian nhưng thay đổi về trạng thái đặc trưng như tần số.

- Dạng áp chế: Tương tự như truyền đi bằng dãy xung nhưng khoảng cách truyền dẫn tín hiệu không ổn định trước mà kéo dài cho tới khi nào xác nhận của phía thu thông qua tín hiệu xác định nhận truyền từ đầu tư tới đầu phát. Phương thức báo hiệu này có độ tin cậy cao vì tạo điều kiện cho việc truyền dẫn các tín hiệu báo hiệu phức tạp.

Báo hiệu kênh riêng là hệ thống báo hiệu trong đó có các tín hiệu được truyền trên một đường báo hiệu riêng biệt.

ex ex

Đường thuê bao Đường trung kế

Thuê bao

 

Nhấc máy Âm mời quay số

Quay số Tín hiệu chiếm Tín hiệu cho phép truyền

Tín hiệu lựa chọn Tín hiệu chuông Tín hiệu hồi chuông Trả lời (nhấc máy) Tín hiệu ACK Đàm thoại Yêu cầu ngắt Tín hiệu kết thúc Đặt máy Tín hiệu xoá về

Tín hiệu xoá đi Tín hiệu giữa các tổng đài Tín hiệu đường thuê bao Tín hiệu thuê bao

Hình 11 - Luồng tín hiệu cơ bản

Có nhiều hệ thống CAS khác nhau được sử dụng: Hệ thống báo hiệu xung thập phân gọi là xung đơn tần.

Hệ thống báo hiệu hai tần số: (Ví dụ: hệ thống báo hiệu số 4 của CCITT).

Hệ thống báo hiệu kênh đa tần: (Ví dụ hệ thống báo hiệu số 5 và hệ thống báo hiệu mã R1 của CCITT).

Tóm lại: Kênh của hệ thống báo hiệu này hầu hết cách phát tín hiệu phổ biến là 8 dạng xung hoặc dạng tone. Đặc trưng của loại báo hiệu này là đói với mỗi kênh thoại có một đường tín hiệu báo hiệu rõ ràng. Tuy nhiên hệ thống báo hiệu này chậm, dung lượng nhỏ.

Để khắc phục những hạn chế của báo hiệu kênh riêng. Trong những năm 1960 khi tổng đài điện tử được đưa vào sử dụng thì phương thức báo hiệu kênh chung CCS cũng ra đời với những đặc tính vượt trội.

Trong phương thức báo hiệu này, những đường số liệu cao giữa các bộ xử lý của tổng đài SPC được sử dụng để mang các thông tin báo hiệu. Các đường số liệu này tách rời với đường trung kế tiếng, mỗi đường số liệu này có thể mang thông tin báo hiệu cho vài trăm kênh tiếng gọi là kiểu báo hiệu kênh chung.

Trong báo hiệu CCS thông tin báo hiệu cần chuyển được tạo thành các đơn vị tín hiệu gọi là các gói số liệu.

Ngoài ra các thông tin về báo hiệu còn có các chỉ thị về kênh tiếng và các thông tin địa chỉ, thông tin về điều khiển lỗi.

* Các khái niệm về mạng báo hiệu số 7:

Trong báo hiệu CCS các tinh báo hiệu được định hướng qua mạng để thực hiện các chức năng thiết lập, duy trì giải phóng cuộc gọi và quản lý mạng. Các bản tin này các gói bản tin được định tuyến qua mạng, mặc dù mang thoại là chuyển mạch kênh nhưng báo hiệu được điều khiển bằng kỹ thuật chuyển mạch gói. Mạng báo hiệu bao gồm các điểm báo hiệu và các điểm báo hiệu được kết nối với nhau qua đường báo hiệu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Điểm báo hiệu (SP) là nút chuyển mạch hoặc nút xử lý trong một mạng báo hiệu được cài đặt chức năng báo hiệu số 7 của CCITT.

Một tổng đài điện thoại hoạt động như một nút báo hiệu phải là tổng đài SPC và báo hiệu số 7 là dạng thông tin số liệu giữa các bộ vi xử lý. Một điểm báo hiệu trong một mạng báo hiệu đều được xác định bằng một mã riêng biệt 14 bits còn gọi là mã điểm báo hiệu.

Điểm chuyển tiếp báo hiệu (STP) là điểm báo hiệu có khả năng định tuyến cho các bản tin, chuyển bản tin báo hiệu từ đường này đến đường khác mà không có khả năng xử lý các bản tin này. Một STP có thể là một nút định tuyến, báo hiệu thuần tuý hoặc có thể gồm cả chức năng của một điểm kết cuối.

Để nâng cao độ tin cậy của mạng báo hiệu số 7 các STP thường phải có cấu trúc kép.

* Các kiểu báo hiệu:

- Kiểu kết hợp: Các bản tin báo hiệu và các đường tiếng giữa hai điểm, được truyền trên một tập hợp đường đầu nối trực tiếp hai điểm này với nhau.

- Kiểu không kết hợp: Các bản tin báo hiệu liên quan đến các đường tiếng giữa hai điểm báo hiệu được truyền trên một hoặc nhiều đường qua một hoặc nhiều điểm chuyển tiếp báo hiệu.

- Kiểu bán kết hợp: Là trường hợp đặc biệt của kiểu báo hiệu không kết hợp, các đường đi của bản tin báo hiệu được xác định trước và cố định trừ trường hợp định tuyến lại có lỗi.

Hệ thống báo hiệu số 7 được thiết kế cho mạng viễn thông sử dụng các trung kế số, tốc độ đường truyền đạt 64 Kb/s với hệ thống giao tiếp mở OSI và giải pháp phân lớp mô hình OSI này được ứng dụng trong hệ thống báo hiệu số 7. Ngoài những đặc trưng trên hệ thống báo hiệu số 7 có những ưu điểm sau:

- Tốc độ cao (thời gian thiết lập nhỏ hơn 1 s).

- Dung lượng lớn (mỗi đường báo hiệu có thể mang đến hàng trăm cuộc gọi đồng thời)

- Độ tin cậy cao (có tuyến báo hiệu dự phòng) - Tính kinh tế (kết cấu đơn giản)

- Tính mềm dẻo, có nhiều loại báo hiệu do đó sử dụng với nhiều mục đích khác nhau, thoả mãn nhu cầu thuê bao theo nhịp độ phát triển xã hội như:

Mạng điện thoại công cộng, mạng số liên kết đa dịch vụ, mạng thông tin di động…

- Có thể sử dụng được trên cả đường tương tự. Tính ưu việt của CCS so với CAS là:

- CCS thoả mãn được những dịch vụ cao đòi hỏi tốc độ cao, dung lượng lớn.

- CCS xử lý thông minh.

- CCS có thể sử dụng và điều hành mạng tốt - Chất lượng thông tin tốt

- Có khả năng phát triển

KẾT LUẬN

Hiện nay hệ thống tổng đài SPC đã được triển khai lắp đặt và sử dụng tại rất nhiều Bưu điện trong các tỉnh thành cả nước. Nó đã khẳng định được vai trò quan trọng với các ưu điểm, tiện ích và các tính năng vượt trội so với các tổng đài khác, khẳng định vị trí quan trọng trong mạng viễn thông toàn cầu nói chung và trong mạng viễn thông Việt Nam nói riêng.

Việc áp dụng rộng rãi hệ thống tổng đài SPC vào mạng viễn thông Việt Nam là một quyết định rất đúng đắn, bởi lẽ hệ thống đã áp dụng được mọi yêu cầu cho một mạng viễn thông với mọi loại hình mật độ dân số, từ tổng đài nội hạt dung lượng nhỏ đến tổng đài chuyển tiếp hay cửa ngõ quốc tế dung lượng lớn. Hơn thế nữa khi nâng cấp từng bộ phận độc lập với nhau trong hệ thống việc nâng cấp cũng trở nên dễ dàng hơn. Do đó hệ thống SPC sẽ đáp ứng cho các nhà kinh doanh viễn thông về giá cả cũng như các tính năng kỹ thuật, đáp ứng được nhu cầu tiết kiệm đầu tư trong quá trình lắp đặt. Hệ thống tổng đài SPC đáp ứng một phần không nhỏ trong công cuộc xây dựng và hoàn thiện một mạng lưới viễn thông đồng bộ rộng khắp, quản lý tập trung theo xu hướng đa dịch vụ hợp nhất.

Trong quá trình học tập và nghiên cứu về tổng đài SPC đã giúp tôi tìm hiểu và nắm bắt được rõ hơn về cấu tạo và nguyên lý hoạt động cũng như vai trò của nó trong mạng viễn thông, điều đó đã giúp tôi rất nhiều trong việc hoàn thành cuốn đồ án này cũng như công việc sau này của tôi.

Một phần của tài liệu Hệ thống tổng đài điện tử số SPC và một số kỹ thuật chuyển mạch cơ bản (Trang 27 - 35)