Chống Loét:

Một phần của tài liệu điều tra nguồn dược liệu có nguồn gốc từ động vật ở việt nam (Trang 32 - 34)

Chất Polysacaride của Lộc nhung có tác dụng chống loét rõ đối với mô hình gây loét bằng Acid Acetic hoặc thắt môn vị (Trung Dược Đại Từ Điển).

- Tổng Thể:

Lộc nhung tinh có tác dụng cường tráng, chống mỏi mệt, nâng cao hiệu quả công tác, cải thiện giấc ngủ, kích thích tiêu hóa, cải thiện trạng thái suy dinh dưỡng và rối lọan chuyển hóa đạm, cải thiện trạng thái chuyển hóa năng lượng thấp, làm cho chuột chịu đựng tốt hơn ở môi trường nhiệt độ cao hoặc nhạt độ thấp. Nâng cao tính miễn dịch của cơ thể, làm tăng hồng cầu, huyết sắc tố và sự tăng sinh của tế bào lưới hồng cầu, tăng bạch cầu (Trung Dược Học).

-Tác dụng chủ trị:

+ Ích khí, cường khí, sinh xỉ, bất lão, Chủ lậu hạ ác huyết, hàn nhiệt kinh giản (Bản kinh).

+ Dưỡng cốt, an thai, uống lâu kéo dài tuổi thọ.Trị hư lao, sốt rét, gầy ốm, tay chân đau, lưng và thắt lưng đau, tiết tinh, huyết suy, bụng có bướu máu, tán sỏi đường tiểu, ung nhọt, nóng trong xương (Danh Y Biệt Lục).

+ Bổ cho nam giới bị lưng lạnh, chân và gối không có sức, mộng tinh, tiết tinh, phụ nữ bị băng trung lậu huyết [nướng lên uống với rượu, lúc đói] (Dược Tính Luận).

+Bổ hư, tráng gân cốt, phá ứ huyết, an thai, hạ khí [nướng với dấm để dùng] (Nhật Hoa Tử Bản Thảo).

+ Sinh tinh, bổ tủy, dưỡng huyết, ích dương, làm mạnh gân xương. Trị hư tổn, tai ù, mắt mờ, chóng mặt, hư lỵ... Toàn thân con hươu đều bổ dưỡng cho con người (Bản Thảo Cương Mục).

+ Trị trẻ nhỏ bị đậu trắng nhạt, nước đậu không vỡ, tiêu chảy, người gìa Tỳ Vị hư hàn, mệnh môn không có hỏa hoặc ăn uống thất thường (Bản Thảo Sơ Yếu).

+ Tráng nguyên dương, bổ khí huyết, ích tinh tủy, cường gân cốt. Trị hư lao, gầy ốm, tinh thần mê muội, chóng mặt, tai ù, mắt mờ, lưng gối đau, liệt dương, hoạt tinh, tử cung hư lạnh, băng lậu, đái hạ (Trung Dược Đại Từ Điển).

e..Độc Tính:

+ Thuốc không độc. Bơm đến 40g/kg thuốc vào dạ dầy chuột vẫn không gây chết (Trung Dược Dược Lý Dữ Lâm Sàng).

+ Không đo được liều độc cấp LD50. Tác dụng phụ thường gặp là rối loạn tiêu hóa, da ửng đỏ, ngứa, chu kỳ kinh nguyệt kéo dài (Trung Dược Dược Lý Dữ Lâm Sàng).

f.Liều dùng:

Lộc nhung không cho vào thuốc sắc, chỉ tán nhỏ, hòa uống riêng từ 1,2 - 4g.

g.Kiêng kỵ:

+ Bỗng nhiên bị tê dại, không dùng (Bản Thảo Kinh Tập Chú).

+ Thận hư có hỏa: không nên dùng. Thượng tiêu có đờm nhiệt hoặc Vị (dạ dầy) có hỏa: không dùng. Phàm thổ huyết, hạ huyết, âm hư hỏa tích: không dùng (Bản Thảo Kinh Sơ).

+ Người âm hư hỏa vượng: không dùng (Trung Dược Đại Từ Điển). + Trong người có thực nhiệt: không dùng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

15. Hổ (Panthera tigis L.)

Tên khác: Cọp, beo, hùm, ông ba mươi…

Họ: mèo(Felidae)

a. Đặc điểm:

Thú ăn thịt cỡ lớn to và khỏe, nặng 100-150 kg. Thân thẳng, dài 1,3- 1,6 m. Đầu to, cổ và tai ngắn, mắt sáng, chân dài khỏe có móng vuốt nhọn sắt. Đuôi dài 0,6-0,7 m. Bộ lông màu vàng nhạt đến màu vàng xẩm hơi nâu, có vằn đen hoặc nâu đen, toàn đuôi có vòng nâu đen không đều.

Có ở nhiều nơi trên thế giới. Ở Việt nam, do chiến tranh và săn bắt trái phép nên số lượng hổ đã giảm sút nghiêm trọng, chỉ còn rất it ở ùng hẻo lánh biên giới Việt – Lào.

Hổ sống chủ yếu ở các khu rừng già, có nhiều cỏ tranh lau lách, cây bụi. Thường sống đơn độc và đi kiếm mooif vào bân đêm. Thức ăn là: hươu, nai, lợn rừng, bò tót…

c.Công dụng

Xương hổ, nhất là cao hổ cốt, là vị thuốc cổ điển trong y học cổ truyền, có giá trị cao, chữa bệnh đau nhứt gân xương, tê thấp, cơ thể suy yếu, đi lại khó khăn, chân tay co quắp, thoái hóa cột sống.

Liều dùng hàng ngày: 10-12 g xương chưa chế biến dưới dạng thuốc sắc hoặc ngâm rượu uống. 4-8 g cao hổ cốt uống với rượu.

16. GIUN ĐẤT (Pheratima asiatica Michaelen)Tên khác: Giun khoang, trùn cổ, trùng khoang cổ. Tên khác: Giun khoang, trùn cổ, trùng khoang cổ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Họ: Giun đất (Magascolecidae)

a. Đặc điểm:

Thân hình trụ, tròn và dài khoảng 20-30cm, đường kình 5-10 mm, có khoang cổ và nhiều vòng đốt rất sít nhau. Da trơn bóng có 4 đôi lông cứng giúp giun di chuyển. Phần đầu to hơn phần đuôi. Toàn thân màu nâu vàng hay nâu đỏ, đôi khi đen, sẩm hơn ở phía lưng.

Những loài giun có đường kính thân dưới 5mm và trên 10 mm, không được dùng làm thuốc.

b.Phân bố sinnh thái:

Giun đất phân bó ở nhiều nước. Ở Việt nam, giun sống khắp nơi ở vùng đồng bằng, trong đất ẩm xốp có nhiều mùn. Khi trời mưa do úng ngập giun bò lên mặt đất nhiều. Giun ăn đất lọc lấy chất mùn rồi thả ra ngoài.

c. Công dụng:

Giun đất chuyên trị sốt rét,sốt cao phát cuồng, co giật hen suyển, cao huyết áp, chân tay tê dại. Liều lượng hàng ngày là 6-12g sắc với 200 ml nước còn 50 ml uống trong ngày hoặc 2-4 g dưới dạng thuốc bột.

Một phần của tài liệu điều tra nguồn dược liệu có nguồn gốc từ động vật ở việt nam (Trang 32 - 34)