Điều hòa Âm dương Ngũ hành:

Một phần của tài liệu THUYẾT ÂM DƯƠNG - NGŨ HÀNH VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA HỌC THUYẾT ĐỐI VỚI NỀN Y HỌC CỦA PHƯƠNG ĐÔNG (Trang 26 - 28)

2.2.9.1. Thế nào là điều hòa Âm dương – Ngũ hành?

Âm dương đối lập nhưng vận động thống nhất, có mức độ, có trật tự, hợp thời; nếu hoạt động của Âm dương không đúng độ, thời điểm, chỗ nương tựa, mất đi sự điều hòa, dẫn đến Âm dương thất điều: thái âm, thái dương, thiếu âm, thiếu dương. Biểu tượng của thái cực là do âm ngư và dương ngư kết hợp mà thành, sử dụng chữ S để chia thành 2 phần, nó biểu thị Âm dương là sự chuyển hóa 2 chiều mất đi, rồi phát triển không ngừng.

Theo học thuyết Ngũ hành, một tạng trong cơ thể có mối quan hệ mật thiết với 4 tạng còn lại giống như một hành trong Ngũ hành cũng có mối quan hệ mật thiết với 4 hành còn lại, có tác dụng thúc đẩy lẫn nhau, hay kìm chế lẫn nhau theo qui luật tương sinh, tương khắc. Đó là hoạt động điều hòa cân bằng trong điều kiện bình thường.

2.2.9.2. Vì sao phải điều hòa Âm dương – Ngũ hành?

Cân bằng Âm dương là nền móng của hoạt động sống. Nếu Âm dương cân bằng, cơ thể con người khỏe mạnh. Nếu Âm dương mất cân bằng, cơ thể con người sinh ra bệnh tật. Nếu chúng ta muốn biết được quá trình phát triển của bệnh, đi sâu vào nghiên cứu bản chất của bệnh thì phải đi sâu vào nghiên cứu sự biến đổi Âm dương trong cơ thể. Vận dụng qui luật và hình thức thay đổi vận động đối lập, thống nhất của Âm dương để có phương pháp chẩn đoán, tìm hiểu, phòng tránh và điều trị bệnh.

Trong điều kiều kiện sinh lý bình thường, khi các yếu tố Ngũ hành phân bố đều khắp trên cơ thể con người (theo trật tự sinh khắc) cơ thể con người khỏe mạnh. Nếu phá vỡ qui luật này, cơ thể con người sẽ xuất hiện bệnh tật.

Việc điều hòa Âm dương Ngũ hành là vấn đề mấu chốt để giữ cho cơ thể được khỏe mạnh.

2.2.9.3. Làm thế nào để duy trì điều hòa Âm dương – Ngũ hành?

Âm dương của con người tương thông, tương ứng với sự thay đổi vận động của Âm dương giới tự nhiên, mối quan hệ khắng khít không thể tách rời. Sự biến đổi khí hậu (bốn mùa) là quy luật khách quan của tự nhiên, con người cũng thế, chỉ có thích ứng với quy luật sinh dưỡng bốn mùa thì cơ thể con người mới có thể cân bằng Âm dương, theo qui luật xuân hạ dưỡng dương, thu đông dưỡng âm.

Ngoài ra, chúng ta có thể cân bằng Âm dương thông qua ẩm thực. Người ta phân loại thức ăn theo Ngũ hành dựa vào màu sắc (ngũ sắc), mùi vị (ngũ vị) mà suy ra tác dụng của món ăn đối với cơ thể. Và sau đó áp dụng nguyên tắc ăn uống theo qui luật của Ngũ hành: dùng thức ăn phù hợp với tình hình sức khỏe của mình sao cho duy trì được thế quân bình (đối với người khỏe) hoặc tái lập mối quan hệ quân bình của Ngũ hành trong cơ thể (đối với người đau ốm). Tránh tình trạng dùng thái quá một món ăn nào đó vì có thể hại sức khỏe.

Chương 3: ĐÔNG Y TRƯỚC NHỮNG THÁCH THỨC THỜI HIỆN ĐẠI

Một phần của tài liệu THUYẾT ÂM DƯƠNG - NGŨ HÀNH VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA HỌC THUYẾT ĐỐI VỚI NỀN Y HỌC CỦA PHƯƠNG ĐÔNG (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w